Tất cả đều từ… ‘đạo pháp – dân tộc – chủ nghĩa xã hội’

Blog VOA

Trân Văn

26-8-2022

Đại Đức Thích Trúc Thái Minh trong một buổi giảng pháp. Hình: Trích xuất từ video trên YouTube của trang “Thầy Thích Trúc Thái Minh

Chưa bao giờ Phật tử bày tỏ sự buồn nản trên mạng xã hội nhiều như thế. Chưa bao giờ trên mạng xã hội, những cụm từ “Phật giáo quốc doanh” và “sư quốc doanh” lại phổ biến như đang thấy.

Tuần này, dư luận về “tăng nhân” và “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” tiếp tục được hun nóng sau khi hệ thống truyền thông chính thức loan báo: Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng ở tỉnh Quảng Ninh, trở thành… Phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2022-2027 (1).

Đại đức Thích Trúc Thái Minh, thế danh Vũ Minh Hiếu đã khuấy động dư luận vài lần vì là tác giả kịch bản kiêm đạo diễn một số hoạt động bị công chúng lên án là dùng Phật giáo để kinh doanh (tổ chức cúng vong – giải vong thu tiền, tổ chức lễ sớt bát để thu tiền trong dịp Vu Lan vừa qua).

Sau khi phân tích nhiều yếu tố “chướng tai, gai mắt”: Ví dụ ngồi kiết già dước gốc Bồ Đề, tay này cầm tràng hạt, tay kia cầm điện thoại loại Vertu có giá khoảng vài chục ngàn Mỹ kim… Chỉ mới xuất gia vài năm nhưng dám xoa đầu chúng sinh… Ví dụ dùng nghi thức của hệ phái khác để thu tiền, bất kể việc sử dụng các nghi thức để ra giá thu tiền từng là nguyên nhân khiến ông Hiếu bị tước bỏ tất cả các chức vụ trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam và tỉnh hội Quảng Ninh cách nay ba năm,… Nguyễn Hồng Lam than: Quần chúng u mê còn có thể hiểu nhưng cả luật pháp cũng không lên tiếng, cả Giáo hội Phật giáo vẫn điềm nhiên để cho vị trụ trì Ba Vàng được bổ nhiệm Phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Bình ngay giữa ta bà thị phi chưa dứt thì thật không hiểu nổi.

Theo Nguyễn Hồng Lam, điều đó phản ánh thực trạng một thời mạt pháp, xúc phạm chân tu, làm bại hoại Phật giáo. Để điều đó diễn ra công nhiên, phải chăng cả pháp luật nhà nước lẫn giới luật Phật giáo đều chưa thoát khỏi tình trạng u mê (1).

Chẳng riêng Nguyễn Hồng Lam, đa số người sử dụng mạng xã hội cũng không thể nào lý giải cặn kẽ vì sao lại thế, ngoài những phỏng đoán như Võ Đắc Dự: Chỉ có thể hiểu tay ni là “cán bộ nguồn” đặc biệt quan trọng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (3).

Hoặc những phát giác như Nguyễn Thiện: Từ quy trình bổ nhiệm đăng trên Tuổi Trẻ, có thể nói Phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tương đương Phó Giám đốc Sở (4). Trên thực tế, các viên chức hữu trách ở Quảng Bình đã khẳng định với nhiều cơ quan truyền thông chính thức rằng “ngoài việc xin ý kiến các sở, ngành liên quan, quy trình giới thiệu thầy Thích Trúc Thái Minh đúng các qui định pháp luật và được Sở Nội vụ chấp thuận”. Còn một Thượng tọa là Uỷ viên Thư ký Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Văn phòng Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì trấn an: Mỗi thành viên khi tham gia công tác phật sự đều đã được thẩm định tư cách công dân, tư cách tu sĩ và đặc biệt là có năng lực, tâm huyết cống hiến cho đạo pháp và dân tộc.

Tuy nhiên những tuyên bố nhằm biện giải, trấn an ấy chẳng khác gì “đổ dầu vào lửa”. Vài ngàn người tán thành ý kiến của Trinh Thi: Gia đình chúng tôi từ trước đến nay đều nghe theo tiếng gọi của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nhưng từ khi biết chuyện đại đức Thích Trúc Thái Minh chuyển về Quảng Bình làm Phó Ban trị sự Phật Giáo là do chính quyền điều chuyển thì gia đình chúng tôi xin thoát ly và từ chối tất cả mọi hoạt động liên quan đến tất cả các cấp của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam.

Một tổ chức tôn giáo nằm dưới sự điều khiển của chính quyền như vậy là không xứng đáng để tin theo mà tu tập. Chức sắc giáo hội lãnh đạo giáo dân lại do những bên không liên quan tôn giáo như Sở Nội vụ, Ủy ban tiến cử, điều chuyển thì khó có thể hoạt động thuần tôn giáo, thậm chí trong Ủy ban nhiều người còn không theo đạo Phật nhưng lại có quyền chỉ định lãnh đạo Phật giáo. Vì vậy, gia đình chúng tôi xin từ chối tất cả sự liên quan đến hoạt động của giáo hội các cấp và sẽ tự tìm đường tu tập riêng cho mình (5)…

Tương tự, Thái Hạo – một nhà giáo và cũng là một Phật tử bảo rằng, điều duy nhất khiến ông bận tâm trước việc sắp xếp cho Đại đức Thích Trúc Thái Minh làm Phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2022-2027 là… Không biết các Phật tử Ba Vàng và Phật tử cả nước (những người đang ra sức tung hô, bảo vệ, quỳ mọp và tin tưởng) có hiểu tin ấy mang ý nghĩa gì không? Chính quyền đã ngửa bài, công khai: Sư Minh là một công chức, một cán bộ, chịu sự phân công của Sở Nội vụ và Ủy ban nhân dân tỉnh chứ không phải là một tu sĩ/tỳ kheo. Rằng Giáo hội Phật giáo là một tổ chức đoàn thể chứ không phải là một tăng đoàn. Đến nước này, nếu họ vẫn còn quỳ mọp và mang tiền tới cúng thì thôi, vì hết thuốc, dù có xe tứ mã kéo lại thì cũng không thể ngăn nổi họ được. Đó là nghiệp của họ, họ đã tự nguyện hiến thân, chứ không đơn thuần là sự u mê nữa. Còn chúng ta, chúng ta cũng hãy thôi ngạc nhiên đi. Như không bao giờ ngạc nhiên vì đoàn thanh niên vẫn làm công việc của đoàn thanh niên vậy (6).

***

Chưa bao giờ Phật tử bày tỏ sự buồn nản trên mạng xã hội nhiều như thế. Chưa bao giờ trên mạng xã hội, những cụm từ “Phật giáo quốc doanh” và “sư quốc doanh” lại phổ biến như đang thấy. Rất nhiều người than về “thời mạt pháp”, có người như Nguyễn Hồng Lam gọi lúc này là “thời trụy lạc” và: Lạy Đức Thế Tôn, vậy thì chúng sinh ở xứ này còn trụy lạc trong bể khổ đến bao giờ? Chính Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang tự lột trần diện mạo của phương châm “đạo pháp – dân tộc – chủ nghĩa xã hội”.

Có những người như Ngô Hải Cồ đề nghị: Tín ngưỡng, đức tin cho người ta hướng thiện. Đạo nào cũng răn dạy người ta sống hiếu nghĩa, đạo đức. Trong xã hội cường quyền, con dân yếu thế không đặt niềm tin tuyệt đối vào cán cân công lý, vào việc được luật pháp bảo vệ nữa, họ đặt niềm tin vào tín ngưỡng. Đã phát lộ không thiếu sư thày có tiếng tăm nhưng ăn chơi sa đoạ, xe đẹp, gái đẹp, điện thoại đẹp… thể hiện đẳng cấp của bề trên, tham sân si nhưng nhả giọng từ bi. Sư quốc doanh rao giảng những thứ hao hao giống đạo Phật, triệt tiêu tính phản kháng trước bất công của con dân yếu thế. Kiểu “mày cướp của tao cũng được, Trời – Phật có mắt, mày sẽ gặp quả báo”. Nhân quả là có thật! Tin vào Đức Phật không có nghĩa là tin vào sư. Sư không có nghĩa là Phật (7).

Chú thích

(1) https://danviet.vn/dai-duc-thich-truc-thai-minh-lam-pho-ban-tri-su-phat-giao-quang-binh-20220824162120076.htm

(2) https://www.facebook.com/NguoiCuaGiangHo04/posts/pfbid02hQDT2HpnPcdhxLy5F9Goii8F8mLPPAPttRbx28jk6HNMDFQeK9Akc25hFokKsg8il

(3) https://www.facebook.com/100076961700798/posts/pfbid04WgPfLnvccWUnFFG77cVgBgna6M4869qSRjE56pPXfRWYbkQyo9UmbHGxwD6hTVXl/

(4) https://www.facebook.com/nguyenthien.haihuoctutrao/posts/pfbid02cx9k29kEpGeCupP9RCwkvbY34uxNTBHLCeCzskWZvCj4whuGYnMGuL68H5amwNkol

(5) https://www.facebook.com/100033092351865/posts/pfbid02PMsWdb9gKm4eYJRiZiMUEVxJfNu2cyYisW2fGZmZGKJEV4kLVwtjxNyxfxBxoyRpl/

(6) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02WjYHSBFXB9efyqvgrQdnbpx1Tq5b7Uy7PP4urf5F93AYq7XTkTH9RzLnr4pwQRLyl&id=100059910855657

(7) https://www.facebook.com/100006788252245/posts/pfbid0234uz9SNXHXoZwirWhKhq7Y2ynueAtga8uypPiKavn7qjneB2PQT9Ejdn7RYG6X9Pl/

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN


  1. Phật giáo Yên Tử phải là Thành trì Vạn đại ngăn kẻ thù Bắc phương
    *********************

    Từ Vô hạn Vô lượng Quang minh
    Phật tử thuần thành yêu Nước mình
    “Trường thành Triệu lý” như Phật giáo
    Hóa thành Quốc giáo chống viễn chinh
    Thành trì thành quách ngăn vó ngựa
    Mông Cổ cuồng chinh sau thắng Bắc Kinh
    Đến Thăng Long hóa đoàn quân chiến bại
    Ba lần thua Thoát Hoan chui ống đồng cứu mình
    Thành cát Tư hãn cũng đành nuốt hận
    Vua Trần Nhân Tông gác kiếm lên Núi Linh
    Yên Tử thành Bụt sáng lập Phật thiền Việt

    Nhìn Phật giáo nhập Hán Thành hòa Đông Kinh
    Hàn – Nhật cũng dựa vào Phật giáo Ái quốc
    “Trường thành Vạn lý” cản Nguyên Mông viễn chinh
    Nay nhìn Phậ..P giáo nối dáo đâm đao Mùa Pháp nạn
    Tăng quan quỷ tăng ma tăng Thích Nhặt Tiền dục tình
    Chẳng qua lũ côn an cạo trọc nằm vùng chùa + giáo hội
    Hốt tiền + đặt thằng Hồ AK ngồi trên cả Phật giả tụng kinh
    Sư hổ mang ‘đạp mái’ ni cô thực ra chỉ là gái gú
    Đến Chùa Trấn Quốc : “thầy về !” ngồi xe ‘mẹc’ đa tình
    Sau đó sóng địa chấn đến trung tâm Hà L..ội động đất
    Té ra “thầy về !” sư hổ mang chở theo Người tình mình
    Bác Trọng ơi ! Ném vào lò tôn bọn sư bà bà sư hổ lửa
    Dẹp tan Mùa Pháp nạn cắt chim xén l..ờ lũ u minh !

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT


  2. Mười chín Mùa Vu Lan với 19 Hoa Hồng Trắng ghi Tâm thảm
    ****************

    Vu Lan Đất Pháp chớm vào Thu
    Mười chín cánh Hồng Trắng sương mù
    Đếm năm Mẹ về đoàn tụ Bố
    Quốc Quốc than thở dưới Trăng Thu
    Lễ hiếu sinh cả Vong hồn lưu lạc
    Chiến binh Việt hai bên hết Hận thù
    Ngắm Huyết Trăng Ngân hà lấp lánh
    Nhìn Bắc Đẩu nhắn Cố Hương lời từ…

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
    Vu Lan Đất Pháp
    Thứ Sáu, Ngày Rằm tháng Bảy = ngày 12 tháng 8 Dương lịch 2022

  3. Ngay ở miền Nam VN.trước 1975 cũng có một vài nhà sư đi theo Phật giáo với
    ‘cương lĩnh’ là “đạo pháp- dân tộc- chủ nghĩa xã hội”, huống hồ ở miền Bắc đang
    bị đảng CS. độc tài toàn trị ?

    • Muốn biết rõ hiện tình PGVN. thì nên đọc chứng từ của Đổ Trung Hiếu, một
      cựu cán bộ tôn giáo từng tham gia vào việc thống nhất PG.sau 1975.

  4. Sư quốc doanh chịu sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của đảng thì muốn vẽ dơi vẽ chuột gì thì vẽ.
    Dải đất hình chữ S không có dân, chỉ có một đàn cừu.

Leave a Reply to TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây