Mục đích đào tạo của Đại học

Mạc Văn Trang

25-8-2022

Sáng nay anh Huỳnh Sơn Phước – Nhà báo – Người bình luận chính trị của báo Tuổi Trẻ từ những năm 1980, có trao đổi về Triết lý, mục tiêu giáo dục Đại học và dẫn ra “Bài Nhập môn” cho sinh viên ĐH Vạn Hạnh trước 1975 làm ví dụ.

ĐẠI HỌC VẠN HẠNH SÀI GÒN 1970s

(Nhân sinh nhật 70 của Nguyễn Thành Long)

(Sài Gòn 28.11) Tôi găp Long vào những ngày đầu năm 1971, khi anh đang theo học khoa kinh tế tại Vạn Hạnh. Với những người bạn cùng trang lứa, đây là cơ may, bởi Phân khoa Khoa học Xã hội VẠN HẠNH (gồm có 5 Ban: Xã hội học, Chánh trị học, Kinh tế học, Thương mại học và Nhân chủng học) được nhìn nhận là cơ sở giáo dục KHXH bậc đại học có triết lý giáo duc tiên tiến, hiện đại nhất ở Sài Gòn lúc đó.

Từ ngày đầu nhập môn Vạn Hạnh tôi đã kịp ghi lại trong trang đầu bài học: “Giáo dục không còn là dụng cụ của chính trị; giáo dục cũng không phải là nghề nghiệp mưu sinh: con người giáo dục trước tiên phải là Con Người Tự Do toàn diện và giữ vai trò chủ động trong việc chuyển hướng văn minh nhân loại”.

Rời trường trung học, cầm trong tay mảnh bằng Tú Tài 2, bọn chúng tôi lúc đó được thoát khỏi nạn quân dịch, bay thẳng vào Nam, tìm đường mưu sinh để tiến thân.

Đến Vạn Hạnh, bài học đầu tiên lại là: “Sinh viên đại học không phải là kẻ thu góp trí thức để tìm một địa vị xã hội hay một địa vị văn hoá. Sinh viên và giáo sư đại học trước tiên phải là những con người sáng tạo, những kẻ phê phán hỗ tương; sinh viên không phải nô lệ vào thẩm quyền trí thức của giáo sư và giáo sư cũng không phải nô lệ vào thẩm quyền hành chánh của tổ chức và cơ quan; mỗi một người là một cá thể độc đáo, tự chọn lựa và tự quyết định chủ hướng trí thức của mình để nhìn thẳng vào sự thật, đi vào thực tại và thoát ly ra ngoài mọi ý niệm, mọi chủ thuyết, mọi ý thức hệ, mọi tín điều, mọi tổ chức; bởi vì tất cả ý niệm, chủ thuyết, tín điều, ý thức hệ và tổ chức chỉ là những chướng ngại ngăn chận lại sức sáng tạo vô biên của cá thể giải thoát, cá thể tự do, con người thoát ly ra ngoài tất cả sự sợ hãi trong ý thức và vô thức, tự mình làm chủ sinh mệnh mình, điều động đời sống mình trong ý nghĩa mà mình tự sáng tạo cho mình. (Thích Minh Châu).

Với châm ngôn Duy Tuệ Thị Nghiệp, tức là mọi hoạt động của cơ sở giáo dục này cốt yếu là để phát triển kiến thức, trí tuệ cho sinh viên, Vạn Hạnh là nơi cung cấp nghề nghiệp cao cấp (bậc đại học), đào tạo những con người tự do, những cá thể độc đáo sáng tạo, lành nghề và toàn tâm phụng sự xã hội.

Tuổi 20, Nguyễn Thành Long tốt nghiệp cử nhân thương mại, rồi tiếp tục theo hoc Cao học ngành Tiền tệ Ngân hàng. Anh hưởng trọn những thành tựu tiên tiến nhất của khoa KINH TẾ HỌC, và tư tưởng dấn thân “cứu nhân độ thế” của VẠN HẠNH.

Sau 1975, như mọi người đều biết, Võ như Lanh, Lê Thị Điệp, Kim Hạnh, Nguyễn Hữu Định, Nguyễn Thành Long, từ Vạn Hạnh trở thành Doanh nhân, nhà báo, như những con người “không lệ thuộc vào một lý tưởng, vào tín ngưỡng, vào một biên giới quốc gia nhất định”. Họ thật sự là những con người giáo dục như kỳ vọng vủa VẠN HẠNH “không còn là dụng cụ của bất cứ chính thể và chính quyền nào, không bận tâm lo lắng xây dựng một tổ chức hào nhoáng đồ sộ mà bỏ quên thực chất sáng tạo của tư tưởng giải phóng”.

Họ nói “không” với thể chế kinh tế chỉ huy, tập trung, quan liêu bao cấp trói chết sức sản xuất, từ chối quyền tự do làm ăn sinh sống và mưu cầu hạnh phúc của công dân.

Từ cái nôi Duy Tuệ Thị Nghiệp, Nguyễn Thanh Long (Tổng giám đốc SJC, Chủ tịch EIB) và những người bạn Vạn Hạnh mà tôi được quen biết, đã góp công lớn giải cứu đất nước ra khỏi đêm dài nô lệ, khủng hoảng và suy kiệt. Họ có vai trò rất quan trong từ “đêm trước đổi mới – 1986” cho đến hôm nay.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. HỌC ĐẠI vạn hạnh là SÀO HUYỆT hang ổ NẰM VÙNG vịt cộng …
    Sau 30 tháng Tư Đen nơi đây tụ tập bọn cắt mạng cơ hội 30 … đeo băng đỏ súng AK 47 đi bắt bớ và nhât là chúng tịch thu sách vở gọi là ‘văn hóa đồi trụy Miền Nam Mỹ Ngụy” qua lệnh của Hạ tọa Thích Minh Tr..âu BỌN Vũ Hạnh … cùng đám Hạ tọa THÍCH ĐỬ THỨ….Tiểu (đại) đức THÍCH đủ thứ NGUYÊN HỒNG giáo sư Nhật ngữ …một lũ trốn quân dịch NẰM VÙNG cạo trọc… THÍCH đủ thứ NGUYÊN HỒNG thoát y áo cà sa về đời phàm tục cưới vợ

    Chính cái HANG Ổ HỌC ĐẠI vạn hạnh là SÀO HUYỆT hang ổ NẰM VÙNG vịt cộng … đã đẻ ra lũ QUÁI THAI tăng quan ma tăng quỷ tăng như THÍCH CHÂN QUANG thích thái minh CHÙA BA VÀNG …. hôm nay

    Chưa hết HỌC ĐẠI vạn hạnh nơi ĐÀO TẠO những siêu quái thai ĐẠI QUÁI VẬT như Trùm MÃ GIÁM SINH nguyễn công khế duyên dáng vịt nôm

    Chưa hết HỌC ĐẠI vạn hạnh nơi ĐÀO TẠO những siêu quái thai ĐẠI QUÁI VẬT như thằng TRƯƠNG HỮU NGỌ cả CHA lẫn CON nhà hắn lập ra TẬP ĐOÀN khai cả trăm triệu Âu kim euros doanh thu doanh số QUA CÁI QUÁN nhà hàng vịt nôm ở ngoại ô Paris như tôi đã có hồ sơ về
    thằng TRƯƠNG HỮU NGỌ cả CHA lẫn CON nhà hắn SIÊU ĐẠI GIA vịt kìu RỬA TIỀN cho bọn siêu quan đỏ ĐÀ NẰNG như CHÚA TỂ MIỀN TRUNG Nguyễn Bá Thánh VŨ Nhôm

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    vien.nguyen1952@gmail.com

  2. Mục đích của đào tạo đại học là đào tạo ra các học giả, các doanh nhân làm ra sản phẩm có ích cho xã hội (kèm theo đó là có ích cho bản thân và gia đình mình), vì thế, sản phẩm của đào tạo đại học là phải tạo ra các LAO ĐỘNG GIA với công cụ là CÁC KHIẾU CỦA BẢN THÂN: hành nghề bằng mồm (ca sĩ, nhà giáo….), hành nghề bằng tay, chân, thân mình (vận động viên, khiêu vũ, các nghề thủ công mỹ nghệ….). Vì thế, sai lầm lớn nhất của nhiều trường đại học là tạo ra các lũ con buôn (kể cả đại học cao quý nhất là Harvard nhé): khi ra trường, thì các học giả, các doanh nhân bị biến chất, chúng hành nghề bằng LỖ MÔM, LỖ TRÔN và LUÔN LUÔN TỰ GIÁC, (hu…. hu…., buồn cho ĐỨC PHẬT quá), biến mọi khiếu của mình thành LỖ trong quá trình hành nghề của mình!!

  3. Xin lỗi để nói thẳng ra sự thật là đại học Vạn Hạnh là một đại học tư nhân
    hay đúng hơn của Phật giáo (VNTN.) nhưng người đứng đấu là Đinh Văn Nam,
    đảng viên CS., tức HT. Thích Minh Châu.
    Sau 1975, nhà sư này được đảng CS. xem như “nhân tố” quan trọng trong việc
    thống nhất với Phật giáo Việt Nam, dù các hòa thượng khác của PGVNTN. như
    Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Thích Tuệ Sĩ v.v. chống lại việc thống nhất
    này vì muốn Phật giáo độc lập với chính trị như trước 1975 ?
    Phải chăng những mỹ từ trong “tuyên ngôn” trên đây là nhằm khuyên bảo sinh
    viên nên trở thành người có tinh thần tự do và nhất là biết thoát ly ra ngoài mọi
    chủ thuyết, mọi ý thức hệ (sic) v.v. kể cả chính quyền quốc gia ?
    Những sinh viên hoạt độgg “nằm vùng” trong đại học này nhiều hơn bất cứ đại
    học nào ở miền Nam VN.với điển hình như Võ Như Lanh,Kim Hạnh v.v.trên kia.
    Đây mới thật là vùng “xôi đậu”, dù thành phần quốc gia nhiều hơn thành phần
    thân cộng và CS.nhưng lại thầm lặng, thụ động,nên bị đám kia lôi kéo vào các
    việc đấu tranh, biểu tỉnh liên miên dưới nhiều chiêu bài hợp pháp v.v. mà chính
    phủ quốc gia không thể làm gì được họ ?

    • Vạn Hạnh chỉ là trường ĐH ghi danh, đậu xong tú tài 2 kiến thức xoàng mới vô đây. Danh giá là Đại học sư phạm, Y khoa, Phú Thọ… thi tuyển tháo mồ hôi hột. Hình như tác giả chẳng biết gì mới tin như thế… Ví dụ như Khoa trưởng Văn khoa là PCT, triết gia nửa mùa, ba rọi… Không có nổi cái Bac 2. Nhưng nói nào ngay trường có môn biểu tình quậy phá rất khiếp…
      “… được nhìn nhận là cơ sở giáo dục KHXH bậc đại học có triết lý giáo duc tiên tiến, hiện đại nhất ở Sài Gòn lúc đó.” Kinh thật! Học Chính trị kinh doanh Đà Lạt còn chưa vỗ ngực như thế.

Leave a Reply to TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây