Dân biểu Nguyễn Văn Binh và sự kiện “xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập”

Huy Đức

1-3-2023

Ảnh tư liệu

Dân biểu Nguyễn Văn Binh đã từ trần hôm qua, 28-2-2023. Ngày nay, rất ít người biết tới ông vì ông chọn sống lặng lẽ những thập niên cuối đời. Nhưng khi nhắc tới chính trường Sài Gòn và nhắc tới sự kiện Dinh Độc Lập ngày 30-4 không thể không nói tới ông.

Sáng 30-4-1975, sau khi tuyên bố “bàn giao chính quyền cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”, Đại tướng Dương Văn Minh cùng các ông Vũ Văn Mẫu và Nguyễn Văn Huyền đi từ số 7 Thống Nhất [nay là đường Lê Duẩn] về Dinh Độc Lập.

Trong thời gian đó, tướng Nguyễn Hữu Hạnh mang Tuyên bố “Bàn giao Chính quyền” của Tống thống Dương Văn Minh và Chỉ thị “buông súng” của Phụ tá Tổng Tham mưu trưởng Nguyễn Hữu Hạnh sang phát trên Đài Phát thanh Sài Gòn. Khi Tướng Hạnh trở lại Phủ Thủ tướng [7 Thống Nhất] thì nơi đây đã hoàn toàn vắng lặng. Lúc ấy, ông Minh và gia đình đã vào Dinh Độc Lập.

Đến Dinh Độc Lập, ông Nguyễn Hữu Hạnh thấy cổng Dinh mở, không lính gác. Đại tướng Dương Văn Minh có ý chờ “bàn giao chính quyền”.

Nhưng vì cửa mở, một xe Jeep và một xe GMC đầy lính vũ trang của tiểu đoàn Lôi Hổ chạy vào trước thềm Dinh đòi gặp ông Minh. Họ muốn chất vấn ông Minh vì sao lại “bàn giao” trong khi nhiều người còn đòi “tử thủ”. Sau khi được khuyên nhủ là “không nên để cho máu đổ ở giờ thứ 25”, họ rời đi.

Lúc đó là 10 giờ 45 phút ngày 30-4-1975.

Ít phút sau, khi hai xe vũ trang của tiểu đoàn Lôi Hổ đi ra, Trung tá Nguyễn Văn Binh đã cẩn thận đóng cổng Dinh Độc Lập lại.

Nếu không có hành động này của Trung tá Nguyễn Văn Binh thì lịch sử đã không có cảnh “húc đổ cổng Dinh Độc Lập” [Chiếc tăng 843 đi theo đường Thống Nhất từ Sở Thú tới trước rồi dừng lại trước cổng phụ trong khi xe tăng 390 tới sau, nhưng hùng dũng húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập, cánh cửa cuối cùng của cuộc chiến].

Trung tá Nguyễn Văn Binh đắc cử dân biểu nền Đệ Nhị Cộng Hòa và được cử làm Trưởng nhóm Quốc Gia trong Hạ Viện. Vì gồm những dân biểu Công Giáo di cư, nhóm “không có cảm tình gì với Đại Tướng Dương Văn Minh”, nhưng dân biểu Nguyễn Văn Binh vẫn ủng hộ Tướng Minh vì nghĩ vào thời khắc ấy cần một người ra quyết định.

Sau Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận… là dân biểu Nguyễn Văn Binh; ông có lẽ là người cuối cùng trong “lực lượng thứ ba” ở lại Sài Gòn. Xin vĩnh biệt ông và xin chia buồn cùng nhà báo Nguyễn Binh Nguyên.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. “Sau khi được khuyên nhủ là “không nên để cho máu đổ ở giờ thứ 25”, họ rời đi.”
    Nhưng lại có hơn 160 ngàn quân cán chính VNCH bị giết trong tù cải tạo và từ 300 ngàn cho tới hơn 500 ngàn người chết trên biển!!!

  2. Những thằng trốn quân dịch chỉ có con đường “lực lượng thứ ba” để che dấu sự hèn nhục của chúng!

  3. VNCH. thua cuộc là phải và căn nguyên chính là miền Nam không thể nào đoàn kết
    thành một khối vững chắc trong việc chống cộng, do chính nền tảng chính trị của nó
    là tôn trọng quyền tự do của mỗi cá nhân hay tôn trong sự khác biệt. Lỗ hổng to lớn
    này đã bị VC.lợi dụng thành công khi tạo ra thành phần thứ 3 bao gồm những người
    quốc gia ngây thơ, nhất là những kẻ giả danh trung lập, đứng ở giữa là cán bộ nằm
    vùng nắm vai trò đạo diễn của kịch bản bịp bợm tinh vi này.
    Trong khi đó, miền Bắc không ai dám đi lệch ra ngoài chủ trương cộng sản hoá toàn
    thể VN.nhân danh chiêu bài giải phóng và thống nhất. Nhà nước CS. quản lý tất tần
    tật từ A đến Z, thượng vàng hạ cám v.v.do đó người dân phải răm rắp tuân theo như
    một cái máy để khỏi đói khát về vật chất và về tinh thần thì không bị sỉ nhục và đấu
    tố trước đám đông cuồng tín kiểu bầy đàn ! Ai dám tung hô hay bênh vực cho người
    dám nói khác với chính quyền như ở miền Nam trước 1975 có báo chí tư nhân trong
    khi báo chí CS.hoàn toàn là quốc doanh, nằm trong tay bác đảng ?

  4. “ông có lẽ là người cuối cùng trong “lực lượng thứ ba” ở lại Sài Gòn”

    Không đúng . Các thế hệ sau đã noi gương những trí thức vì nước vì dân, đam mê 2 chữ “thống nhứt”. Đã có những dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của 1 “lực lượng thứ ba” noi gương thế hệ trước, đang tranh đấu cho thống nhứt thật sự . Những sự kiện làm tưởng nhớ tới Andre Menras Hồ Cương Quyết vẫn xuất hiện, may quá chế độ Ta không phải là Ngụy nên chỉ phạt tiền mà thui . Họ cầm đèn đi trước ô tô, và ô tô cũng hiểu họ đang soi sáng đường chúng ta đi, nên chỉ phạt để đám dân phát xít không phàn nàn, chớ hổng nỡ đưa họ đi tạm giữ như Ngụy đã đối xử với Hồ Cương Quyết . Và đây đó, tuy lẻ tẻ, nhưng cũng đã hiện diện 1 giới có thể gọi là noi gương những người như Cao Huy Thuần, Thích Nhất Hạnh … đấu tranh không ngừng nghỉ để ngăn ngừa sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam .

    Hy vọng sẽ có nhiều hơn nữa những người noi gương những người thuộc “lực lượng thứ ba” ngày xưa đấu tranh cho thống nhứt như thế hệ của Hồ Ngọc Nhuận, Huỳnh Kim Báu. Hoàng Văn Hoan có thể xem là thoát ly, nhảy núi … Thay đổi, cũng như tương lai, sẽ đến từng ngày một, Future will come one day @ a time, và những người thuộc lực lượng thứ 3 ngày xưa đã, đang & sẽ là nguồn cảm hứng vô tận cho thế hệ hôm nay .

    Nếu nước nhà & quê hương thật sự thống nhất, chúng ta sẽ vinh danh họ 1 cách xứng đáng hơn nữa

  5. Lực lượng thứ 3, cái lực lượng khốn nạn này đã đâm sau lưng chiến sỹ và dân Miền Nam. Lực lượng này sẽ bị nguyền rủa suốt đời.

Leave a Reply to Vô danh Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây