“Nếu em được sống các kiếp tiếp theo, em không bao giờ ước một cái nghề cao quý này cả”

Nguyễn Tiến Tường

25-9-2022

Đó là lời trong bức thư tuyệt mệnh của một cô giáo ở Bình Định. Câu nói này như một lưỡi dao cau khứa vào tâm khảm của chúng ta. Một lần nữa, chúng ta hãy nhìn lại để xem “nghề cao quý”, “nghề đưa đò” là một sự tôn vinh hay là một vòng kim cô để bắt người ta phải chịu đựng.

Tất nhiên là cô giáo ấy không chỉ đơn thuần ra đi vì áp lực nghề nghiệp mà còn áp lực gia đình. Nhưng nếu không đọc lá thư của cô giáo ấy, tôi khó có thể mường tượng nghề giáo bây giờ bận tối mặt mũi và nhiều áp lực như thế. Biết đâu phải hy sinh cho nghề nghiệp quá nhiều, nó sẽ tạo ra khoảng trống của hạnh phúc, thiếu sự thấu hiểu sẻ chia và dẫn đến đỗ vỡ.

“Sau những áp lực công việc mà giáo viên phải làm lên lớp, giảng dạy, chủ nhiệm, kế hoạch bài dạy, ra đề thi, chấm kiểm tra, ráp phách và sau cùng so điểm. Hồi hộp không biết có tên mình sai sót trong đó không. Trong khi thời gian quá ít mà lượng công việc quá nhiều…” (cô giáo viết).

Đó là chưa kể một loạt những công việc không tên khác như giao lưu ban ngành đoàn thể, liên hoan văn nghệ văn gừng, thậm chí… tiếp khách như chúng ta từng đọc trên báo. Việc mà cựu bộ trưởng Nhạ nói rằng các thầy cô nên xem lại mình trước.

Nghề giáo chưa bao giờ gặp nhiều áp lực như hiện tại, áp lực từ phụ huynh, nhà trường, bộ môn, thi cử, chuyên môn. Áp lực lớn nhất có lẽ là nỗi sợ hãi điều chuyển, phân công… Đây có lẽ là điều làm họ sợ nhất và biến họ thành người có thân phận bé mọn trước các quan chức giáo dục địa phương.

Bộ trưởng Nhạ ra đi, giáo dục được thay thế bằng một bộ trưởng sư phạm hơn. Nhưng để trông cậy vào tân bộ trưởng chấn hưng cả một nền giáo dục, tôi cho rằng đó là ảo tưởng. Hoặc “cánh én không làm nổi mùa xuân”, hoặc “nước xa lửa gần”. Lương giáo viên được quy định theo nghạch dọc nhưng nhân sự lại do địa phương bổ nhiệm, quản lý.

Đồng lương ít ỏi, thu nhập tăng thêm nằm ở thi đua và bình xét. Và chính ở đây họ sẽ gặp một áp lực khác, bị xé lẻ và không dám phản kháng; bị gạt ra ngoài lợi ích hoặc cô lập, trù dập.

Quê tôi ở miền trung, nơi chuộng chiếc áo công chức. Ngay như địa hạt giáo dục, câu chuyện phong thanh mỗi suất dạy hoặc quản lý cấp trường đã vài trăm triệu hoặc tiền tỷ. Sự giàu có lên của quan chức giáo dục địa phương tỷ lệ thuận với áp lực dành cho người làm nghề dạy học.

Điều này ai cũng có thể nghe thấy hoặc nhìn thấy. Và để thay đổi nó, xã hội cần kỹ thuật quản trị tốt hơn, giáo dục mở hơn và xã hội hoá nhiều hơn.

Chúng ta cần rất nhiều nhà kỹ trị để bảo vệ giáo viên và để họ có cuộc sống tốt hơn. Chúng ta không cần những lời tán dương sáo rỗng về “nghề cao quý” để bắt họ sống cam chịu như lời nguyền thân phận!

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Hề… hề….
    1. Các loại hành nghề BẰNG MỒM, BẰNG TAY CHÂN hoặc bằng NGÔN NGỮ CƠ THỂ thì đều PHẢI COI LÀ NHỮNG NGHỀ LƯƠNG THIỆN. Ngược lại, BỌN ĂN THEO các nghề này: COI CÔNG NHÂN là GIAI CẤP VÔ SẢN để có cớ THÀNH LẬP CÁC CHÍNH ĐẢNG VÔ SẢN hoặc CÁNH TẢ để rồi CÁC LÃNH TỤ CỦA CÁC PHONG TRÀO NÀY trở thành bậc TỶ PHÚ ĐÀN EM (so với các tỷ phú đích thực), thì, PHẢI COI ĐÓ CHÍNH LÀ bọn HÀNH NGHỀ BẰNG LỖ MỒM đấy!
    2. Có cần phải THIẾN TOÀN BỘ CHÚNG không!?

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây