Chủ tịch nước Việt Nam từ chức trong bối cảnh Đảng Cộng sản tăng cường trấn áp tham nhũng

Reuters

Tác giả: By Khanh Vu Phuong Nguyen

Cù Tuấn, dịch

17-1-2023

Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc từ chức sau khi Đảng Cộng sản cầm quyền đổ lỗi cho ông về “những vi phạm và sai trái” của các quan chức dưới quyền, chính phủ cho biết ngày 17-1, trong một bước leo thang lớn của cuộc chiến chống tham nhũng trên đất nước này.

Ông Phúc, cựu thủ tướng được tín nhiệm rộng rãi trong việc thúc đẩy các cải cách hỗ trợ doanh nghiệp, đã giữ chức vụ Chủ tịch nước phần lớn mang tính nghi thức kể từ năm 2021 và là quan chức cấp cao nhất bị Đảng hạ bệ do tham nhũng.

Việt Nam không có lãnh đạo có quyền hành tối cao và được lãnh đạo chính thức bởi “Tứ Trụ”: Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội.

Ông Phúc, 68 tuổi, phải chịu trách nhiệm cuối cùng về các sai phạm của nhiều quan chức, trong đó có hai phó thủ tướng và ba bộ trưởng, chính phủ cho biết.

Nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình trước đảng và nhân dân, ông đã làm đơn xin thôi giữ chức vụ được giao, từ chức và nghỉ hưu”, thông báo viết.

Văn phòng Chủ tịch nước không đưa ra bình luận ngay lập tức và không rõ liệu người thay thế cho ông Phúc đã được chọn hay chưa.

Tại Việt Nam đã có nhiều đồn đoán rằng ông sẽ bị cách chức sau khi hai Phó thủ tướng phục vụ dưới quyền ông bị cách chức vào tháng 1, khi đảng tăng cường gấp đôi nỗ lực chống tham nhũng qua chiến dịch “đốt lò” do Nguyễn Phú Trọng, người đầy quyền lực lâu năm dẫn đầu.

Năm ngoái, Đảng cho biết, đã có 539 đảng viên bị truy tố hoặc bị “kỷ luật” vì tham nhũng và “cố ý làm trái”, bao gồm các bộ trưởng, quan chức cấp cao và nhà ngoại giao, trong khi cảnh sát điều tra 453 vụ tham nhũng, tăng 50% so với năm 2021.

Ông Trọng hồi đầu tháng này cho biết, Đảng sẽ “quyết tâm hơn”, “hiệu quả hơn và có phương pháp hơn” trong cách tiếp cận chống tham nhũng, đồng thời cam kết sẽ mang lại kết quả.

Không chắc chắn có tác động gì

Có các ý kiến khác nhau về tác động của nỗ lực chống tham nhũng đối với đầu tư và chính sách.

Lê Hồng Hiệp thuộc Chương trình Nghiên cứu Việt Nam tại Viện ISEAS-Yusof Ishak của Singapore, cho biết, cuộc thanh trừng có thể mở đường cho các nhà lãnh đạo trong sạch hơn, có năng lực, trỗi dậy.

Miễn là việc cải tổ lãnh đạo không dẫn đến những thay đổi chính sách triệt để, thì tác động của chúng đối với nền kinh tế cũng sẽ bị hạn chế”, ông Hiệp đăng trên tài khoản Facebook của mình.

Tuy nhiên, Hà Hoàng Hợp, một thành viên cao cấp của cùng viện nghiên cứu trên, cho biết, sự từ nhiệm của ông Phúc và sự không chắc chắn về tác động của cuộc trấn áp có thể khiến các nhà đầu tư lo lắng.

Điều này có thể dẫn Việt Nam đến một thời kỳ bất ổn, khiến bạn bè và các nhà đầu tư nước ngoài lo lắng”, ông nói.

Việc từ chức của ông Phúc cần có sự chấp thuận của cơ quan lập pháp, mà các nguồn tin hôm 16-1 cho biết, sẽ tổ chức một cuộc họp bất thường hiếm hoi trong tuần này, làm tăng thêm kỳ vọng rằng số phận của ông Phúc đã được định đoạt.

Ông Phúc, người được biết đến ở Việt Nam với tính cách thân thiện và tình yêu dành cho đội tuyển bóng đá quốc gia, đã từng được cho rằng, sẽ là Tổng bí thư đảng, cương vị danh giá nhất của Việt Nam, trong tương lai.

Với tư cách là Thủ tướng từ năm 2016 đến năm 2021, ông đã duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 6% hàng năm cho quốc gia chuyên sản xuất đang phát triển của châu Á này và giúp thúc đẩy quá trình tự do hóa, bao gồm các thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu và các cường quốc Thái Bình Dương.

Bất chấp sự từ chức của ông Phúc, chính phủ hôm thứ Ba 17-1 đã ca ngợi những thành tích của ông, đặc biệt là phản ứng với đại dịch.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đã có nhiều cố gắng trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch COVID-19, đạt được những kết quả quan trọng”, thông cáo viết.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Về chuyện này, ý kiến của tớ nghiêng về phía Lê Hoàng Hiệp hơn là Hà Hoàng Hợp . Chỉ muốn bổ xung 1 điều .

    Những gì đã diễn ra cho ta thấy, cái talent pool từ thế hệ sinh ra & lớn lên trong mùa phản cách mạng cần có 1 quy trình khác với cái quy trình mà thằng học trò vô lại của Chủ tịch Hồ Chính Minh & đám trí thức gia nô của nó đã tạo ra, & lót đường bằng những “hành lang pháp lý” hoàn toàn vô lý .

    Cái chế độ độc tài chuyên chính tư bửn mà đa số -nói cho rõ- dân ta đã đánh đổ, nhờ chúng nó mà bỗng rũ bùn đứng dậy sáng lòa, lật đổ nền chuyên chính vô sản dân chủ mà đa số dân ta đã lập nên sau khi đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào . Chế độ Ngụy chỉ thiếu cái cờ vàng rõ ràng đã không những kềm hãm sự phát triển của đất nước, đã gây ra biết bao nhiêu là tai họa, mà di chứng của chúng chắc chắn sẽ kéo dài vài thế hệ .

    Vì Việt Nam các bác không còn khả năng có được 1 tầm nhìn khách quan về Đổi Mới, kiến nghị của tớ là học tư tưởng Hồ Chí Minh, mời các chuyên gia độc lập khảo sát về những cái được & mất của ĐM. Kế tiếp là mời các cố vấn trực tiếp tham gia những chương trình kế hoạch & hoạch định cho tương lai gần .

    Đã thấy rõ nguồn nhân sự talent pool có vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, kiến nghị của tớ là trong những thời gian nước sôi lửa bỏng dư thế lày, Việt Nam cần bổ sung, phát triển & hoàn thiện cái talent pool bằng việc mở rộng cái talent pool này . Hiên giờ, theo như quan ngại khá đúng đắn của 1 số những nouveau idiot savants echo ý kiến của ô Nguyễn Sinh Hùng thời nào, kỷ luật quá nhiều cán bộ sẽ dẫn tới trường hợp thiếu hụt cán bộ . Và với cái hồ đục ngầu như thế này, cách chữa cháy tạm thời là mở rộng nó ra, và đổ nước sạch vào cho độ đục loãng ra . Triệu Lương Dân & Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu cũng đã nêu rõ, nếu khả năng có thể đại diện cho Tỷ (1 Ngàn Triệu) Lương Dân, những người đó dư xăng đại diện cho Triệu Lương Dân . Chỉ cần bám sát tư tưởng Hồ Chí Minh, lựa chọn nhân sự dựa theo chủ nghĩa Mác-Lê với tinh thần hòa giải hòa hợp dân tộc . Nếu cần thì theo đề nghị của Lê Học Lãnh Vân, yêu quê hương là yêu chế độ, yêu Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa .

    Cụ thể hơn, là Đảng cần chọn những cây cầu Hiền Lương với mục đích hòa giải hòa hợp dân tộc . Coi như 1 thứ interim, transition, chuyển tiếp hoặc quá độ if you will.

    Việt Nam hổng thỉa phát triển nếu để tự mình ên . Cứ nhìn vào đám “trí thức” như mấy ông thiến sót Nguyễn Ngọc Chu, Mạc Văn Trang … thì đủ biết . Và Việt Nam phải phát triển, giá chót cũng phải có những “chiến thắng huy hoàng”, những “Điện Biên Phủ” chấn động địa cầu . Cái gì đã làm nên những thứ đáng tự hào như vậy ? Toàn Đảng toàn dân, nhứt là hội lái lợn cần nghiêm túc học lại những bài học lịch sử minus cái niềm tự hào gây ra tự sướng . Học để hiểu, để biết cái công thức đã làm nên lịch sử cách mạng hào hùng & vinh quang .

    Then replicate it.

    Đảng bi giờ thuộc loại No-Fault với các loại Lê Hồng Hiệp, Trương Nhân Tuấn, Hoàng Duy Hùng, Tưởng Năng Tiến -Đamn, đem Nguyên Ngọc qua Mỹ, thats one Phúc Kđinh awesome move- Nguyễn Hữu Liêm & the likes. Oh quên, cả bộ sậu RFA nữa . Có nghĩa Đảng làm cái gì chúng nó cũng ủng hộ . Đúng, phải làm ra vẻ khách quan này nọ, nhưng ta đã biết . Once giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lê, hễ nói láo mà lợi cho Đảng, chúng nó cũng làm tuốt . What ya waitin fo, bring the bacon home already.

    Nhắc lại lời ô Nguyễn Trung, chuyện hòa giải hòa hợp khó mấy cũng phải làm . Và echo lại mối quan ngại lỡ xe đò của Trân Văn & nhiều người khác, Cây Tre phải đứng trong bụi tre mới có thể bền vững . Nếu đứng 1 mình như cây nêu sẽ trở thành củi mà thui . Tớ chỉ thêm, và sự tồn tại của cả bụi tre, aka đại cục, cần sự cố gắng của từng cây tre . Từ đỏ tươi thoái hóa thành xám xịt của bất cứ cây tre nào, 1 con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, aka triệu chứng bệnh hoạn ảnh hưởng tới sự tồn vong của cả bụi tre & chính cây tre đó .

Leave a Reply to montaukmosquito Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây