Thần “Hạ Mã” đất ngàn năm văn hiến

Chu Mộng Long

3-2-2023

Một lần tôi đưa thằng bạn Tây đi tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám, mới đến cổng, thằng bạn Tây đã trố mắt xanh lè trước “nhà bia” ở hai bên cổng. Thằng bạn Tây hỏi:

– Ở đây thờ thần gì vậy?

Thằng bạn Tây hỏi, bởi vì trước bia có cả án thờ đặt hoa quả, vàng mã và khói hương nghi ngút. Tôi cố giấu nụ cười và trả lời cho nó ngạc nhiên hơn:

– Theo văn bia thì là thờ thần Hạ Mã.

Thằng bạn Tây càng trố mắt xanh lè hỏi tiếp:

– Ơ, thần Hà Bá thì thờ ở ven biển, ven sông chứ sao lại thờ ở học đường?

Trước khi đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám, tôi đã giới thiệu sơ lược cho nó, rằng đây là học đường, có từ thời phong kiến, cách ta cả ngàn năm. Tôi định nói, không thờ ở ven sông, ven biển thì thờ ở ven đường. Nhưng sợ thằng Tây xúc xiểm rằng, đặt miếu thờ thần gì giống như thờ cô hồn xa lộ thì xấu mặt dân “thổ đu”. Bèn cải chính nghiêm túc:

– Hạ Mã chứ không phải Hà Bá.

Mắt vẫn xanh lè, vì thằng bạn Tây ấy lại nghe sai:

– Ô, Hà Mã, Hà Mã. Nghe nói ở đây phải là thần Rùa, có tạc hình đàng hoàng chứ?

Tôi phải cải chính lần nữa:

– Hạ Mã gốc Hán, nghĩa Việt là “xuống ngựa”. Ngày xưa ai đi qua cái cổng của mảnh đất tôn quý văn hóa, chữ nghĩa này đều phải xuống ngựa.

Giải thích rõ vậy mà thằng bạn Tây vẫn thô lố mắt mèo:

– Ơ, vậy thì phải gọi là biển báo, như biển báo giao thông (traffic signs) chứ sao lại gọi là bia hay cái bài vị, và chữ nghĩa trông giống văn bia (epitaph) để thờ vậy?

Mắt thằng Tây bây giờ chăm chú đến bát hương, hoa quả, vàng mã cúng dường trước cái gọi là “văn bia” hay “bài vị” trong tưởng tượng của nó, không chừng nó lại nghĩ ngược, rằng tôi không phải dân “thổ đu” ngàn năm văn hiến nên giải thích một cách ngu dốt. Đã thế thì nếu giải thích đúng như tôi hiểu, chưa chắc nó đã tin. Thôi thì tôi cứ dựa theo cách thờ cúng của dân “thổ đu” ngàn văn văn hiến giải thích cho nó nghe luôn:

– Dân Hà Nội – Thăng Long ngàn năm văn hiến với đỉnh cao trí tuệ của cả nước xem thần Hạ Mã như là Tổ sư của văn chương chữ nghĩa và học thuật. Gốc tích là nàng Hạ Cơ trong tuồng cải lương ‘Xin một lần yêu nhau’, sau khi yêu tướng cướp giang hồ Âu Thiên Vũ bất thành đã xuống tóc đi tìm nơi tu hành. Khi cỡi ngựa đến vùng đất này, thấy linh thiêng, nàng đã xuống ngựa và lập nên Văn Miếu để làm thơ thất tình và ngợi ca người yêu cũ Âu Thiên Vũ, mong Âu Thiên Vũ hồi tỉnh, không yêu con gái nhà quan Hồ Như Thủy nữa mà quay về yêu mình. Nàng cũng đổi tên thành Hạ Mã. Thơ của nàng hay đến mức vang xa, cả ngoài Bắc lẫn trong Nam. Nhưng Âu Thiên Vũ đâu chẳng thấy, chỉ thấy nhiều người đến đây xin học làm thơ. Nàng dạy thơ miễn phí và biến cái chùa này thành trường đại học đầu tiên. Dù có hàng trăm người đến học, nhưng Hạ Mã vẫn không yêu ai và chết trong cô đơn. Sau khi sư tổ Hạ Mã chết, người ta lập bia từ ngoài cổng để mọi người lạy nàng trước khi đến chiêm bái các bậc thánh hiền.

Thằng Tây nghe tôi thuyết minh có tích có tuồng cứ như xem cải lương, mắt nó từ xanh lè chuyển sang đỏ như máu. Nó khóc như mẹ tôi khóc khi xem tuồng cải lương ‘Xin một lần yêu nhau’ vậy. Khi đó sương thu buông xuống trên vai thằng bạn Tây, tôi cám cảnh hát cho nó một trích đoạn điệu Nam Ai trong vở cải lương. Đoạn Hạ Cơ hờn trách Âu Thiên Vũ:

– Hạ Cơ chỉ là kẻ đứng ngoài rào tình cảm, mãi nhìn người ta âu yếm mà quên cả sương đổ lạnh xuống vai… gầy. Còn gì ao ước nữa đâu. Cơn gió nào đưa lạnh vào thu hay lạnh ở lòng mình buồn lạnh cả không gian. Đại vương ơi, Hạ Cơ sẽ lao mình vào sương gió đêm này. Gươm báu trong tay miệt mài lưng ngựa. Giữa cảnh hoang tàn Hạ Cơ sẽ tìm quên…

Thằng Tây nghe tôi hát, nó tưởng đó là bài văn tế thần lâm ly, mắt nó lại long lanh lệ. Đúng lúc đó, có nhiều người chen lấn vào, soạn lễ và cúng bái thần Hạ Mã. Tôi và nó tránh ra một bên và đứng chiêm ngưỡng không khí linh thiêng trước khi vào Văn Miếu. Thấy hấp dẫn được thằng bạn Tây, tôi kể tiếp:

– Ngày nay, hàng năm vào Nguyên Tiêu, người ta tổ chức Ngày thơ ở đây để tưởng nhớ Hạ Mã như tưởng nhớ Thần Thơ. Và cũng hàng năm, trước các kì thi đại học, các sĩ tử đất ngàn năm văn hiến theo hướng dẫn của các đỉnh cao trí tuệ đất Hà thành, cũng đến đây cúng bái. Nghe nói rất thiêng. Các em hoặc đều thành nhà thơ hoặc đều thành tiến sĩ…

Thằng bạn Tây không thắc mắc gì thêm. Nó yên tâm là điều tôi thuyết minh rất đúng với cảnh cúng bái linh thiêng mà nó đang chứng kiến.

Một năm sau, có lẽ bằng nhiều nguồn tìm hiểu, thằng bạn Tây nhắn cho tôi một cái tin gọn lỏn: “You are a cow!” Tôi phải bật cười và hỏi lại nó: “So what are the intellectuals, writers and artists of Hanoi?”

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN


  1. Giao thừa bên ấy nghe tiếng Việt cầm vào Mùa Hoa xuyên Tuyết trên Đất Pháp lưu vong
    *********************

    https://www.youtube.com/watch?v=Ze9giy_3XJk

    Bèo dạt mây trôi – đàn Bầu ( Phạm Đức Thành Việt kiều Canada )

    Hoa Tuyết trôi giữa Paris không trung
    Việt cầm vọng từ xa cách Ngàn trùng
    Đàn bầu một dây não lòng đứt ruột
    Hoa xuyên Tuyết trắng Đất Pháp lưu vong
    Cây Bông xuyên Tuyết đâm chồi nẩy lộc
    Buổi giao mùa Xuân đến tiễn tàn Đông
    Thơ gieo giữa Khắc Giao thừa bên ấy

    https://www.youtube.com/watch?v=YnyS7g5kMA4
    じょんから女節(津輕民謠女流小調) – 長山洋子

    Ôi ! Tiếng độc huyền cầm não nùng não lòng
    Nhớ Mùa Xuân rất xa xôi bật thầm khóc
    Ngàn giọt lệ làm đứt một dây căng chùng
    Yêu ghét Đàn bầu sao ngũ âm tàn nhẫn
    Như tên cai tù tra tấn kẻ lưu đày lưu vong
    Thơ ta như làm vướng ngón tay nhảy múa
    Việt cầm nhiếp Hồn anh đâu như nhạc công
    Đành xin khất lại nghe Nhạc âm Mặt trời mọc
    Tiếng Nhật cầm kỷ nữ Tây Kinh hay Đông Kinh ***

    *** Kyoto / Tokyo = Tây Kinh / Đông Kinh

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. “So what are the intellectuals, writers and artists of Hanoi?”

    Sêm xít Sir

    Ông bạn Tây của Chu Mộng Long đã cả gan xúc phạm loài bò

Leave a Reply to montaukmosquito Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây