Nữ hoàng Elizabeth II: 1926-2022 (Phần 2)

Washington Post

Tác giả: Adrian Higgins

Cù Tuấn, dịch

9-9-2022

Tiếp theo Phần 1

Cuộc đấu trong nội bộ gia đình

Là một người vợ và người mẹ, Elizabeth bảo vệ rất chặt sự riêng tư của mình.

Đã có lúc ý chí của Hoàng thân Philip xung đột với mong muốn của các nhà lãnh đạo chính trị đương chức. Theo các nhà viết tiểu sử, với tư cách là người đại diện cho Philip, thời gian xung đột đó đã dẫn đến một số nỗ lực vất vả nhất của Nữ hoàng.

Philip đã không muốn chuyển đến Cung điện Buckingham có nhiều mái vòm và sảnh lớn, nhưng mong muốn của ông đã bị bác bỏ. Khi người chú của Phillip tự mãn tuyên bố sau cái chết của vua George rằng triều đại Windsor sẽ trở thành triều đại Mountbatten, việc đổi tên triều đại nhanh chóng bị Churchill phủ quyết trong sự xấu hổ của Philip.

“Tôi chỉ là một con trùng amip hút máu,” chồng Nữ hoàng phàn nàn. Năm 1960, để giúp đỡ Elizabeth, chính phủ Anh đồng ý cho phép con cháu của bà sử dụng họ kép Mountbatten-Windsor.

Bất chấp sự phục tùng của Philip – ngược với phong cách của ông – cuộc hôn nhân giữa hai người vẫn bền chặt và hạnh phúc, và đôi khi hoàng thân gọi vợ mình một cách thân thương là “Xúc xích”. Lời mở đầu bài phát biểu của nữ hoàng thường bắt đầu với câu “Chồng tôi và tôi…” và đã trở thành một câu cửa miệng. Những người nhìn thấy họ gần gũi nhau đã nhận xét giữa hai người có “một tình cảm dè dặt, nhưng có thể thấy được,” Pimlott viết.

Như để bù đắp cho sự lấn át về uy thế của mình, Elizabeth nhường việc nuôi dạy con cái cho Philip, và đây là một chiến lược mang lại hiệu quả riêng, đặc biệt là với người con sẽ thừa kế ngôi vị.

Philip quyết định gửi Charles đến trường cũ của mình, Gordonstoun, một trường nội trú trên bờ biển lạnh giá của Scotland, nổi tiếng với cam kết xây dựng tính cách thông qua sự nghiêm khắc và dựa trên các giá trị.

Charles, sau này ở tuổi trung niên, đã phàn nàn về một tuổi thơ không hạnh phúc do sự xa cách với mẹ và quyền lực của cha. Mẹ ông hầu như im lặng, ít nhất là trước công chúng, củng cố hình ảnh của bà như là một người mẹ lạnh nhạt và một người hoàn toàn không thích đối đầu.

Nữ hoàng đã dành phần sau của cuộc đời mình để đối mặt với những vụ bê bối gia đình, với cả sự thèm khát của giới truyền thông, điều mà Elizabeth không hề phải bận tâm khi bà còn là một nữ hoàng trẻ tuổi.

Mặc dù nữ hoàng được cho là rất yêu quý cô em gái Margaret, thật khó để tưởng tượng có hai chị em ruột lại khác nhau tới vậy, hoặc nhà nước quân chủ đã để Margaret ra đời trước. Trước khi cuộc hôn nhân của bà kết thúc bằng ly hôn, Margaret được biết đến như một công chúa thích cuộc sống thượng lưu, không thích làm công vụ nhưng nhất quyết đòi phải được đối xử như công chúa. Margaret qua đời năm 2002.

Những vụ bê bối của Margaret làm xáo trộn tâm lý những đứa con của nữ hoàng, và cuộc hôn nhân như cổ tích của Charles và Diana đã trở thành phim truyền hình nhiều tập của thế kỷ. Giữa những lời chỉ trích và tiết lộ của công chúng về sự không chung thủy của cả hai người, Hoàng tử và Công nương xứ Wales chính thức ly thân vào năm 1992 và dù Nữ hoàng nhất quyết níu kéo, họ đã ly hôn vào năm 1996.

Elizabeth phải đối mặt với các phiên tòa khác vào năm 1992: vụ ly hôn của Công chúa Anne; Hoàng tử Andrew ly thân với vợ Sarah; các cuộc trò chuyện điện thoại được ghi âm đáng xấu hổ liên quan đến Charles và Diana bị tiết lộ ra; và một đám cháy tàn khốc tại Lâu đài Windsor yêu quý của Nữ hoàng.

“Vụ cháy này,” bà nói trong một bữa tiệc trưa trang trọng, “trở thành một năm của thảm họa”.

Lacey, trong tiểu sử của mình về Nữ hoàng, đã lưu ý rằng “bà phải sử dụng tiếng Latin để diễn đạt điều đó, nhưng lần đầu tiên sau 40 năm, Elizabeth II đã nói lên tiếng nói của công chúng về một số nỗi đau và sự tổn thương thực sự”.

Không đến 5 năm sau, bà phải đối mặt với thử thách khắc nghiệt nhất trong chế độ quân chủ của mình. Sau khi Diana và bạn trai qua đời ở Paris khi chiếc xe của họ bỏ chạy khỏi cánh săn ảnh với tốc độ cao, người Anh đã phải trải qua một nỗi đau và cơn thịnh nộ tập thể hướng về Charles và gia đình ông. Nữ hoàng Elizabeth ở lại Lâu đài Balmoral, bà cảm thấy rằng nhiệm vụ đầu tiên của bà là phải cách ly những đứa cháu trai còn nhỏ của mình khỏi cơn cuồng loạn đang gia tăng của công chúng.

Sự tức giận trở nên tập trung vào cột cờ phía trên Cung điện Buckingham. Đám đông bên ngoài muốn xem một lá cờ ở vị trí cao một nửa. Đối với nữ hoàng, điều đó sẽ là một sự vi phạm nghi thức và truyền thống – cờ của cung điện chỉ tung bay theo tiêu chuẩn hoàng gia khi quốc vương đang sống trong đó.

“Trong sự cộng sinh kỳ lạ giữa người cai trị và người bị trị, người dân Anh đã khăng khăng rằng Nữ hoàng thừa nhận rằng bà đã cai trị theo sự đồng ý của họ và chiều theo ý chí của họ,” Tony Blair, thủ tướng vào thời điểm đó, viết trong hồi ký của mình. “Sự tức giận của công chúng đang hướng về gia đình hoàng gia.”

Tuy nhiên, sự kiên định ban đầu của Elizabeth đã tan biến sau những lời khuyên can từ các cố vấn của bà. Lá cờ được kéo lên, bà trở về sớm từ Balmoral, để kịp xuất hiện với đám đông trước Cung điện Buckingham, sau đó bà phá vỡ sự im lặng của mình với một bài phát biểu trên truyền hình. Nữ hoàng đã không tôn vinh Diana, nhưng bà đã bày tỏ đau buồn vì Diana: “Ai mà đã từng biết Diana sẽ không bao giờ quên cô ấy. Hàng triệu người khác chưa bao giờ gặp Diana, nhưng nếu họ cảm thấy họ biết Diana, họ sẽ nhớ đến cô ấy”.

Vụ việc trên là một lời nhắc nhở hiếm hoi rằng đối với tất cả bề dày lịch sử và sự hiện diện sâu rộng của Hoàng gia Anh trong kết cấu và tâm lý cuộc sống của người Anh, chế độ quân chủ này vẫn là một thể chế mong manh.

Wallis Simpson, người phụ nữ có số phận đã thay đổi vận mệnh của Elizabeth, đã viết về việc bà đã không chuẩn bị sẵn sàng cho việc Edward đột ngột bị Hoàng gia ghẻ lạnh, mặc dù trước đó chính Hoàng gia đã đưa ông lên vị trí cai trị. “Tôi chưa bao giờ thấy Vua Edward thực sự dễ bị tổn thương như thế, rằng quyền lực mà ông ấy thực sự có hóa ra nhỏ bé tới vậy,” bà viết.

Trong khi Edward đặt lợi ích cá nhân của mình lên trên chế độ quân chủ, thì cô cháu gái Elizabeth của ông đã dành cả cuộc đời mình để đặt chế độ quân chủ lên hàng đầu.

Pimlott đã viết rằng “trong tâm thức của bà có một mạch nỗi buồn: một số người nói rằng bên dưới bề mặt của Nữ hoàng là một chút đam mê, mặc dù không thể xác định đó là đam mê đối với ai hoặc với cái gì. Tuy nhiên, bà vẫn tỏ ra tự chủ, và không mất đi khả năng tự kiềm chế của mình”.

Đằng sau hậu trường

Những người viết tiểu sử tìm hiểu cuộc đời của Elizabeth đã nhận thấy rằng khi ở riêng tư và trong môi trường không có người bảo vệ, bà là một người bắt chước xuất sắc, coi tiết kiệm là một phẩm chất tốt và thích những thú vui khá nhàm chán theo kiểu cũ, chẳng hạn như khiêu vũ theo hình vuông, chơi ghép hình, nhiếp ảnh và xem truyền hình.

Bà sở hữu một chuồng ngựa đua và trang trại ngựa giống, nhờ một người quản lý đường đua làm việc với những người huấn luyện, và tích cực tham gia vào việc mua những con thuần chủng. Vào năm 2013, sáu thập kỷ sau khi đăng quang, bà đã chứng kiến ​​con ngựa của mình là Estim giành được Cúp vàng tại Ascot. Nữ hoàng phản ứng với niềm vui khôn tả, cười rạng rỡ và vỗ tay với niềm hân hoan như trẻ thơ.

Trong những lần khi sự an toàn của mình bị đe dọa, Nữ hoàng đã thể hiện dũng khí của mình. Khi bà cưỡi ngựa đến Trooping the Colour, cuộc duyệt binh hàng năm theo nghi lễ của quân đội, vào tháng 6 năm 1981, một thanh niên đã bắn sáu viên đạn trên đường đi của bà. Elizabeth làm cho con ngựa đang giật mình trấn tĩnh lại, và bà tiếp tục duyệt hàng binh danh dự, trong khi một lính canh người Scotland truy đuổi thanh niên trên.

Năm tiếp theo mang đến cho bà một mối đe dọa còn rùng mình hơn. Vào tháng 7 năm 1982, một kẻ theo dõi tên là Michael Fagan đã tìm thấy đường vào phòng ngủ của Nữ hoàng. Những nỗ lực của bà để kêu gọi nhân viên giúp đỡ đã thất bại, ít nhất là lúc đầu. Elizabeth sau đó nhớ lại, theo lời Lacey, rằng “Tôi bước ra khỏi giường, mặc áo choàng và đi dép lê, ưỡn người đứng thẳng như một nữ hoàng, chỉ tay về phía cửa và nói, ‘Cút ngay!’ – và anh ta vẫn không đi.”

Elizabeth chỉ cao 5 feet 4 inch (Victoria thấp hơn, cao 4 foot-11.)

Nữ hoàng là một người sống theo thói quen và có vẻ khó tính. Bà sống theo một lịch trình chi tiết, ít thay đổi trong nhiều năm. Nữ hoàng thường trú tại Cung điện Buckingham hoặc Lâu đài Windsor ưa thích của bà, nơi bà sống vào tháng Tư và hầu hết các ngày cuối tuần. Nữ hoàng đã đến sống dài hạn ở Windsor kể từ khi Đại dịch covid-19 bắt đầu.

Bà đã dành phần lớn thời gian của tháng 8 và tháng 9 tại Balmoral, nơi khách được chiêu đãi tiệc thịt nướng do Philip điều hành. Tony Blair kể lại: “Hoàng gia nấu ăn và phục vụ khách. Nữ hoàng hỏi bạn đã ăn xong chưa, bà xếp các đĩa lên và đi vào bồn rửa để rửa chúng.”

Vào dịp Giáng sinh và Năm mới, bà tập họp gia đình mình tại Sandringham, điền trang của bà ở East Anglia. Có lẽ nơi nghỉ ngơi yêu thích của bà là một con tàu sơn xanh mang tên Du thuyền Hoàng gia Britannia. Con tàu này đã được ngưng sử dụng vào năm 1997 tại một sự kiện mà Nữ hoàng đã rơi một giọt nước mắt hiếm hoi trước công chúng.

Tại Balmoral và Sandringham, công chúng có được những góc nhìn thoáng qua về việc đáng lẽ Elizabeth có thể đã sống như thế nào nếu bà không trở thành Nữ hoàng: bà trở thành một phụ nữ đồng quê người Anh đi giày cao gót trong bộ đồ màu xanh dẫn đầu một đám chó rừng xứ Wales lội bùn.

Theo người viết tiểu sử Sally Bedell Smith, bà có một nhóm bạn bè và người thân nhỏ và kín đáo, những người mà bà có thể tâm sự một cách riêng tư sau cả ngày phải sống cho công chúng, nhưng ngay chính họ cũng sẽ cúi đầu chào Nữ hoàng theo lễ nghi, và bà vẫn giữ một khoảng cách nhất định với họ, theo người viết tiểu sử Sally Bedell Smith.

Smith, trong một cuộc phỏng vấn, cho biết bà đã tìm hiểu Elizabeth bằng cách nghiên cứu kỹ các thói quen buổi sáng Chủ nhật của bà. Elizabeth sẽ cầu nguyện tại Nhà nguyện Hoàng gia ở Windsor và sau đó tự lái xe đến gặp người chị họ và người bạn suốt đời của mình, Margaret Rhodes, người sống trong một ngôi nhà nhỏ ấm cúng trên khu đất Windsor mà nhà vua đã tặng cho bà.

Elizabeth sẽ ngồi trên chiếc ghế sofa thoải mái nhưng đã bạc màu, nhâm nhi ly cocktail rượu gin và Dubonnet yêu thích của mình, và trò chuyện với bà Rhodes về các sự kiện trong tuần giữa những bức ảnh gia đình được đóng khung trang trọng.

Trong một tâm trạng suy tư hiếm hoi trong bài phát biểu trước các nhà lãnh đạo Khối thịnh vượng chung vào năm 2011 tại Perth, Úc, Elizabeth đã mượn một câu châm ngôn của thổ dân Úc để bày tỏ cảm xúc của mình.

“Tất cả chúng ta đều là những du khách đến thăm nơi này. Mục đích của chúng ta ở đây là quan sát, học hỏi, trưởng thành, yêu thương… và sau đó chúng ta lại trở về nhà”.

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Học Giả Bùi Chí Vịnh

    Bạo chúa Putin “không được mời dự tang lễ nữ hoàng Anh”
    Chỉ một nội dung đơn sơ thôi nhưng mà cực kỳ lăng nhục
    Sống như thế nào để bị cô lập giữa hành tinh
    Mang tiếng làm đại đế Nga nhưng tự mình quản thúc

    Danh sách “không được mời” còn có chư hầu Belarus
    Có Myanmar, Triều Tiên những xứ sở độc tài
    Những xứ sở đẩy dân mình vào địa ngục
    Và giết người chỉ bằng một cái búng tay

    Thời Internet toàn cầu không có chỗ “giả nai”
    Không có chỗ đi đêm bằng “phiếu trắng” hay “phiếu chống”
    Không có chuyện mặc áo giấy hay áo cà sa
    Khi ma quỷ lẫn thầy chùa đều hí lộng

    Cái chết của nữ hoàng Anh lại bắt đầu “sự sống”
    Bắt đầu sự thiện ác công khai, sự minh bạch chính tà
    Trái đất không chứa bọn độc tài đánh đu tham vọng
    Trái đất để dành cho cỏ và hoa…

    Putin soi gương thành độc tài Stalin

    Nguồn Mạng.

  2. HỌC GIẢ BÙI CHÍ VINH

    19 tuổi lao động như một thợ sửa xe
    Cô gái đang quỳ trong tấm hình chính là nữ hoàng Anh sau này với vương hiệu Elizabeth
    Chuyện bình thường của một nữ quân nhân kiêm tài xế xe tải thời chống phát xít Đức
    Trong chiến tranh không có chuyện lá ngọc cành vàng

    “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” rất rõ ràng
    Nhưng đây là Đại úy Elizabeth Windsor vô cùng quý phái
    Đây không phải là đàn bà mà mới là… con gái
    Chẳng cần hóa trang thành Hoa Mộc Lan mà làm rung động triều đình

    Mối tình với Hoàng tử Philip của bà gây sửng sốt nước Anh
    Cặp đôi “Love Story” trị vì 70 năm vẫn còn nguyên lãng mạn
    96 tuổi bà ra đi đêm qua trong bình yên và thanh thản
    Để gặp lại chàng Romeo Philip ở trên trời

    Bài thơ tiếc thương bà và buồn cho đất nước tôi…

    Nguồn Mạng.

    • https://www.youtube.com/watch?v=nXUUIOlvanQ
      LIVE VIDEO: Procession for Queen Elizabeth II from Buckingham Palace

      Đúng là VĂN MINH ANH … Hơn 10 Thế kỷ Quân chủ phong kiến chuyển thành Quân chủ LẬP HIẾN vững bền đang đứng trước THÁCH THỨC vô cùng lớn của Thế kỷ 21 ĐẦY BIẾN ĐỘNG

      https://www.youtube.com/watch?v=nXUUIOlvanQ
      XEM TRỰC TIẾP TRUYỀN HÌNH Quốc táng CHÍNH THỨC vừa khai mạc: Procession for Queen Elizabeth II from Buckingham Palace

      So với Đế quốc LIÊN XÔ từ 1917-1991 VƯƠNG QUỐC ANH thật là vững bền xuyên qua hơn 10 Thế kỷ

      So với Đế quốc TÀU HÁN CỘNG (1949 – ???? ) VƯƠNG QUỐC ANH thật là vững bền xuyên qua hơn 10 Thế kỷ

      Cùng với Vua Charles và các thành viên khác của Gia đình Hoàng gia, họ đi về Hội trường Westminster, nơi sẽ đặt quan tài Nữ hoàng.
      Đi bộ sau quan tài là bốn người con của Nữ hoàng, Vua Charles, Công chúa Anne và Hoàng tử Edward, trong bộ quân phục, cùng với Hoàng tử Andrew.

      Và phía sau họ là William, hiện là Hoàng tử xứ Wales, và Hoàng tử Harry.

      Quan tài của Nữ hoàng đi qua bên dưới ban công Cung điện Buckingham, nơi chỉ ba tháng trước, bà đã xuất hiện tại lễ kỷ niệm Năm Thánh Bạch kim.

      Vua Charles III và Hoàng gia đi sau quan tài Nữ hoàng ngày 14/9

      Bên đường, có những tràng pháo tay râm ran và một số giọt nước mắt từ những người đưa tang tập trung dọc theo tuyến đường.

      Công chúng sẽ có thể bày tỏ lòng thành kính trước quan tài của Nữ hoàng tại Hội trường Westminster từ 5 giờ chiều nay.

      Trong khoảnh khắc đoàn kết mang tính biểu tượng, Hoàng tử William và Hoàng tử Harry đã sánh bước bên nhau, theo sau quan tài của Nữ hoàng Elizabeth II khi rời Cung điện Buckingham.

      Ban nhạc chơi những bản nhạc trầm lắng trong buổi lễ trang trọng ngày 14/9 tại London.

      Là nhà dân chủ nhưng XIN NGẢ MŨ Vĩnh biệt NỮ HOÀNG Elizabeth II MỘT CHÍNH KHÁCH LỖI LẠC của Thế giới Thế kỷ 20-21

      TỶ LƯƠNG DÂN

  3. Liên hiệp Vương quốc Anh ĐỐI CHIẾU Đế chế Liên Xô
    **************************************

    https://youtube.com/shorts/b086TBOXT18?feature=share

    “I declare before you all that my whole life whether it be long or short shall be devoted to your service and the service of our great imperial family to which we all belong.”
    Her Majesty The Queen
    On her twenty-first birthday, 21 April 1947, Princess Elizabeth
    “Tôi tuyên bố trước toàn thể dân chúng, tôi sẽ cống hiến cả cuộc đời mình, dù ngắn hay dài để phục vụ mọi người và phục vụ hoàng gia vĩ đại nhất của tất cả chúng ta”

    — Nữ hoàng bệ hạ
    Vào ngày sinh nhật thứ 21 của mình, ngày 21 tháng 4 năm 1947, Công chúa Elizabeth

    Khối Thịnh Vượng chung vững bền Bình đẳng
    Trong Thời phi thực dân hóa khép lại Vĩnh hằng
    Giữa Thuở Địa chấn Tường Bá Linh sụp đổ
    Kéo theo Đế chế Liên Xô dây chuyền tan hàng

    Quân chủ phong kiến ngai vàng từng là biểu tượng Thống trị
    Nữ Hoàng biến thành công cụ Liên kết Tự do Tự nguyện Công bằng
    Sáng lập Khối Thịnh vượng Chung từng là thuộc địa Anh Quốc
    Sáng kiến Nữ hoàng bao lần cứu vớt Hoàng gia Đại tộc
    Lãnh đạo Tinh thần nền quân chủ lập hiến yên lành
    Lèo lái Đất Nước giữa dòng cuồng lưu Thời Hiện đại
    Mặt trời không bao giờ lặn trên Vương quốc Anh
    Quốc ca “Xin Chúa phù hộ Nữ hoàng” tựa Khúc ca Quốc tế
    Sáu châu Bốn biển thầm vang âm nguyện cầu chân thành
    Quân vương vừa băng hà Bảy mươi năm trị vì Anh lập hiến phong kiến
    Quảng trường Điện Hoàng gia người cầm Hoa nến hát đồng thanh
    Người Luân Đôn hâm mộ hoàng gia không cầm được nước mắt
    Nữ Hoàng biểu tượng Hòa giải – Ổn định trấn an Thần dân bình tĩnh
    Vượt bao Bão lốc: Chiến tranh – Khủng hoảng, cầm lái Đất Anh
    Vượt qua Khủng bố – Đại dịch bằng Tấm lòng yêu Dân yêu Nước
    Tôi – Người cộng hòa miễn cưỡng kính trọng Nữ Hoàng chân thành
    Với Sức mạnh Tinh thần & Tình thương Người hòa hợp hòa giải
    Người chung thủy với Lời thề “cống hiến trọn đời vì Vương quốc Anh”

    TỶ LƯƠNG DÂN


  4. Xin ngả mũ chào vĩnh biệt Nữ Hoàng Anh !
    *********************************

    https://www.youtube.com/watch?v=S0ZFBun4WMs
    James Bond and The Queen London 2012 Opening Ceremony | Epic Olympic Moments

    Linh hồn Phong kiến Hiện đại Anh
    Bảy mươi năm lãnh đạo tuyệt thành
    Đoàn kết Khối thịnh vượng Chung nhất
    Sáu châu lục Vương quốc Liên hiệp Anh
    Tượng đài sống động xuyên Thế kỷ
    Vương quyền hòa Tài đức trâm anh
    Anh quốc vững bước hàng đầu Thời đại
    Hung tin Nữ Hoàng băng hà phát thanh
    Thế kỷ Hai mươi dư âm khép lại
    Ân tình khoan dung Người tặng trần gian

    Cách mạng Pháp đoạn tuyệt Phong kiến
    Hoàng hậu dưới máy chém thép xanh
    Hóa học gia * cũng đầu rơi huyết chảy
    Nhà Toán học lỗi lạc ** may thoát máu tanh
    Cách mạng Nga cắt đứt tận gốc rễ
    Thảm sát gia đình Vua thả cuối gành
    Vòng xoắn bạo động Cách mạng Tề + Vệ
    Hoàng đế cuối cùng Việt + Tàu tắt nhanh
    Tin nền Cộng hòa chính thể Dân chủ
    Vẫn kính mến Nữ Hoàng Bậc Tinh anh
    Trường tồn liên tục giữa Thế giới biến động
    Đại dịch – Môi sinh – Đói khổ – Chiến tranh

    TỶ LƯƠNG DÂN

    * Antoine Lavoisier
    ** Joseph Fourier – Nhà Toán học thi ca vĩ đại bất tử trong Lịch sử Toán Thế giới

Leave a Reply to TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây