Sự kết thúc chiến tranh Việt Nam (Phần 3)

Tác giả: Henry Kissinger

Đỗ Kim Thêm, dịch

29-4-2023

Tiếp theo phần 1phần 2

Bất chấp những cuộc biểu tình đang làm tê liệt Washington từ mấy tuần qua, Nixon kêu gọi đa số người Mỹ thầm lặng nên kiên quyết cho một nền hoà bình trong vinh dự.

“Đừng để các nhà viết sử ghi là, Mỹ một nước hùng mạnh nhất thế giới, chúng ta đứng bên kia lề đường và cho phép các hy vọng cuối cùng về hoà bình và tự do của nhiều triệu người bị bóp nghẹt bởi các sức mạnh của các chế độ độc tài. Và tối nay, trước quý vị là đa số thầm lặng dân chúng Mỹ, tôi yêu cầu quý vị hãy yểm trợ”.

Nhưng ông từ bỏ những gì trong tiến trình mà ông công bố, đây là lần duy nhất trong lúc tôi làm việc chung với ông. Khi chúng tôi tiến gần đến ngày hẹn chót của tối hậu thư tháng 11, Hà Nội không thay đổi thái độ hay tổng thống không có một quyết định gây hậu quả nào, theo đúng nguyên tắc là Cố vấn An ninh Quốc gia, tôi soạn thảo hai văn bản ghi nhớ đệ trình cho Tổng thống để phân tích vấn đề về các quyết định quan trọng.

Bản ghi nhớ đầu tiên phân tích, liệu việc Việt Nam hoá chiến tranh có thực sự đạt được các mục tiêu của chúng ta đã thoả thuận không. Bản thứ hai trong ngày hôm sau phân tích các động lực khích lệ cho một giải pháp ngoại giao trong các chiến lược hiện hành. Nixon quyết định duy trì các chủ trương đang tiến hành trên thực tế.

Để tránh việc leo thang quân sự mà ông đe doạ và Ban Tham mưu của ông chuẩn bị, cũng như tránh việc triệt thoái binh sĩ đơn phương do Hà Nội và các phong trào phản chiến tại Mỹ đòi hỏi, điểm chủ yếu mà ông quyết định theo đuổi tiến trình Việt Nam hoá, như ông đã khởi thảo trong cuộc họp báo tại đảo Guam. Trong bài diễn văn ngày 3 tháng 11, ông mô tả chiến lược là việc rút các binh sĩ Mỹ một cách tuần tự, cùng lúc các cuộc đàm phán tiến hành, cho đến khi nào Sài Gòn đủ mạnh cho một giải pháp chính trị, để người dân miền Nam có khả năng tự định đoạt cho số phận của mình. Chương trình Việt Nam hoá chiến tranh do Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laid triển khai và Nixon công bố, có nghĩa là một việc rút quân tuần tự của binh sĩ Mỹ, cùng với việc thay thế bởi các binh sĩ miền Nam. Khi Nixon đọc diễn văn, việc rút quân khoảng 100.000 binh sĩ Mỹ đã được thực hiện.

Lúc đó, tôi không thoải mái với quyết định của Nixon. Trong suốt nhiều năm, khi suy nghĩ về các giải pháp tương ứng khác, tôi kết luận rằng Nixon đã đề ra một tiến trình khôn ngoan hơn. Nếu như ông theo những trực giác đầu tiên, có lẽ ông sẽ có khủng hoảng nội các, nó kết hợp bởi các cuộc biểu tình phản chiến tại các thành phố làm cho cả nước sẽ bị tê liệt. Việc mở cửa cho Trung Quốc vẫn chỉ là một ý tưởng; các phản ứng đầu tiên Bắc Kinh vẫn chưa nhận được (4). Việc đối mặt đọ sức với Liên Xô tại vùng Cận Đông và Berlin chưa kết thúc, và các cuộc đàm phán với Liên Xô còn trong thời kỳ thăm dò. Hơn thế, lúc đầu năm quan trọng này, trong chuyến công du của Nixon tại châu Âu, các Đồng minh châu Âu đã tỏ ra có ác cảm, chống lại cuộc chiến tại Đông Nam Á.

Vì thế, dù có những dè dặt ban đầu, trong những năm sau đó, tôi thực hiện quyết định của Nixon với niềm tin tưởng. Cả Nixon và tôi đều tin rằng sự ổn định của một cấu trúc quốc tế được phát triển cần phải được minh chứng, thông qua một chiến lược khả tín của Mỹ, chúng tôi không hoang phí, nhất là đối với Trung Quốc và Liên Xô.

Bất chấp việc giới tinh hoa khinh miệt, Nixon cố gắng giữ lời hứa mà ông đưa ra với đa số người Mỹ thầm lặng, không phải chỉ tránh việc thất bại nhục nhã mà cũng tránh được việc gởi con em đến trong một cuộc chiến không kết thúc. Liệu các mục tiêu này có phù hợp theo trọng tâm của những cuộc thảo luận đang diễn ra trong cả nước không, và không khí bạo loạn trong các khuôn viên đại học và trên các đường phố, cũng như những chống đối thường trực của giới thân cận Nixon áp đặt các cưỡng chế.

Mặt khác, trong nhiều thập niên, Hà Nội đã không tranh đấu chống Pháp và Mỹ vì lợi ích của một tiến trình chính trị hay một thoả hiệp đã được đàm phán, nhưng chỉ muốn đạt đến một chiến thắng chính trị toàn diện.

Vì Nixon muốn cố thử xem có một giải pháp đàm phán không, ông chấp nhận các cuộc mật nghị về chính trị. Sau đó Hà Nội phái Lê Đức Thọ, Uỷ viên Bộ Chính trị, làm Trưởng đoàn Bắc Việt đến Paris, nơi mà tôi gặp ông khoảng cứ ba tháng một lần. Cuộc gặp gỡ này mang nhiều thực chất tiến bộ hơn các cuộc đàm phán chính thức, nhưng cũng với mức độ không đáng kể.

Xuân Thuỷ bắt tay Henry Kisinger trước sự chứng kiến của Lê Đức Thọ sau một lần đàm phán. Nguồn: Getty Images/ Fine Art America

Cứ mỗi lần gặp, Lê Đức Thọ đọc lời cáo buộc về những vi phạm của Mỹ gây ra đối với Việt Nam. Các điều kiện đòi hỏi tối thiểu và tối đa của Hà Nội giống nhau. Điều kiện tiên quyết cho Hà Nội đàm phán là chính quyền Sài Gòn phải được thay thế bởi các nhân sĩ “yêu chuộng hoà bình” và toàn thể lính Mỹ phải rút. Khi chúng tôi tìm hiểu định nghĩa của họ về những người “yêu chuộng hoà bình”, thì nhận ra rằng, không một khuôn mặt chính trị nổi danh ở Nam Việt Nam nào có đủ tiêu chuẩn của họ.

Nhưng Nixon không nản lòng. Hai năm sau, vào ngày 25 tháng 1 năm 1972, trước sự ngạc nhiên của giới truyền thông, họ cáo buộc rằng từ lâu ông không quan tâm đến tiến trình hoà bình, ông công bố biên bản các cuộc mật nghị của tôi với Lê Đức Thọ trong thời gian hai năm.

Trong một bài diễn văn trong cùng buổi tối, ông đưa ra một đề xuất chung quyết trong các điểm chính. Ông kết hợp một cuộc đình chiến, việc tự quản của chính quyền miền Nam và rút quân Mỹ, một chiến lược mà ông âm thầm chấp nhận giống như trong bài diễn văn trong ngày 3 tháng 11 năm 1969.

Hà Nội phản ứng bằng cách khởi động một cuộc tấn công vào ngày 30 tháng 3 năm 1972 trong chiến dịch mùa hè đỏ lửa. Họ huy động tất cả các sư đoàn chiến đấu, ngoại trừ một sư đoàn, và lần đầu tiên kể từ khi Nixon nhậm chức, họ chiếm được tỉnh lỵ Quảng Trị.

Qua cuộc leo thang quân sự, Hà Nội suy đoán rằng Mỹ sẽ không bị ảnh hưởng về một cuộc họp thượng đỉnh với Liên Xô, dự trù vào tháng 5 năm 1972, năm Mỹ có tranh cử.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chúng tôi đang kết thúc các mục tiêu trong chương trình Việt Nam hoá chiến tranh: Cho đến cuối năm 1972, toàn bộ các đơn vị chiến đấu đã được triệt thoái. Cuối năm 1972, có ít hơn 25.000 binh sĩ còn lại trong nước, con số xuống thấp vì lúc Nixon nhậm chức là hơn nửa triệu. Trong khi các đơn vị bộ binh miền Nam đã tham chiến với sự yễm trợ của không quân Mỹ, để chống trả các cuộc tấn công mới của Hà Nội. Số lượng thương vong của binh sĩ Mỹ xuống thấp đáng kể, từ 16.899 trong năm 1968 còn lại là 2.414 trong năm 1971 và chỉ còn 68 trong năm 1973, khi Mỹ hoàn toàn rút hết các đơn vị còn lại ra khỏi nước, chiếu theo Hiệp định Paris.

Thời điểm của chiến dịch mùa hè đỏ lửa đã làm gia tăng nguy cơ vì Nixon có thể đáp trả bằng bất kỳ hành động nào. Chuyến Hoa du của Nixon là một bước lịch sử đầu tiên làm thay đổi Chiến tranh Lạnh; cuộc họp thượng đỉnh tại Moscow vào tháng Năm trở thành một diễn biến quan trọng khác. Tại Washington, đa số đồng thuận cho việc hạn chế quân sự; đúng như dự đoán, Nixon phản bác cách này.

Trong cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia tại Toà Bạch Ốc vào buổi sáng ngày 8 tháng 5 năm 1972, Tổng thống xác nhận việc leo thang để báo thù có thể gây hại cho cuộc họp thượng đỉnh tại Moscow và các công tác trù bị này kéo dài hàng tháng. Nhưng nếu chúng ta không hành động gì hoặc bị đẩy lui ra khỏi Việt Nam, điều đó đoán chắc là, trong các cuộc đàm phán với Moscow, chúng ta mang danh là thoái thác vai trò lãnh đạo quốc gia.

Trình bày trước quốc dân trong ý nghĩa này, Nixon đề ra quan điểm của Mỹ. Điểm chủ yếu là ông lặp lại các đề nghị về hoà bình mà ông đã đề ra vào tháng Giêng: Ngưng chiến và triệt thoái quân Mỹ là điều kiện đáp ứng cho việc công nhận chính phủ Sài Gòn, một chính phủ được thành hình qua một tiến trình chính trị mà trước đó đã được thoả thuận.

Nixon giải thích: “Đối với chúng tôi, chỉ có hai vấn đề để lại trong cuộc chiến này.

Thứ nhất: Trước cuộc xâm lăng ồ ạt, chúng tôi phải đứng nhìn, gây thiệt hại cho sinh mạng của 60.000 người Mỹ, kể cả các nhân viên dân sự, để lại cho những người miền Nam trước một đêm dài khủng bố? Việc này sẽ không xảy ra. Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì phải làm để bảo vệ mạng sống của người Mỹ và vinh dự của Mỹ.

Thứ hai: đối với các thái độ hoàn toàn ngoan cố trong bàn hội nghị, chúng ta phải liên kết với kẻ thù để thiết lập một chính phủ cộng sản tại miền Nam sao? Việc này cũng sẽ không xảy ra. Chúng ta sẽ không vượt qua lằn ranh từ tinh thần hào phóng để đến sự phản bội”.

Theo một nguyên tắc mà ông thường phát biểu, người ta phải trả cùng một giá trong một hành động nào đó khi làm nửa vời, cũng giống như khi làm trọn vẹn, Nixon bấy giờ ra lệnh thực hiện toàn bộ các biện pháp mà ông dự kiến lúc đầu cho năm 1969. Ông tiên liệu việc gài mìn các hải cảng Bắc Việt và ném bom các đường tiếp vận, bất cứ nơi nào mà họ đặt ra. Với các biện pháp này, ông huỷ bỏ thoả ước về việc đình chỉ không kích có hiệu lực từ năm 1968.

Moscow chọn cách né tránh các thách thức, và cuộc họp thượng đỉnh xảy ra đúng như dự trù. Liên Xô lên án việc leo thang, cũng như việc phong toả; tuy nhiên, họ giới hạn việc phê bình chỉ trong một buổi ăn tối tại tư thất của Breschnews. Liên Xô không đe doạ, cuối cùng, trong cùng trong buổi tối này, Ngoại trưởng Andrei Gromyko và tôi lại tiếp tục thảo luận về việc giới hạn vũ khí chiến lược (SALT).

Ngay sau cuộc họp thượng đỉnh, Nilolai Podgory, Tham mưu trưởng, nhân danh lãnh đạo nhà nước Liên Xô, đi thăm Hà Nội. Liên Xô không đề ra các biện pháp báo thù, Moscow kết luận, không thể từ bỏ các nỗ lực để làm quân bình đối với sáng kiến của chúng tôi về Trung Quốc.

Tháng 7, Đồng minh Nam Việt Nam tái chiếm Quảng Trị. Hà Nội trở nên bị cô lập, cả Liên Xô và Trung Quốc đều không viện trợ, ngoại trừ các phản đối chính thức. Trong cùng tháng, các cuộc đàm phán với Lê Đức Thọ lại tiếp tục.

Trong khi các quan điểm chính thức vẫn không thay đổi, nhưng ông có một giọng điệu thân thiện hơn. Ông đặt vấn đề tìm hiểu tốc độ mà đàm phán có thể đạt được một thoả thuận chung cuộc, ông dự trù đạt được mức đột phá.

(Còn tiếp)

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. thằng Việt Cọng làm những điều đó ( xâm lăng ) là vô nghĩa và ngu dốt vì ko mang lại gì tốt đẹp hơn , chỉ mang lại những cái xấu hơn


  2. Quốc kế Quốc sách là Lời giải Tối ưu cho Giấc mơ Việt Nam
    ***************************

    Đất Nước lỡ vào tay vịt gian lạc quỹ đạo Tàu cộng
    Càng ngày mỗi giây phút càng dễ nguy cơ diệt vong
    Cần lấy giải pháp độc đáo hầu triệt tiêu siêu độc tố Hán
    Mao – hồ đã tiêm chích tận di thể dễ đến Quốc vong
    Khẩn cấp sáng kiến ngoại giao nhờ Dù Nguyên tử Mỹ
    Lại phòng thêm Ô Pháp Dù Anh thêm ngoài vòng
    Chỉ trừ Ô chệt ngay lạy chúng cũng không che chở
    Tại sao ngay cả Ô dù Nga vì sao lại bảo không
    Tập Cận Bình bố bảo không dám côn đồ như Đặng !!
    Thuyết phục Nga Vĩ đại 1 Đai 1 Đường triệu hố chông
    Chớ rơi vào vòng tay trun..g c..uốc tránh bùa thoát bẫy
    Kẻo Tây bá Lợi á nạn nhân mãn Tàu bên vực tiêu vong
    Nhắc Ấn chớ quên Chiến tranh biên giới Việt-Tàu & Trung-Ấn
    Gia nhập NATO phương Tây – sáng lập viên phương Đông
    Đi đầu nối kết vào JAUKUS *** chắc Biển Đông đỡ nạn
    Thuế Dân dành hết cho đào tạo chuyển giao nghệ công
    Bớt chi phí Quốc phòng + Liên minh Âu-Mỹ-Nhật-Úc-Ấn
    Thoát Hán..g thoát Trun..g hướng Tây phương hết lòng
    Với Dân tộc Trung Hoa tình hữu nghị láng giềng tôn trọng
    Với Tàu cộng bành trướng Đại Hán bá quyền ta bảo KHÔNG
    Xây dựng Việt Nam Dân chủ Dân quyền Dân sinh Pháp luật
    Chắc chắn vòi bạch tuộc lưỡi bò Tàu đỏ trên Biển Đông
    Tự cứu mình bằng Chính sách Đối ngoại minh bạch thẳng thắn
    Độc lập – Tự do – Dân chủ – Chủ quyền… Toàn Dân Việt ước mong
    Chính nghĩa cao vời vợi phù hợp Trào lưu Nhân loại Tiến bộ
    Trăm triệu vì Tổ Quốc – Tương lai Một Lòng bên Biển Đông

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    *** JAUKUS = Japan + Australia + United Kingdon + United States

Leave a Reply to TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây