Trên Biển Đông, tranh chấp lãnh hải sôi sục với việc đấu võ mồm qua radio

Reuters

Cù Tuấn, dịch

10-3-2023

Ảnh chụp từ trên không cho thấy đảo Thị Tứ do Philippines chiếm đóng, được người dân địa phương gọi là Pag-asa, thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp tại Biển Đông, ngày 9 tháng 3 năm 2023.

Khi một máy bay của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines bay qua quần đảo Trường Sa đang tranh chấp ở Biển Đông hôm 9/3, một thông điệp được gửi qua sóng phát thanh yêu cầu máy bay này phải rời khỏi “lãnh thổ Trung Quốc” ngay lập tức.

Những cảnh báo như vậy, từ một tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc, đã trở thành một nghi thức gần như hàng ngày xung quanh một trong những quần đảo có tranh chấp nhiều nhất trên thế giới, nơi Trung Quốc là một trong năm quốc gia tuyên bố chủ quyền đối với các đảo chiến lược – hoặc ít nhất là một số trong các đảo này – là của riêng họ.

“Máy bay gọi tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc. Bạn đang di chuyển bên trong lãnh hải Philippines”, phi công Philippines trả lời qua radio.

“Yêu cầu xác định danh tính của tàu và nói rõ ý định của bạn để tránh hiểu lầm”, phi công nói.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông và trong nhiều năm đã triển khai thường trực hàng trăm tàu bảo vệ bờ biển và tàu cá tại các khu vực tranh chấp như quần đảo Trường Sa, nơi họ đã nạo vét cát để xây đảo trên các rạn san hô, đồng thời trang bị tên lửa và đường băng trên các đảo.

Malaysia, Việt Nam, Brunei và Đài Loan cũng có yêu sách ở Trường Sa. Philippines chiếm giữ 9 thực thể ở quần đảo này, và đã cáo buộc Trung Quốc gây hấn và “bủa vây” các tàu cá mà họ nói là dân quân, bao gồm cả khu vực gần đảo Thị Tứ nhỏ bé do Manila chiếm đóng từ những năm 1970.

Một nhà báo của Reuters đã tham gia chuyến bay của Philippines hôm thứ Năm 9/3 và quan sát thấy một số tàu Trung Quốc rải rác trong vùng biển xung quanh Thị Tứ, một hòn đảo có 400 dân. Philippines tuần trước cáo buộc các tàu này, trong đó có một tàu hải quân, “lảng vảng” gần đó.

Trung Quốc hôm 10/3 cho biết họ có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa, và vùng biển lân cận.

“Vì vậy, việc các tàu Trung Quốc thực hiện các hoạt động bình thường trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc là hợp lý và hợp pháp”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning nói trong một cuộc họp báo thường kỳ.

Chuyến bay tuần tra ngang qua này diễn ra trong bối cảnh chính phủ của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr liên tục phàn nàn về các hành động của Trung Quốc, bao gồm cả việc nước này sử dụng tia laser mà Manila cho biết đã làm lóa mắt tạm thời các thủy thủ đoàn của một tàu tuần duyên Philippines vào tháng trước.

Philippines dưới thời Marcos đã tăng cường giọng điệu thách thức Trung Quốc và đang tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với cường quốc thuộc địa cũ và đồng minh quốc phòng Hoa Kỳ, bao gồm cả kế hoạch tổ chức các cuộc tuần tra chung trên biển.

Chiếc máy bay đã bay ngang qua một điểm nóng khác trong căng thẳng Trung Quốc-Philippines – Bãi cạn Thomas thứ hai – nơi tháng trước tia laser cấp độ quân sự đã được Trung Quốc sử dụng để chiếu vào một thủy thủ đoàn bảo vệ bờ biển Philippines đang hỗ trợ một nhiệm vụ tiếp tế quân sự.

Philippines từ lâu đã duy trì một đội quân nhỏ trên một chiếc tàu cũ của hải quân Hoa Kỳ đã rỉ sét mà đã mắc cạn trên một rạn san hô ở đó để bảo vệ các yêu sách lãnh thổ của Manila.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc lại nhắn gọi chiếc máy bay khi nó bay qua bãi cạn này, nằm bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm của Philippines.

“Đây là Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines. Chúng tôi đang tiến hành một cuộc tuần tra hàng hải thường lệ trong không phận quốc gia của chúng tôi và giám sát sự an toàn của ngư dân của chúng tôi”, phi công trả lời.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Học Giả Trần Mạnh Hảo

    Những ngày này
    Tổ Quốc là cá nằm trên thớt
    Tổ Quốc là con giun đang bị xéo quằn
    giặc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa

    Biển Đông bị bóp cổ
    Sóng bạc đầu nhe nanh sư tử
    biển đập nát bờ
    Hồng Hà, Cửu Long giãy giụa thở ra máu

    Tuổi trẻ mít -tinh
    đả đảo Trung Quốc xâm lược !
    Sông Bạch Đằng tràn lên phố biểu tình
    Sông Bạch Đằng bị bắt

    ải Chi Lăng theo tuổi trẻ xuống đường
    ải Chi Lăng bị bắt
    gò Đống Đa nơi giặc vùi xương
    sẽ bị bắt nếu biểu tình chống giặc !

    Có nơi đâu trên thế giới này
    như Việt Nam hôm nay
    Yêu nước là tội ác
    biểu tình chống ngoại xâm bị “Nhà Nước” bắt ?

    Các anh hùng dân tộc ơi !
    Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo ơi !
    nếu sống lại, các Ngài sẽ bị bắt !
    ai cho phép các Ngài đánh giặc phương Bắc ?

    sao vua Trung Hoa lại chiếm nước Trung Hoa :
    “ Bên kia biên giới là nhà
    Bên đây biên giới cũng là quê hương !”
    Thơ Tố Hữu năm nào từng xóa dấu biên cương !

    Đường ra biển dân tộc ta đang bị tắc
    Phải giành lại Hoàng Sa từ anh bạn Thiên triều
    tôi yêu Tổ Quốc tôi mà tôi bị bắt !
    Tổ Quốc yêu Người phải lấy máu mà yêu !

    Nguồn Mạng

  2. HỌC GIẢ Bùi Chí Vinh.

    Biển Đông không chấp nhận “Đường Lưỡi Bò” láu cá
    Không chấp nhận tàu Hải Giám, tàu Ngư Chính thưa em (thứ tàu lạ mơ hồ)
    Biển Đông không có dầu hỏa cho bọn cường hào, không có thềm lục địa cho ác bá
    Nhưng có ngư dân hiền lành và tuổi trẻ khát tự do

    Biển Đông tang thương từ những rặng san hô
    Nơi xác cha ông trồi lên thành quần đảo
    Nơi bọn xâm lăng đang gióng trống giương cờ
    Tưởng đất nước Tiên Rồng thời bình trôi hết máu

    Anh đã từng nếm mùi chiến tranh, từng nếm mùi đói cơm thiếu áo
    Thoát chết ở Trường Sơn, sống lại ở đồng bằng
    Thuộc lòng sử Việt Nam như một người tử đạo
    Thương cọc nhọn Ngô Quyền, mê chiến thắng Bạch Đằng Giang

    Làm sao có thể thờ ơ trước bầy cá mập ăn đêm
    Dám lồng lộn khắp Biển Đông dọa nạt
    Chúng săn anh và chúng đuổi em
    Bằng lý luận của Thiên Triều xưa… “quá đát”

    Em ơi em tự do có thật
    Mộ gió cha ông cũng có thật kia kìa
    Sờ lên ngực anh đi, khi trái tim còn đập
    Thì đâu dễ gì giặc phương Bắc được hả hê ?

    Em ơi em khi sinh tử cận kề
    Mới hiểu hết thế nào là nhân quả
    Mới thấy “cháy nhà ra mặt chuột” ngô nghê
    Thấy “tàu lạ” thành tàu quen… dối trá

    Biển Đông không có chỗ cho Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống rạp mình hèn hạ
    Không có chỗ cho tàu Hải Giám, tàu Ngư Chính “giả nai” quen thói mơ hồ
    Càng không có dầu hỏa cho cường hào, không có ngư trường cho ác bá
    Chỉ có cọc nhọn Bạch Đằng và cánh tay “Sát Thát” khát tự do !

    Nguồn Mạng.


  3. Cảm ơn Nhà thơ Cách tân ĐẶNG ĐÌNH HƯNG trong Nhân văn Giai phẩm tiên cảm qua hai chữ “BẾN LẠ”
    ************************

    Giữa Quê Hương hóa thành Bến “Lạ” :
    Có tầu “Quen” ghé thăm “hữu nghị” hoài Cảng nhà !
    Thế mà Hạ tướng hèn ơi ! Cái “thèng” Vỉnh Vịnh
    “Chu choa” 3 KHÔNG rồi lại đến 4 KHÔNG bố già !
    “Mèng đéc ơi” chắc lo “tứ khoái” thêm chống lưng lão Tập
    Giữa Quê Mẹ nặc mùi máu Chiến binh Quê ta
    Bộ ch..ưởng Lê đứ..t Anh thầy phú ‘chột’ cấm bắn giặc
    Hỡi ôi thành trăm Bia sống giặc tập bắn không tha !

    Lưu đày ngay giữa Quê Hương như Bến Lạ :
    Chổng mông không chồng chửa đẻ con sinh ra
    Chỉ vì nghe bo..ác Hồ chính là lão Mao ác hiểm
    Xúi dại đánh đến người Việt cuối chống Mỹ cứu Tàu ba ***
    Đốt hết cả dãy Trường Sơn đi giúp chú Chệt khựa
    Để Đặng Tiểu Bình tiếp cận Thầy Mỹ xin học mót qua
    Hoa Kỳ gã đội mũ cao bồi cao bẹt thêm cỡi ngựa
    Bưng bô Bậc sư Mỹ giúp 4 HIỆN ĐẠI HÓA xây nhà

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    *** Ba Tàu xì thẩu ….

  4. Ăn thua gì.
    Tiếng nói dõng dạc của người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam còn vang khắp thế giới kia.

  5. KỶ NIỆM 35 năm thảm sát Gạc Ma 14/3/1988 – 14/3/2023 : không biết Chú tân chủ tiệm bán Nước VÕ tàu TRỌNG-THƯỞNG có tổ chức đình đám gì HAY ĐỂ CHỈ mồm vẩu răng hô mõm to hô khẩu hiệu ‘Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam’ nhai nhải như LOA RỈ phường khóm


    Đi về đâu cựu Chiến binh Gạc Ma may còn sống sót ???
    **********************

    Thảm sát đẫm máu Gạc Ma, Trường Sa ???
    Chiến binh may thoát chết giữa chiều tà
    Không súng không đạn tay không đi chiến đấu
    Chỉ mang theo lưỡi lê trong người ra Đảo xa
    Lãnh đạo chỉ mong vui lòng tình đồng chí Tề-Vệ
    Biển Đông chỉ cắm mốc Chủ quyền Nước nhà
    Thế mà Tàu Đỏ dùng pháo trên chiến hạm
    Bắn thảm sát như tập bắn Bia sống ngoài khơi xa
    May sống bị bắt tra tấn do bọn hải tặc Tàu Đỏ
    Thả về lãng quên suốt Thời gian dài xót xa
    Cựu Chiến binh Gạc Ma sống cảnh nghèo túng
    Bệnh tật cô thân đáng thương giữa Đổi Mới ta bà !
    Hy sinh xương máu bảo vệ biển đảo Tổ quốc Việt
    Toàn Dân đột thức Hoàng Sa – Trường Sa nhớ ra
    Cần phải nhớ tới nhắc đến tri ân trang trọng
    Ghi vào Sử Việt cho Thế hệ Trẻ hiểu Chính-tà
    Ngoài khơi trùng dương Tàu cộng từng thảm sát
    Gần cả trăm mạng Người lính giữ Hòa Bình đảo xa

    Xưa Thảm kịch nay vẫn Bi thảm là cơn Ác mộng !
    Vẫn bị quên lãng lãng quên như căn bệnh già
    Cựu Chiến binh năm xưa vẫn còn cuộc sống khốc liệt
    Quần quật mưu sinh vẫy vùng với nghèo túng lệ sa
    Trong khi đề đốc làm thương lái buôn bán đất cát
    Đề đốc thành cát tặc cùng với Tàu xây lô cốt Gạc Ma
    Tướng tá hải quân tham nhũng bán lại xăng dầu nhớt
    Tha hồ biệt phủ xe mẹc gái gú chắt chít thơm mái tơ gà
    Vùng lên Quân đội Nhân dân nếu Danh tiếng thật sự
    Đập nát phá toang cỗ máy hại Dân bán cả Nước Nhà

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

Leave a Reply to TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây