Nhớ Dương Tường

Mạc Văn Trang

25-2-2023

Hôm nay các báo đưa tin Nhà thơ, dịch giả Dương Tường qua đời, ở tuổi 92. Rất nhớ ông, vì tôi có nhiều lần tiếp xúc với ông khi làm việc với nhà giáo Phạm Toàn và nhóm Cánh Buồm.

Có thể nói, Dương Tường (ông họ Trần – Trần Dương Tường) là một tấm gương lao động đặc biệt. Ông sinh 1932 tại Nam Định, cùng tuổi với Phạm Toàn và Nguyên Ngọc. Tôi đã nhiều lần chứng kiến, ba nhân tài này gặp nhau cứ “mày tao” và gọi nhau là ba con khỉ tinh nghịch (tuổi Nhâm Thân).

Tôi biết cả ba ông đều chưa hết trung học thì Cách mạng 1945 nổ ra, các ông tham gia kháng chiến, nhưng với năng lực tự học phi thường đã giúp các ông có vốn văn hóa rất sâu rộng và sử dụng được tiếng Pháp, tiếng Anh, nhất là rất giỏi trong dịch thuật.

Năm 1950-1955 Dương Tường vào bộ đội. Năm 1955- 1964 ông làm phóng viên của thông tấn xã Việt Nam. Năm 1964-1976 làm cán bộ phiên dịch trong Uỷ ban điều tra tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Năm 1979 nghỉ hưu. Nghỉ hưu rồi ông càng có nhiều cống hiến cho lĩnh vực văn học nghệ thuật.

Trong cuốn sách “Chỉ tại con Chích chòe”, 450 trang, khổ lớn, NXB Hội Nhà Văn, 2022, giới thiệu các bài phê bình Văn học, Nghệ thuật của ông gồm các lĩnh vực: Văn học, Ngôn ngữ (47 bài); Mỹ thuật (36 bài); Sân khấu, Âm nhạc, Điện ảnh (15 bài).

Nhưng lĩnh vực dịch thuật của ông mới thật đáng nể.

Các tác phẩm tiêu biểu ông đã dịch: Anna Karenina (Lev Tolstoi), Đồi gió hú (E. Bronte), Cuốn theo chiều gió (M. Mitchell), Cội rễ (Alex Haley), Cái trống thiếc (G. Grass), Con đường xứ Flandres (Claude Simon), Kafka bên bờ biển (Haruki Murakami), Truyện Kiều, tiếng việt dịch sang tiếng Anh.

Tôi nhớ, một buổi tối năm 2019, tại Trung tâm Văn hóa Pháp ở Hà Nội, Dương Tường có cuộc gặp gỡ với người yêu văn chương nhân ra mắt cuốn sách mới nhất do ông chuyển ngữ: “Chết chịu” của Louis-Ferdinand Céline. Ông nói đây là cuốn sách dịch cực nhọc nhất, phải đánh vật với từng con chữ, vì tác giả viết thứ ngôn ngữ của dân giang hồ, đủ thứ tiếng lóng “đầu đường, xó chợ”…

Ông nói, tôi đã mắt mờ, tay run rồi, từ nay “rửa tay gác kiếm”. Tôi đã làm việc có thể nói “không ăn gian của Trời một ngày nào”.

Ông cũng làm thơ bằng tiếng Anh và tiếng Pháp đăng trên báo ở nước ngoài.

Ở tuổi 92, với những cống hiến như vậy, cầu chúc ông an nghỉ nơi Cõi Người Hiền.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN


  1. Chào vĩnh biệt Một Người Hà Nội khả kính giữa hàng triệu sống như chết đi 4 chân giữa thủ đô Hà L..ội hễ ngay cả mưa bụi thế n..à triều cường !!!!
    **********************

    Xin nhắn gởi mong tới các bác chưa dám tự vỗ ngực là văn nô thi nô báo nô bưng bô trong và ngoài Đất Việt Hôm nay…

    Mộ huyệt lời di chúc ắt có nhưng chưa đủ
    Về phe nước mắt cho Mùa Xuân hay Thu ?
    Phu chữ ơi ! Dù ăn nằm ngủ chung với chữ
    Tiếng Mẹ Linh thiêng bắt bẻ nội + ngoại thù
    Nhà thơ tránh dấn thân chẳng n..à thi sĩ
    Thợ chữ ơi ! Chỉ n..àm tình với con chữ sướng cái k..u
    Phải tự quên mình đi cho cho Cơ đồ Dân chủ
    Thơ văn ngợi ca Tù nhân Lương tâm + Bậc Chân tu
    Cổ vũ Người tù Lương tri + vạch mặt thầy cọp sư hổ
    Văn vì Xã hội – Thơ chống Bất công chớ chém gió vi vu
    Thằng mần thơ tên viết văn Vệ cố lách né Dân quyên Dân chủ
    Về phe nước mắt mà đứng thế đi giây chưa thuyết phục thu
    Lời cuối di chúc huyệt mồ ắt có nhưng vẫn chưa đủ
    Phu chữ ơi ! Dù ăn nằm ngủ chung với chữ
    Tiếng Mẹ Linh thiêng bắt bẻ nội + ngoại thù
    Như nhà thơ cà-ná-điên họ Nguyen xứ Lá Đỏ
    Đất lành chim di Vệ đậu cành Bắc Mỹ …thơ thở hơi Thu !
    Nhà thơ trong ngoài Nước sợ dấn thân chẳng n..à thi sĩ
    Thợ thơ ơi ! Chỉ n..àm tình với cái chữ sướng con k..u

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. “ba nhân tài này gặp nhau cứ “mày tao” và gọi nhau là ba con khỉ tinh nghịch (tuổi Nhâm Thân)”

    2 down, 1 mo 2go.

    “cầu chúc ông an nghỉ nơi Cõi Người Hiền”

    Ừ, về đó cho Bác Hồ trị luôn thể . Phạm Toàn nhờ cuối đời nói được rằng tất cả những gì Bác Hồ nói ra đều là chân lý, chắc thoát nạn . Nguyễn Trung Thành dư sức qua cầu với biết bao nhiêu đóng góp . Dương Tường hy vọng nhờ “im lặng” mà tai qua nạn khỏi . Nhưng Gs Mạc Văn Trang … uh, i dont know about ya man.

    “làm cán bộ phiên dịch trong Uỷ ban điều tra tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam”

    Now thats an easy job, vì nhìn đâu cũng thấy hít chơn hít chọi á . Chắc ông ta có đóng góp rất lớn cho việc thành lập viện bảo tàng trưng bày tội ác Mỹ-Ngụy ở Tp Hồ Chí Minh . Yep, dân XHCN nên nhớ về ổng .

    Trí thức ngày xưa khá hơn bi giờ, họ đọc nhau nên cả 3 người tuy 3 ngành nghề khác nhau, nhưng vẫn có những điểm thống nhứt & tương đồng . Cả 3 là những trí thức XHCN thực thụ .

    Bi giờ toàn lũ nửa mùa, phát ngán lun

  3. Ông DT.có câu nói hay nhất là “tôi đứng về phe nước mắt” nhưng vì mưu sinh nên
    cũng phải đành làm công cho nhà nước trong một giai đoạn nào đó trong đời người
    trí thức tiểu tư sản, vốn bị bạc đãi, thậm chí bị khinh miệt dưới chế độ CS.!
    Về việc dịch thuật thì tôi không hiểu sao ông toàn dịch lại các tác phẩm từng được
    dịch ở miền Nam trước 1975 vì ông chuyên tâm dịch từ sau 1976 nghỉ hưu, xin lỗi
    có phải cũng vì mưu sinh chăng như Anna Karenina, L’étranger v.v. ?
    Xin thành kính chia buồn. RIP.

    • Xin đính chính là Anna Karenina dịch khá lâu với Nhị Ca còn nhiều
      dich phẩm như Thư gửi người đàn bà, Cuốn theo chiều gió, Đồi gió
      hú (Đỉnh gío hú), Kazanzaki, con người hoan lạc (K.con ngưởi chịu
      chơi),Người dưng (Kẻ xa lạ) v.v. đều sau 1976, lúc ông nghỉ hưu.

  4. Kính cẩn chia buồn . Đọc những tác phẩm dịch thuật của ông , thật lôi cuốn về cách sử dụng từ ngữ và giọng văn .

Leave a Reply to Trang Đoan Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây