Thắng cuộc và suy vong (Phần 1)

Nguyễn Thành Phong

9-11-2022

Chân dung Huy Đức trên Văn nghệ Trẻ số Tết Mậu Dần, 1998. Ảnh tư liệu

Hai năm, 1996 và 1997, tờ Văn nghệ Trẻ chúng tôi có làm cuộc bình chọn 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu ở các lĩnh vực, từ chính trị, xã hội, văn hóa, khoa học, giáo dục, nghệ thuật, thể thao… 10 gương mặt này được xếp theo thứ tự chữ cái tên riêng, nên gọi là “Anphabet Trẻ Việt Nam” và được giới thiệu trên số báo Tết âm lịch năm tiếp theo đó. Cuộc bầu chọn rất được chú ý, dù Văn nghệ Trẻ chỉ là một tờ báo văn chương dành cho giới trẻ ra đời với giấy phép là đặc san của tờ Văn nghệ (già). Sau rồi, khi các nhân sự ban đầu của Văn nghệ Trẻ dần rời đi, thì cũng thôi bình chọn.

Đầu năm năm 1998, chúng tôi ngồi với nhau để bình chọn các gương mặt của năm 1997. Nhà báo Yên Ba đề cử nhà báo Huy Đức cho hạng mục báo chí tiêu biểu. Và tất cả thống nhất rất nhanh. Huy Đức thời ấy đang nổi như cồn với các phóng sự xã hội phanh phui nhiều vụ việc tiêu cực, nhất là ở TP.HCM, nổi nhất, ví dụ như vụ Đường Sơn Quán. Nhưng như thế là chưa đủ. Huy Đức còn là một nhà báo chính trị và nghị trường với những cuộc phỏng vấn, trò chuyện, trao đổi, chất vấn các chính khách nổi danh với một tư thế và phong cách thẳng thắn, ngang bằng, chứ không ê a lấy lòng, làm sang như đa số các nhà báo khác. Đặc biệt, tôi rất ấn tượng với loạt bài “Phỏng vấn maraton với Thủ tướng”. Thủ tướng ngày ấy là ông Võ Văn Kiệt, tôi đã từng trò chuyện và có ấn tượng sâu sắc.

Với việc lựa chọn đưa Huy Đức vào danh sách 10 gương mặt Trẻ tiêu biểu năm 1997, lúc ấy, trong số chúng tôi, không ai có thể hình dung là rồi gần 15 năm sau, qua bao nhiêu biến cố và va đập, nhận thức ngày càng sâu sắc và lương tri ngày càng sáng rõ, Huy Đức trở thành tác giả của bộ sách sử ký báo chí đặc sắc mang tên “Bên thắng cuộc”, hôm nay tôi đang nói tới đây.

Bộ sách “Bên thắng cuộc”. Ảnh trên mạng

“Bên thắng cuộc” được in và phát hành ngày 12/12/2012 tại nước ngoài (Mỹ). Bây giờ đã là mười năm trôi qua. Năm nay, có một cơ duyên nào đó mà nhiều người Việt mới được tiếp cận với bản in bộ sách này. Tuy nhiên, nhờ có mạng internet toàn cầu, rất nhiều người Việt đã đọc nó từ mười năm trước cho đến hiện nay. Tôi đã hỏi bất cứ một đồng nghiệp nào là nhà báo, nhà văn, thì đều nhận được câu trả lời là đã biết đến bộ sách này, đã đọc nhiều lần, đọc toàn bộ hay một phần bộ sách ấy… Có thể nói, “Bên thắng cuộc” được biết đến ở Việt Nam rộng rãi hơn bất cứ một cuốn sách nào đã xuất bản trong thời hiện tại.

Nhiều người đã tâm đắc khi đánh giá về bộ sử ký báo chí này, và đó là những đánh giá chuẩn mực, chẳng hạn: Đây là quyển sách hay nhất về lịch sử Việt Nam sau năm 1975; Cuốn sách này nói về những sự thật khốc liệt nhưng rất trung thực, nó khiến cho ta bình tĩnh hơn; Đó là một kho tàng dữ liệu quý báu, làm ngạc nhiên nhiều chuyên viên theo dõi chính trị Việt Nam trong nhiều thập niên đã qua; Huy Đức viết công trình khảo cứu lịch sử đặc sắc này với lương tâm trong sáng và tay nghề lão luyện, chuyên nghiệp và có trách nhiệm trước vận mệnh đất nước; Cuốn sách này là một công minh lịch sử v.v…

Còn nhiều những đánh giá như đã kể ở trên, nhưng chưa đủ để lý giải sức hút của bộ sách này với bạn đọc Việt Nam. Theo tôi, cuốn sách đã đáp ứng những mong muốn tìm hiểu để biết rõ thêm về những gì người ta đã biết và nó đã thực sự chỉ ra những gì đằng sau, là gốc tích, là xuất phát điểm của những biến động lớn lao đương đại đã diễn ra. Cuốn sách sử ký này còn mang đến cho bạn đọc một cái nhìn và lý giải về lịch sử vẫn đang tiếp diễn.

Bây giờ, sau mười năm, có nhiều người làm nghề xuất bản đã nói: “Bên thắng cuộc” đáng ra phải được xuất bản ở trong nước. Đó là một cuốn sách cần thiết cho người Việt hiện nay. Cuốn sách ấy không vi phạm các điều cấm kỵ, không đả phá thể chế, không bịa đặt, không nói trái sự thật. Cuốn sách ấy cung cấp và trình bày những khách quan để bạn đọc minh định.

Tuy nhiên, tôi được biết, cách đây hơn mười năm, Huy Đức đã đưa bản thảo này tới một số nhà xuất bản trong nước, nhưng đều nhận được các lời từ chối, kèm theo đó là những cái nhìn hốt hoảng, sợ hãi đến xanh mặt. So với những quy định cấm kỵ trong lĩnh vực xuất bản ở nước ta, bản thảo này đều không phạm phải. Nhưng nó đã phạm vào một quy định rất mơ hồ: Vấn đề nhạy cảm.

Nhạy cảm luôn luôn là một vòng kim cô, là “ngoáo ộp” trong bối cảnh hoạt động của báo chí và xuất bản với tình trạng cực chậm giải mật và rất ít bạch hóa tại nước ta. Tôi nhớ, năm 1995, khi viết trên báo Văn nghệ về sự hy sinh của người con trai đầu lòng của ông Sáu Dân tại chiến trường, bài ghi chép của tôi đã đề cập xa xa tới người con trai thứ hai mà Thủ tướng có được với người phụ nữ khác khi từ Nam bộ ra Việt Bắc dự Đại hội II của Đảng năm 1951. Nhiều người đã rùng rùng đòi kỷ luật tôi vì “ai cho phép các anh nói về chuyện vợ con riêng tư của lãnh đạo đất nước?”, hay khi tôi kể về Thủ tướng nói chuyện với ông nông dân ở Đồng Nai sau sự kiện bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ trên báo Văn hóa, đã gọi Mỹ là “tên sen đầm quốc tế”, người ta cho rằng như thế là “trái với định hướng tuyên truyền”. Rất may mà ông Võ Văn Kiệt, khi nghe phản ánh lại, đã tỉnh khô, nói: “Tui kể chuyện của tui và nói như thế với nhà báo đó chớ. Nếu kỷ luật thì phải kỷ luật tui nghe”. Vì ông nói thế nên tôi thoát án.

“Bên thắng cuộc” đã bày ra cả một biển, cả một núi nhạy cảm. Trong gần 1.000 trang sách chữ bé li ti của hai tập bộ sách này toàn là những chuyện nhạy cảm đến có thể làm cho người ta, cách đây hơn mười năm, choáng váng. Những chuyện nhạy cảm như tôi viết ở trên chỉ đáng là một cặp cánh của con muỗi so với trái núi nhạy cảm trong bộ sách “Bên thắng cuộc”.

Huy Đức, với một kỹ năng không thể đào tạo, với một sự kiên trì không thể học theo, đã tiếp cận với vô số chính khách và các yếu nhân, những người trong cuộc, để khai thác tư liệu, ý kiến, góc nhìn và đánh giá rất cụ thể và mang yếu tố riêng biệt của các nhân sự này về mọi sự kiện lớn đã diễn ra trong lịch sử hiện tại. Những tư liệu, ý kiến, góc nhìn và đánh giá ấy lại được kiểm định kỹ càng thông qua những soi chiếu, đặt vào sau luồng thông tin chính thống đã được kiểm soát công bố nhưng vẫn có giá trị để tra cứu. Có lẽ không có người thứ hai nào có thể sở hữu được cái kho nguyên vật liệu để làm nên cuốn sử ký về thời nay như Huy Đức.

Nhưng đây mới là điều kiện cần thôi. Cái khối tư liệu, ghi chép, phỏng vấn… khổng lồ ấy phải được trình bày ra thật mạch lạc dưới dạng thức và ngôn ngữ báo chí, rất tỉnh táo, trung tính mà vẫn nóng lạnh hơi thở và cảm xúc con người trong một kết cấu hợp lý, nhuần nhuyễn thì mới hấp dẫn được những tiếp cận tác phẩm sau này. Nó đòi hỏi phải là một tài năng lớn để thể hiện.

Huy Đức, với sự từng trải và phẩm chất cá nhân, là một tác giả tài năng như thế trong thể hiện. Ông đã từng là quân tình nguyện ở chiến trường Campuchia, là sỹ quan được đào tạo về chiến thuật và chiến lược, là cán bộ văn phòng huyện ủy, là nhà văn với truyện ngắn đầu tay in trên tạp chí Văn nghệ quân đội rồi mới trở thành nhà báo. Ông đã sống trong thực tế, có tầm quan sát rộng rãi, thạo ngôn ngữ văn phòng, hành chính, có năng khiếu văn chương rồi mới thành một nhà báo đầy cá tính. Vì thế, “Bên thắng cuộc” đã tổng hoà được các yếu tố mà trở nên một bộ sử ký báo chí đặc sắc và hấp dẫn.

Một điều nữa, chúng ta thường chỉ được đọc những cuốn sách về lịch sử toàn chú trọng hay nhào nặn để đề cập đến khía cạnh chiến thắng, đến thắng lợi, để nhằm bồi bổ tinh thần tự hào. Trong khi đó, lịch sử là những thời kỳ nối tiếp nhau. Các triều đại, cứ bắt đầu là từ dựng nghiệp, thành công, thắng cuộc rồi sau đó là suy thoái rồi diệt vong, cho triều đại kế tiếp hiện ra và rồi lại tiếp tục như vậy. Lịch sử về dựng nghiệp và thành công cung cấp bài học cho việc nắm lấy, cướp lấy quyền lực. Nó rất cần thiết, đáng được nghiên cứu kỹ lưỡng. Lịch sử về suy vong cung cấp bài học cho việc gìn giữ và gia cố quyền lực, gìn giữ sự bình ổn. Nó cũng rất cần thiết. Nhưng tại sao chúng ta lại rất ít những cuốn sách lịch sử về suy vong?

Suy vong là một quá trình từ suy thoái dẫn đến diệt vong. “Bên thắng cuộc” của Huy Đức không đề cập đến diệt vong, nhưng trong đó có những chỉ ra suy thoái. Vì thế, nó càng cần được nghiên cứu kỹ càng hơn cho hiện tại và tương lai.

(Còn nữa)

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Bên thắng cuộc NAY THÀNH Bên THUA CUỘC bộ mặt đánh PHÁP chống MỸ cứu TÀU KHỰA CHỆT đã rơi mặt nạ từ lâu …. MAO XẾNH XÁNG đã XÀI hàng chục triệu XƯƠNG MÁU nhiệt tình NHƯNG NGÂY NGÔ bác HẦU VĨ ĐẠI bảo đi là đi CHẾT là CHẾT nay vẫn có ÍT NGƯỜI như cựu đại tá NGUYỄN TRỌNG TẠO, Phạm Đình Trọng HAY cố đại tá BÙI TÍN mới đủ can đảm nói và viết lên CÁI MẶT THẬT của bác và đảng BÁN Nước HẠI Dân…. ngay VŨ HÙNG vừa mới chết vẫn là HÈN ĐẠI NHÂN may nhờ tôi ký giấy Thu 1992 cùng cô vợ trẻ NGUYỄN THỊ HIẾU mới có giấy tờ chính thức để làm THẺ TỊ NẠN vào DÂN TÂY lãnh tiền già của quỹ bảo hiểm xã hội PHÁP dù chẳng đi làm ngày nào trừ vài tháng VŨ HÙNG làm cho nhà hàng Tàu ở phố du lịch LA ROCHELLE rồi sau vài tháng với mụ PHƯƠNG tiệm ĐÀO VIÊN quân 13 Paris …

    Nhà văn Vũ Hùng
    https://baotiengdan.com/2022/11/04/nha-van-vu-hung/

    VŨ HÙNG còn có con gái bác sĩ cũng bỏ chồng tại Hà Nội qua PHÁP lấy một ông TÂY …. Gần 15 NĂM QUA Vũ Hùng về Hà Nội vào Sài Gòn sống với TIỀN GIÀ trợ cấp PHÁP gấp 2 LẦN SỐ LƯƠNG của thằng cựu Tể tướng Nguyễn Xuân Phúc Thất Fuc*K…. đúng là tên LỪA ĐẢO tị nạn NỬA MÙA nửa chừng xuân như THẰNG Vũ Thư Hiên trợ cấp TIỀN NHÀ TIỀN GIÀ sống phây phây ở PARIS phụ thêm LÀM NGHỀ RỬA TIỀN cho các đồng chấy cũ của THẰNG Vũ Thư Hiên ….
    Từ từ tôi kể những chân dzung người máy của lũ gọi là TRÍ THỨC XHCN Hà L..ội tôi từng gặp từng giao tiếp và từng giúp đỡ không ít về mặt THỦ TỤC HÀNH CHÍNH như ngay cả NGUYỄN BÁ HÀO đã theo bác từ 2001…. nhà tin học đầu tiên của CHXHCN Vịt Nôm ……


    Quê Hương
    ***********

    Quê Hương chút khói lam chiều
    Quê Hương thương nhớ cô liêu vọng về
    Quê Hương tiếng địch sơn khê
    Quê Hương hương cốm tóc thề ngang vai
    Quê Hương quyện góc hình hài
    Quê Hương dậy sóng mây dài Hàn Giang
    Quê Hương đồng vọng mơ màng
    Quê Hương Bố Hạ mênh mang thiên đàng
    Quê Hương nhớ Cửa Ô sang
    Quê Hương phất phới cờ vàng quân ca
    Quê Hương đò xế quái tà
    Quê Hương Đà Nẵng chiều xa cõi người
    Quê Hương châu thổ xanh tươi
    Quê Hương lưu vực nụ cười Cửu Long
    Quê Hương sương khói tình trong
    Quê Hương chiều xuống đáy lòng Sông Hương
    Quê Hương Vỹ Dạ vô thường
    Quê Hương tiếng gọi kiều nương Cần Giờ
    Quê Hương mắt biếc Cần Thơ
    Quê Hương khói sóng lững lờ Kiên Giang
    Quê Hương cố quận giữa đàng
    Quê Hương vỡ lệ tình tang đàn bầu
    Quê Hương ly biệt mưa ngâu
    Quê Hương theo cánh mây sầu về quê
    Quê Hương tiếng sáo diều mê
    Quê Hương vẫn giữ lời thề sắt son
    Quê Hương vương vấn lòng con
    Quê Hương suối ngọt sông tròn biển xa
    Quê Hương che khuất chiều tà
    Quê Hương nhung nhớ lòng ta bồi hồi
    Quê Hương ngàn dặm xa xôi
    Quê Hương nay đã thật rồi xa quê
    Quê Hương miền cát trắng về
    Nha Trang Hòn Đợi vuốt ve Hòn Chồng
    Quê Hương núi Vọng Phu trông
    Quê Hương cánh nhạn cánh hồng vút bay
    Quê Hương có lũy tre gầy
    Quê Hương có bác giữ xây cầy bừa
    Quê Hương bát ngát làng xưa
    Quê Hương trầm xuống trăng vừa đang lên
    Quê Hương bom lửa vang rền
    Quê Hương dạ khúc tháp đền hồn quê
    Quê Hương mùa gặt lúa về
    Quê Hương xuân vũ giọt mê giọt mòng
    Quê Hương thơm ngát đêm trong
    Quê Hương đưa nhịp nỗi lòng thơ ngây
    Quê Hương chỗi nhịp giã chày
    Quê Hương vang mãi khoan hay khoan hò
    Quê Hương qua bắc Mỹ Tho
    Quê Hương chút gió gọi đò sang sông
    Quê Hương Yên Phụ Sông Hồng
    Quê Hương chút nắng Sài Gòn năm xưa
    Quê Hương Tô Thị tiếng mưa
    Quê Hương áo lụa duyên thừa Hà Đông
    Quê Hương Seine một dòng sông
    Paris muôn thuở bóng hồng Quê Hương
    Quê Hương ánh sáng Quê Hương
    Paris rộng lượng phi thường bao dung
    Paris đổ bến ngàn trùng
    Quê Hương xin chọn tình chung thủy này
    Quê Hương chớm gió heo may
    Mùa Thu đã chết bên này Sông Seine
    Bên kia Hồ Tháp hương sen
    Bên bồi bên lở nỗi lòng Paris
    Vĩnh Long thôn nhạn hồng di
    Sóc Trăng kinh lạch (dậy) xuân thì Cà Mâu
    Quê Hương một góc trời sâu
    Quê Hương tranh mái đượm mầu khói lam

    L’Île de Ré 02 tháng 5 năm 2002
    Nguyễn Hữu Viện

  2. Như cái tên của nó xác định, cuốn BÊNH THẮNG CUỘC bị buộc vào chủ đề THẮNG, tức là cuộc chiến Việt-Mỹ, kết thúc vào 30/4/1975, và quyền lực thiết lập trên phần đất “địch” sau đó như phần thưởng tất yếu cho quân viễn chinh.
    HĐ không thể lan man A-Z từ 1975 tới ngày xuất bản cuốn sách, về sự lúng túng của những anh chỉ biết lảy cò nổ lựu đạn ở chiến trường rừng rú nông thôn, nay bổng quản lý cả một cơ ngơi đồ sộ về đủ mọi mặt từ thượng tầng kiến trúc tới hạ tầng cơ sở của thế giới văn minh (vào thời điểm đó),
    với hệ quả tất yếu của sai lầm, ngốc nghếch, chủ quan kiêu ngạo – những tưởng một bước tới trời…
    đã đưa tới khủng hoảng NGU và QUÁ KHÍCH, cộng với LẠM DỤNG, THAM NHŨNG, vv và vv…
    HĐ ‘chỉ mới nói một phần sự thực, chứ chưa phải toàn bộ sự thực vì sợ “pham húy” ‘…là đúng rồi.
    Ai xuất thân từ chế độ CSVN mà viết lách về chính nó…đều phải thế thôi.

    “…và để cho mình về nước được an toàn chăng” cũng quá đúng luôn!

    Miễn bàn rằng Huy Đức, như bất cứ đvcs nào, phải tính tới ngày về,
    vì không ai khùng đến nổi nghĩ HĐ sắp bỏ Đảng, chống CS…khi huỵch toẹt sự thật với tư cách người trong chăn biết có rận,
    dù có trung thực đến đâu.
    HĐ đâu có muốn lấy thẻ xanh ở Mỹ từ 10 năm trước.
    Danh vọng của anh ta là ở ngay đây, sát bên 3 Đình!

    Tôi nghĩ, người sâu sắc chín chắn như Tạ Duy Anh còn thán phục HĐ trong một bài viết rất thành tâm mới đây trên btd, thì không lý do gì để ai đó nên chê bai nghi ngờ giá trị một con Cá Chép Koi trong cái ao toàn lũ cá tra, cá nóc.

  3. Dù tác phẩm trên rất đáng ca ngợi vì có cái nhìn “đột phá” và nhiều điểm tích cực
    nhưng tôi thiển nghĩ tác giả HĐ. chỉ mới nói một phần sự thực, chứ chưa phải toàn
    bộ sự thực vì sợ “pham húy” và để cho mình về nước được an toàn chăng ?
    Hình như tác giả bài này tâng bốc HĐ. hay “cường điệu” qúa đáng thì phải ?

Leave a Reply to HuePhan Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây