Luận án phản động?

Ngô Huy Cương

5-12-2022

Gần một tuần sau khi Vương Tấn Việt (TT. Thích Chân Quang) bảo vệ xong luận án tiến sỹ với đề tài “Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”, tôi đã được một tiến sỹ luật sư gửi cho một bản luận án.

Vừa lướt qua luận án, tôi đã bức xúc vô cùng và lập tức gọi điện cho tiến sỹ luật sư đó để tâm sự về nỗi bức xúc của mình và nói sẽ viết bài phê bình.

Sau đó tôi gọi điện thoại cho một người rất có trách nhiệm với nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt/ Thích Chân Quang để phê phán và để tìm hiểu thêm lý do mà Đại học Luật Hà Nội cho qua luận án này.

Tôi được biết đơn giản là họ khuyến khích cho các nhà sư có tâm huyết với nghiên cứu luật học.

“Tuyên ngôn độc lập” của nước ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 2/9/1945 đã ngay từ đầu nhấn mạnh tới động lực và đồng thời là mục tiêu của cuộc Cách mạng Tháng Tám – Đó là các quyền tự nhiên của con người mà đã được trường phái luật tự nhiên tìm tới và khẳng định. Từ đó Chủ tịch Hồ Chí Minh suy ra quyền của các dân tộc.

Nghị quyết số 27 vừa qua của Trung ương Đảng vẫn khẳng định quyền con người (quyền tự nhiên của con người) trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Vậy mà luận án có khuynh hướng phủ nhận các quyền tự nhiên này bằng đòi hỏi con người phải trước tiên thực hiện nghĩa vụ con người (thể hiện ngay tại trang 1, những dòng đầu tiên của Phần Mở đầu với cái logic sai bét nhè, sau đó thể hiện ở toàn bộ luận án).

Điều đó có nghĩa là em bé mới sinh ra phải làm gì đó cho đời thì mới được “bú tí”, và cũng có nghĩa là một thai nhi trong bụng mẹ mà đẻ ra còn sống thì không có quyền thừa kế?

Do e ngại bị nghĩ là cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ sở đào tạo luật và cũng e sợ rằng bị cho là tức tối khi không được mời ngồi hội đồng bên đó nữa do phản biện quá mạnh, nên tôi đã không viết để phê bình luận án này nữa.

Hôm qua trang Facebook “Liêm chính khoa học” phê bình gay gắt luận án này và có người đề nghị tôi phải có ý kiến để rút kinh nghiệm về luật học, tôi không thể từ chối vì không lẽ giới luật học Việt Nam lại im lìm trong khi một nghiên cứu sinh Việt Nam ở Canada phê phán.

Sự phê phán đó liệu có thể được xem là một cái tát thẳng vào mặt giới luật học trong nước không? Câu hỏi này cần câu trả lời của tất cả mọi người, tôi nghĩ.

Tôi xin đính kèm theo đây một “mẩu” của buổi bảo vệ luận án công khai này mà tôi tìm thấy ở trên mạng.

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. https://www.youtube.com/watch?v=8xXqvldBDBs

    LÝ THƯỜNG KIỆT qua nhận xét của con siêu vi trun..g c..uốc ĐỰC thằng sư hổ mang sư hổ lửa Ch…ích chân quang họ VƯƠNG cháu gọi tên đại tội đồ AKA nguyễn ái c..uốc Chí Phèo Hồ Chí Meo là bác ruột KHI hắn RAO GIẢNG tán phét phọt phẹt tuyên truyền KÍNH TRỌNG người trun..g c..uốc DÁM BỔ BÁNG Anh hùng LÝ THƯỜNG KIỆT …..

    con siêu vi trun..g c..uốc ĐỰC thằng sư hổ mang sư hổ lửa Ch…ích chân quang họ VƯƠNG như thằng bác Hồ Chí Mèo ăn phân MAO XẾNH XÁNG đã tàn phá Tổ Quốc Việt Nam kinh hoàng nhất trong SỬ Việt

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. Với tất cả sự tôn trọng độc giả, cũng như với tinh thần khoa học và thượng tôn luật pháp và pháp luật, tôi chỉ có thể bình luận bằng một câu chửi thề. Có lẽ nếu NCS không phải là một NS thì… chửi thề nhẹ hơn.

  3. Ngay từ khi xuất hiện buổi thông qua LA nầy trên youtube,tôi đã ghi nhận những cái phi lý nhưng chẳng thấy một ý kiến phản hồi nào:
    1.Nghiên cứu sinh(NCS) đã cho là trẻ con và người khuyết tật không có nghĩa vụ nên không có quyền đòi hỏi bất kỳ một quyền nào.Hội đồng phản biện không một ai có ý kiến phản bác.Điều này đồng nghĩa không chỉ NCS không biết nước ta có luật về trẻ em và luật về người khuyết tật mà các GSTS chuyên ngành luật cũng hoặc không biết hoặc biết mà không dám phản bác luận điểm của NCS hay muốn bài bác hai bộ luật trên.
    2.NCS tham khảo Hiến pháp của trên một trăm ba mươi mấy nước,chỉ có hiến pháp của một nước có đề cập đến nghĩa vụ con người.Thế mà hội đồng khen tài liệu tham khảo này là phong phú.Hiến pháp trong đó quy định nhiệm vụ nhà nước còn nghĩa vụ con người(nghĩa vụ công dân ?)thì quy định trong pháp luật.Làm gì có nghĩa vụ trong hiến pháp mà đi tìm.Sao các GSTS phản biện không một ai lên tiếng,chẳng lẽ các chuyên gia về luật cũng không biết cái sai nầy của NCS?
    3.Một vị thầy trong hội đồng phản biện đã hỏi NCS bằng một câu mở đầu :Kính thưa NCS.Trời đất,vị nầy đã làm đảo lộn đạo lý thầy trò,có thầy nào mở đầu câu hỏi thí sinh/NCS bằng câu kính thưa NCS/trò,dù tuổi của NCS/còn quá trẻ,thua xa tuổi các thầy phản biện.
    4.Với một nội dung như thế mà hội đồng phản biện đề nghị đem LA trình Quốc hội để làm tài liệu tham khảo sửa đổi luật,giúp thế giới viết bản tuyên ngôn quốc tế về nghĩa vụ con người,có phải làm trò cười cho thiên hạ?

  4. Bất cứ luận án gì nói hoặc viết về nó có lợi cho đảng cs thì bọn họ cứ okay bất luận nó có hợp lý hay không. Thậm chí họ còn trơ trẽn để hợp thức cái luận án mắc dịch đó để ị vào mặt của trí thức và đồng thời khẳng định trí thức chỉ là cục phân như Lê- Mao đã từng nói! Luật lệ chỉ nằm trong tay kẻ mạnh!

Leave a Reply to TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây