Nghệ sĩ nhân dân tương đương tiến sĩ

Đỗ Duy Ngọc

6-2-2023

Hôm nay đọc báo thấy có tin ngộ ngộ, đó là Uỷ ban Văn hoá Giáo dục của Quốc hội làm việc với Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, có đề xuất, Nghệ sĩ nhân dân được tính tương đương tiến sĩ.

Không biết trên thế giới có nước nào như thế này không? Chắc có lẽ hiếm vì Việt Nam ta khoái độc lạ, làm nhiều chuyện chẳng giống ai.

Theo tui, Nghệ sĩ nhân dân với Tiến sĩ là hai chuyện khác hẳn nhau. Không thể xem là tương đương được. Xứ ta đã loạn Tiến sĩ rồi, hàng chục ngàn Tiến sĩ mà chẳng làm nên trò trống gì, chẳng viết được bài báo cáo khoa học nào cho ra hồn, chẳng sáng chế, sáng tạo gì cho dân nhờ, toàn cầm bằng Tiến sĩ để đi làm cán bộ, công chức.

Trong hàng ngũ lãnh đạo của ta, hình như đa số là Tiến sĩ. Có người xuất thân là thất học, đi làm cán bộ, leo dần lên và rồi cũng có bằng Tiến sĩ. Đã đành chuyện phấn đấu học hành là việc đáng khen, nhưng tiếc là rất nhiều Tiến sĩ mà không cần học. Cũng chẳng cần bằng giả, cũng có ghi tên học nhưng học giả bằng thật. Chuyện mua bằng giả là xưa rồi, bây giờ bỏ tiền ra mua bằng thật. Và rồi xứ này Tiến sĩ chạy đầy đường, chủ tịch phường có bằng Tiến sĩ cũng chỉ là chuyện bình thường ở huyện.

Ảnh chụp màn hình bài báo: Đề xuất nghệ sĩ nhân dân được tính tương đương tiến sĩ

Giờ lại định Nghệ sĩ nhân dân được tính tương đương tiến sĩ. Nếu làm thế, xã hội lại thêm một mớ Tiến sĩ nữa, riết rồi đâu cũng sờ thấy Tiến sĩ cả.

Theo giải thích: Nghệ sĩ nhân dân là danh hiệu cao nhất mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng cho những người hoạt động biểu diễn nghệ thuật với tiêu chí: “Trung thành với Tổ quốc, với chủ nghĩa xã hội, có tài năng xuất sắc, có cống hiến nhiều cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam“.

Từ Hán Việt “Tiến sĩ” (進士) vốn được dùng để chỉ người đỗ đạt cao thời phong kiến. Những vị Tiến sĩ này thường phải đỗ các kỳ thi do chính quyền đương thời tổ chức gồm thi hương, thi hội, và thi đình rồi sau đó được bổ nhiệm ra làm quan. Ngày nay, từ Tiến sĩ trong tiếng Việt để dùng để chỉ một học vị dành riêng cho những người công tác trong tất cả các lĩnh vực học thuật nói chung. Tiến sĩ (PhD), để chỉ những người học thức cao, trí thức, có kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định, được xã hội thừa nhận.

Với định nghĩa như trên, Nghệ sĩ nhân dân không thể tương đương với Tiến sĩ. Ngày trước, Nghệ sĩ nhân dân ở Việt Nam hiếm hoi, chỉ những nghệ sĩ có thực tài mới được phong tặng. Giờ thì hầu như nghệ sĩ nào ở lâu trong nghề, có khi chẳng ai biết tên, biết mặt, chỉ cần có đôi ba huy chương, sống lâu lên lão làng là thành Nghệ sĩ nhân dân, mang danh mà chẳng xứng đáng chút nào. Giờ lại gán cho thành Tiến sĩ, nực cười bỏ mẹ.

Chẳng lẽ muốn làm thế để tự hào là nước ta có nhiều Tiến sĩ nhất thế giới chăng? Ngu dân tui thấy hai cái bằng này chẳng liên quan gì với nhau cả. Đành khóc ba tiếng, cười ba tiếng, vái ba lạy rồi rũ áo mà buồn cho thế thời.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. TRÊN BÁO ĐỜI trong Nước đã đang từ lâu nữ nghệ sĩ cải lương BẠCH TUYẾT đã có bằng TIẾN SĨ từ lâu ….bên cạnh cả NGÀN CHÚ LÙN nghị gật kể cả bác Đ.M. hoạn lợn cũng có bằng Cử nhân bên cạnh anh BA ẾCH X đội mũ đeo hia THẠC SĨ tại chức …. chắc anh BA ẾCH X đang LUYỆN cửu âm chân kinh lấy BẰNG tiến sĩ học vị LÀM NGƯỜI TỬ TẾ tại Hồ thành !!!!!


    Từ Bán cầu Bắc nhớ thương về Nam nơi Cầu Gỗ Cũ – Cầu Giấy Xưa
    ***************************

    Thương nhớ gửi Cầu Giấy Xưa
    Paris Hoa Tuyết quyện bụi mưa
    Nhớ thương về Cầu Gỗ Cũ
    Nhung nhớ biết sao cho vừa …
    Gởi về Nam bán cầu từ Bắc
    Từ châu Âu châu lục già nua

    Cô liêu bên Tháp Eiffel Anh đứng  
    Thương về Hồ Gươm + Tháp Rùa
    Dưới dòng Sông Seine xuôi chảy
    Thương về Hà Nội – Phố Cổ xưa
    Đê Yên Phụ có còn cao hun hút ??
    Sông Hồng cuồn cuộn Buồm về chưa ?
    Chân mây cuối trời Sao Hôm vỡ lệ
    Ngân Hà lấp lánh vì siêu sao thưa

    Cô liêu bên Tháp Eiffel Anh đứng  
    Thương về Hồ Gươm + Tháp Rùa
    Dưới dòng Sông Seine xuôi chảy
    Thương về Hà Nội – Phố Cổ xưa
    Cô đơn cạnh Tháp Eiffel anh muốn
    Ép-Em thành Phượng Vỹ hồng chưa
    Cắm vào Cầu Giấy đường hoa Cầu Gỗ
    Nhớ nhung Cổ Ngư biết mấy cho vừa
    Hà Nội phố ơi ! Người Hà Nội hỡi !
    Phố Sinh từ + Cố nhân ấm đêm mưa
    Hơi tình nồng Đêm hồng Phố Cổ
    Thương về Phố Sinh từ Hà Nội năm xưa
    Ngã ngàn bước thăng trầm cơn gió bụi
    Tháp Bút may ghi kịp… Tháp Rùa chưa !!
    Việt Sử giáng thăng Cận đại + Hiện đại
    Nội chiến vừa tàn Chiến tranh Lạnh chưa !!
    Giờ lại bão lốc Thời đại toàn Thế giới
    Âu sử Mỹ sử Á sử chẳng đâu chừa

     Hà Nội phố ơi ! Người Hà Nội hỡi !
    Phố Sinh từ + Cố nhân ấm đêm mưa

    Ăn năn xin gục đầu nguyện hối cải
    Đoạn trường đứt ruột tiếc nhớ thuở xưa
    Có Ai sắp về Phố Sinh từ chốn cũ
    Xin nhắn gởi giùm ta qua cơn bụi mưa
    Mái tóc thề Tràng An bồng bềnh suối chảy
    Nhớ chăng một Người Hà Nội về chưa ?
    Lưu vong lưu đày lưu sinh lưu lạc từ ấy
    Hỡi Hà Nội phố Sinh từ ơi Cầu Gỗ Xưa
    Từng người di cư di tản vượt biên Đời khép lại
    Thương nhớ gửi Hồ Gươm bóng Trăng thưa
    Paris bụi mưa bay Hoa Tuyết quyện
    Nhớ thương về Cầu Gỗ Cũ đêm mưa
    Xin gửi về Nam bán cầu từ Bắc
    Nhung nhớ biết sao biết mấy cho vừa …

    Cô liêu bên Tháp Eiffel Anh đứng  
    Thương về Hồ Gươm + Tháp Rùa
    Đất Pháp từ châu Âu lục già nua
    Dưới dòng Sông Seine xuôi chảy
    Thương về Hà Nội – Phố Cổ xưa
    Đê Yên Phụ có còn cao hun hút ??
    Sông Hồng cuồn cuộn Buồm về chưa ?
    Chân mây cuối trời Sao Hôm vỡ lệ
    Ngân Hà lấp lánh vì siêu sao cuối mùa…

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

Leave a Reply to TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây