Xa lạ…

Thái Hạo

13-3-2023

Tôi nhận thấy rằng, phần đông người Việt còn xa lạ với những điều hết sức thông thường, thử nêu vài thứ.

1. Quên mất rằng con cái mình là Con Người. Người ta mặc nhiên rằng đó là vật sở hữu, là “của mình”, “thuộc về mình”, là “không biết gì”. Trẻ con dù là do mình trực tiếp sinh ra và nuôi dưỡng thì cũng dứt khoát không phải là “của mình”. Đứa bé chỉ thuộc về chính nó. Cho nên trong văn bản pháp luật người ta mới gọi cha mẹ là “người giám hộ” chứ không phải “chủ sở hữu”.

Mỗi đứa trẻ là một Con Người với tất cả những quyền và sự thiêng liêng bất khả xâm phạm của nó. Cha mẹ chỉ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ. Tất cả những cái này đều phải làm theo pháp luật, chứ không phải “chuyện riêng nhà chúng tao”.

Là một Con Người nghĩa là đứa trẻ phải được tôn trọng. Tôn trọng là đòi hỏi căn bản và cũng là cao nhất trong mối quan hệ này. Vì sao lại là tôn trọng? Bởi tình yêu thương con cái là một bản năng mà tạo hóa phú cho muôn loài. Con chó cũng yêu con, yêu đến liều mạng và sẵn sàng chết để bảo vệ những đứa con. Con người không cao hơn con vật ở phương diện này, chỉ có sự tôn trọng mới làm cho người thành người. Cho nên, chớ nhân danh tình yêu con cái để biện minh cho bất kỳ điều gì.

Mỗi đứa trẻ không phải chỉ là con cái của cha mẹ nó; đó còn là một thành viên của xã hội, là một công dân tương lai của quốc gia, cho nên, trách nhiệm được chia ra. Khi cha mẹ không đủ điều kiện hay vi phạm quy định về nuôi dưỡng và bảo vệ thì họ sẽ bị tước quyền nuôi con và trao vào tay xã hội. Đến lúc này nhà nước phải gánh lấy trách nhiệm.

2. Quên mất rằng vợ là một đối tác trong một bản khế ước mang tên hôn nhân. Vợ không phải “của tao”, và tất nhiên chồng cũng không phải “của tôi”. Không ai có quyền sở hữu ai, và vì thế, không ai có quyền áp đặt ai, càng không có quyền “vợ tao tao đánh”.

Khi một trong hai phạm lỗi lầm, nếu không thể bỏ qua thì chấm dứt bản khế ước kia (ly hôn), chứ tuyệt đối không có quyền đánh đập hay bạo hành tinh thần. Dù người ta có sai mười mươi nhưng anh thượng cẳng chân, hạ cẳng tay thì chính quyền phải có nghĩa vụ bắt giữ anh, và tòa án sẽ làm việc với anh.

Phụ nữ không được nghĩ như Mị, rằng “mình đã là ma nhà nó rồi”. Cũng như trẻ em, phụ nữ chỉ thuộc quyền sở hữu của chính họ (thậm chí điều này cũng chưa chắc lắm, vì quyền tự sát thường không được pháp luật công nhận).

Và cũng như đối với trẻ em, vợ chồng phải tôn trọng nhau, không ai có quyền cai trị kẻ còn lại.

3. Bảo vệ thân thể, danh dự và tự do cho mỗi cá nhân trong xã hội là trách nhiệm của chính quyền. Hãy yêu cầu họ có mặt và thực thi nhiệm vụ nếu mình bị xâm phạm, dù kẻ đó là cha hay chồng. Họ phải làm việc ấy, nếu họ không làm thì đuổi cổ đi. À, nhưng ở VN thì đây phần nhiều là trên lý thuyết, thực tế khác lắm! Tuy vậy, vẫn phải căn cứ trên lý thuyết này để đòi hỏi, ít ra thì cũng lột được chiếc mặt nạ của kẻ nắm quyền vô trách nhiệm.

Bình Luận từ Facebook

9 BÌNH LUẬN

  1. Thái Hạo viết về Con Người và Quyền Con Người.
    Đó là chủ đề bài viết.
    Muốn bàn luận gì, phải đúng chủ đề, không nên lạc đề.

    Tại sao nhiều vị thích bàn luận lạc đề vậy?
    Tôi đọc montaukmosquito và Mai Cuốc Xẻng mà chẳng hiểu các bác viết vào chủ đề nào vậy?

    • Tớ bàn về quyền con người theo cách hiểu của thế giới mà Thái Hạo đi ngược lại . Đi sâu hơn nữa, tớ bàn về quyền con người của những kẻ nắm quyền mà TH đòi vạch mặt nạ .

      Không phải không có tiền lệ . Trịnh Hữu Long, Phạm Đoan Trang & their Chen Gang có lần khởi xướng đấu tranh cho nhân quyền của công an .

      Không hiểu thì không nên xía vô, bác ợ

    • Minh Vũ@
      Nói về chuyện của Thái Hạo-Lường Tú Tuấn chứ còn chuyện gì. Lường Tú Tuấn hiểu là nói về cái gì.
      Thứ nhất không lạc đề, vì Lường Tú Tuấn nói chuyện Gia Đình để bàn về Con Người và Quyền Con Người. Nói về Gia Đình và các quan hệ trong gia đình, về việc nuôi dạy con …
      Thứ hai tiện thể bàn thêm về việc Lường Tú Tuấn: luôn mồm chê người Việt, và luận về “văn minh” ở truồng …
      Tựu chung là để Lường Tú Tuấn bớt lảm nhảm về những cái không biết.

  2. Bắt đầu từ “chiếc mặt nạ của kẻ nắm quyền vô trách nhiệm” chợt nảy ra vài thắc mắc nho nhỏ

    – OK, ta nói về “trách nhiệm của kẻ cầm quyền”, nhưng nếu cái gì cũng đổ lỗi cho “kẻ nắm quyền”, e ra hơi chủ quan 1 chiều . Nhứt là những ai theo phái hữu, họ quan niệm tự do cá nhưn khá quan trọng, và để đạt được tự do cá nhưn, việc tối cần thiết là nhà nước không nên xía vào . Tớ đoán Thái Hại thiên thổ tả nên muốn nhà nước có trách nhiệm trong cả những việc nhỏ nhặt nhứt .

    – Đã bàn về “trách nhiệm của kẻ cầm quyền”, nên chăng ta nên bàn về “trách nhiệm của những kẻ cầm chừng”? Bắt đầu từ trách nhiệm của những kẻ cướp chánh quyền để giao cho những kẻ cầm quyền hiện nay, có cần lột mặt nạ của những kẻ cướp chính quyền vô trách nhiệm ? How about mặt nạ của những người đã đấu tranh rùi hy sinh để những kẻ nắm quyền vô trách nhiệm hiện nay có thể vẫn đeo mặt nạ ? Tới lun bác tài, những kẻ vẫn mong mỏi & hy vọng kẻ cầm quyền cứ giữ nguyên mặt nạ, chỉ nên đôi lúc hành xử đơ đỡ hơn 1 tẹo, những mặt nạ của họ có cần vạch không, hay vẫn giữ nguyên đó ?

    Nói chung mọi việc vẫn ổn thỏa cả thui . No star cả & cũng chả star where. No Fo Go thui mọi người ơi

  3. – Sau khi dùng từ khóa “giáo dục quyền con người” (theo gợi ý) tôi thấy nhà nước ta đang xúc tiến việc này. Nhưng cứ lề mề, lúng túng… thế nào ấy.
    Tôi tán thành ý kiến: Rất cần chung tay giúp Nhà Nước ta thực thi nghĩa vụ của VN trước Hội đồng nhân quyền LHQ
    Đó là: Giáo Dục Nhân Quyền cho học sinh thân yêu của chúng ta.

  4. Trên trang Đặng Gia Mẫn, chia sẻ bài viết với Thái Hạo:
    Mời các bạn xem Tiếng Vọng Chiều thứ 7 ( 11-3-2023).
    Có 1 phản hồi:
    “Minh Đặng
    Ông Thái Hạo cũng như ông Chu Mộng Long. Các anh nói có sai có đúng. Tuy nhiên các anh dám đăng bài mà lại hạn chế người bình luận thì các anh chưa “sáng” lắm. Đa phần ý kiến đồng tình với các anh thì các anh để, ngược các anh thì ít khi mà hiện lên được. Phê phán là tốt, bênh vực cũng tốt, nhưng phải bằng tâm sáng. Nếu suốt ngày chê xã hội thì tốt hơn anh hãy nêu gương làm những việc tốt, có ích cho xh, cho đất nước mới là đáng quý, đáng trọng”.
    Có điều Minh Đặng chưa chỉ ra việc, “có đúng” là nhai lại của người khác, còn “có sai” là do Lường Tú Tuấn và Châu Minh Hùng suy ra trong lúc “thăng hoa”.
    Muốn “lập ngôn” để dạy người đời, chí ít cũng phải biết người đời từ xưa tới nay, từ Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây đã nói những gì.
    Còn đề xuất của Minh Đặng “nêu gương làm những việc tốt” là “lập công”, nó được xếp phía trên.
    “Con vua vua dấu, con châu chấu châu chấu thương”, có những trường hợp riêng lẻ, cha mẹ ác với con cái, đấy là chuyện từ thời xa xưa. Ví dụ việc Cổ Tẩu cố tình giết con đẻ, dù Thuấn không có lỗi gì. Việc nuôi dạy con cái là việc còn đang có nhiều tranh cãi. Nếu “chỉ có sự tôn trọng mới làm cho người thành người” thì đời đã không loạn.
    Đức Trị đã có những khiếm khuyết không thể khắc phục mới phải dùng đến Pháp Trị. Pháp Trị với hệ thống nhà nước cũng nảy sinh ra mâu thuẫn giữa các nhóm khác nhau mới nảy ra Phép Vua và Lệ Làng, như Hoa Kỳ, xứ được mệnh danh là tự do, luật lá mỗi bang có khác nhau để phù hợp với các nhóm người khác nhau. Tiếp theo là Gia Phong, trong “Quốc có quốc pháp, gia có gia phong”, gia phong tức là phép nhà, ắt có những cái phải “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Lường Tú Tuấn ở “tầm cao”, viết một “gia phong” phù hợp với mọi gia đình dưới gầm Trời này cho mọi người chiêm ngưỡng và học tập.
    Nói loanh quanh thì dễ, làm mới khó, còn không cũng chỉ hư danh như Triệu Quát.
    Chê người Việt kém, nhưng có người nói về nét riêng của người Thanh Hóa thì nhảy dựng lên. Hoàng Tuấn Công có trao đổi với Lường Tú Tuấn về việc này, và “vinh dự thay”, bài đã được đăng trên báo Nông Nghiệp.
    Trong Toàn Thư có chép, Thánh tông Thuần hoàng đế về quê chơi, trai gái ở quê hở hang nhảy múa điệu “lý liên”, vua xấu hổ, ra lệnh cấm. Từ ở truồng đến mặc quần áo rồi lại muốn ở truồng ở một số người, đã từ lâu rồi, chẳng phải đến phong trào Freikörperkultur. Vua Trụ đào ao đổ rượu đầy, trồng cột treo thịt ở trên thành rừng, cho trai gái ở truồng, khát xuống ao uống rượu, đói ăn thịt nướng … theo Hedonism!!! Trúc Lâm thất hiền ở truồng uống rượu trong rừng trúc, có người thấy bảo sao ở truồng, mấy tay cuồng sỹ giả nhời: bọn tao lấy Trời Đất làm nhà, rừng trúc làm quần áo, mày chui vào trong quần bọn tao chả trách thấy bọn tao ở truồng. Bọn này mà ở xứ Tây thời nay sẽ bị phạt vạ, vì ở truồng không đúng nơi quy định ….

  5. Kg Admin và tác giả Thái Hạo
    Vấn đề “Con Người” và “Quyền Con Người” (QCN) cần được thảo luận cho ra nhẽ. Và (xem dưới) cơ hội tốt đang xuất hiện.
    Hiện nay, LHQ đang thúc đẩy các nước thành viên triển khai Công ước Giáo dục QCN – cho học sinh. Nếu 20 triệu học sinh VN hiểu đầy đủ về QCN thì tác dụng quả là to lớn, cả về nhận thức và dân trí.
    Tất nhiên, chính quyền ta cũng triển khai. Và đây chính là dịp dư luận có thể hưởng ứng, giúp chính quyền, nhất là khi VN vừa mới được bầu vào HĐ nhân quyền…

    Với 2 keyword “Quyền Con Người” và “giáo dục”, bác Google cho thấy, quả thật là chính quyền nước ta cũng đang khởi động việc triển khai. Tuy nhiên khá chậm và chưa đi vào thực chất. Có người còn đánh giá là “nặng về đối phó”. Bất kể ai nhận định ra sao, chúng ta cần tin vào thiện chí chính quyền ta, để có thể tham gia với tinh thần xây dựng.
    Đây là cơ hội để TiengDan và nhiều trang khác mở diễn đàn.

    Cần mời nhiều tác giả am hiểu phát biểu và thảo luận dài ngày. Admin rất nên liên hệ với những vị đã viết nhiều để mời tham gia.
    Nhưng thoạt tiên, để mở đầu, xin admin hãy kính mới tác giả Thái Hạo tìm hiểu thật kỹ bản luận án TS của nhà sư Thích Chân Quang – nhan đề: Nghĩa vụ Con Người trong pháp luật – đang rất được Nhà Nước ta đánh giá cao. Nhưng tôi đọc luận án này (trên mạng internet) thấy có “cái gì đó” chưa ổn lắm.
    Tóm lại, đây là luận án rất cần được đánh giá để khởi đầu cuộc thảo luận. Điều này, tôi rất tin bác Thái Hạo

    • Xin đọc bài phê bình luận án trên của cựu giáo sư Nguyễn Ngọc Lanh
      trên báo mạng Chungta.com thì sẽ hiểu những gì chưa ổn.

  6. Nếu một nhà nước tử tế làm trị theo pháp luật thì những điều cơ bản này phải luôn đem ra tuyên truyền cho dân từ lúc còn nhỏ trên ghế nhà trường cho đến ngoài cộng đồng xã hội để mọi người đều hiểu. Nhưng đối với cs nếu họ làm thế chẳng khác nào gieo mầm cho dân thấu hiểu cái quyền con người thì bỏ mẹ! Còn gì chế độ? Nên cuộc đời nó không như cái luật ( rừng) là vậy.

Leave a Reply to Công Anh Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây