Tại sao hành vi “phụ nữ cởi trần” lại bị phạt bằng tội gây “mất trật tự nơi công cộng”?

Nguyễn Phương Mai

30-7-2022

Trong một video ngắn ghi lại cảnh team building của một công ty ở Cửa Lò, trò chơi múc nước khiến hai phụ nữ nổi hứng cởi áo con để làm dụng cụ. Bị cộng đồng mạng phản đối, công ty đã bị phạt, tuy nhiên, không phải vì tội có phụ nữ cởi trần mà vì cả công ty đã gây mất trật tự công cộng.

Vậy tại sao hành vi “phụ nữ cởi trần” lại bị phạt bằng tội gây “mất trật tự nơi công cộng”?

Ảnh chụp màn hình

Nguyên nhân là do hiện nay không còn quy định cụ thể về việc xử lý đối với hành vi khỏa thân nơi công cộng.

Trước đây, tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 73/2010/NĐ-CP cho phép cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000-100.000 hành vi: “không mặc quần, áo hoặc mặc quần áo lót ở nơi hội họp đông người, các địa điểm văn hóa, tín ngưỡng, nơi làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội”.

Luật này HẾT HIỆU LỰC từ ngày 28/12/2013.

***

Nếu còn hiệu lực, luật này có thể cho phép xử lý trường hợp như nhiều đàn ông cởi trần đi xe trên đường, hay các chiêu quảng cáo dùng đàn ông cởi trần hay phụ nữ mặc áo tắm ở nơi công cộng.

Cũng vì hết hiệu lực, nhiều vụ đình đám như một chuyên gia marketing cùng 3 người đàn ông phi xe máy rồi chụp ảnh khỏa thân 100% trên đỉnh Mã Pí Lèng khiến nhiều người thấy phản cảm nhưng cũng không thể bị phạt vì tội khỏa thân nơi công cộng.

Vậy giả sử luật này còn hiệu lực thì có thể dùng để phạt vụ hai phụ nữ cởi áo lót ở Cửa Lò không? Câu trả lời có thể không vì theo luật này, bãi biển là ngoại lệ.

Bãi biển tuy là nơi công cộng nhưng người đi biển được phép mặc quần áo lót, quần áo bơi. Nếu họ khỏa thân, họ chỉ bị chửi thôi chứ dùng luật là khó.

Điều này cũng còn vì luật không thể phân biệt giới tính. Nhiều người có thể tranh biện rằng, về mặt văn hóa thì không ổn, nhưng về mặt pháp lý, nếu đàn ông cởi trần tắm biển được thì tại sao lại phạt phụ nữ?

Bộ trưởng Bộ TN&MT Phạm Hồng Hà cùng thuộc cấp tắm biển Vũng Áng, Hà Tĩnh. Ảnh trên mạng

Tuy nhiên, nếu một sự việc bị chửi mà không bị xử thì nhìn lại không ra sao. Chính vì thế, cơ quan chức năng đã dùng hình phạt pháp lý A (gây rối nơi công cộng) để xử lý “tội” văn hóa B (cởi trần trên bãi biển).

Nghe rất vô lý nhưng đây là một cách để xử lý khoảng cách giữa “vi phạm văn hóa” và “vi phạm pháp luật”. Khoảng cách giữa văn hoá và pháp luật này khiến dư luận dậy sóng. Việc dùng A để xử lý B như vậy còn để xoa dịu dư luận. Nhiều báo và trang mạng đăng bài như thể đưa ra thông điệp rằng phụ nữ cởi trần trên bãi biển sẽ bị xử phạt hành chính.

Vấn đề là cách xoa dịu dư luận này có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn:

– Thứ nhất, điều này có thể bị các tổ chức quan sát nhân quyền và quyền bình đẳng hiểu nhầm rằng luật pháp Việt Nam phân biệt giới tính. Nó cũng khiến người dân tự đặt câu hỏi và phán xét tính công minh của luật pháp.

– Thứ hai, điều này không giải quyết cái gốc của vấn đề là một LỖ HỔNG CỦA CHẾ TÀI PHÁP LUẬT cần được giải quyết. Đã có nhiều trường hợp khỏa thân hoặc có những hành vi quá riêng tư nơi công cộng khiến mọi người bức xúc, nhưng cơ quan chức năng lúng túng vì không có chế tài xử lý.

– Thứ ba, việc không có chế tài xử lý nên phải dùng khung hình phạt A để xử lý tội B để vỗ yên tâm trạng của người dân tạo điều kiện cho việc tấn công cá nhân, sỉ nhục người trong cuộc trở thành một vũ khí để gây áp lực với bộ máy công quyền.

Dư luận xã hội tạo sức ép để chính quyền hành động luôn là con dao hai lưỡi. Trong trường hợp người bị lên án không vi phạm pháp luật mà chỉ gây phản cảm về mặt văn hóa như vụ Cửa Lò, sức ép xã hội có thể đã khiến chính quyền phải dùng khung hình phạt A để xử lý tội B, khiến pháp luật trở nên quá mềm dẻo đến mức thiếu nghiêm minh.

– Cuối cùng, rất có thể chính quyền hoàn toàn không có ý định dùng khung hình phạt A để xử lý tội B trên giấy tờ chính thống. Sự biến tướng và hiểu lầm này đã bị báo chí và các trang mạng hóng drama tạo thành.

Với báo chí, đây là vấn đề đạo đức nghiệp vụ. Việc giật tít “Bị phạt vì tổ chức trò cởi áo ngực hứng nước ở Cửa Lò” không những sai về mặt thông tin mà còn đặt ra câu hỏi về trách nhiệm người cầm bút.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN


  1. Vịnh chuyến Công du công tác tư tác tục tác của Bà đầm Thép Mỹ Chủ tịch Hạ viện Pelosi
    ****************************

    Nguyên trạng Đôi bờ eo biển Đài Loan :
    Bà đầm Thép Mỹ dám thách bay sang !
    Tướng Tàu Ngụy Phượng Hòa dám bắn ?
    Nhắm mắt làm ngơ Hạm đội Bảy đâu Chàng ?
    Lầm tưởng Nguyên trạng bật đèn xanh khai chiến
    Hồng đế Tập hạ lệnh không hải chiến kinh hoàng
    Chuyên cơ Đầm Thép có thành quan tài thiêu lửa
    Chuyện này ngoài tầm hoang tưởng chuyện quốc bang
    May ra chỉ chọn cái trò cắt cỏ dưới chân Nàng
    Sồn sồn lún phún cỏ lò tôn lại sớm mọc lại
    Dễ gì tên lửa Đông phong gây tử vong thương tang
    Vua Tập đành sai vài phi công Lôi Phong theo dõi
    Áp sát hai mông chuyên cơ chở Nàng đang điểm trang
    Không khéo Bà đầm Thép Mỹ cho nội y khép lại
    Chết ‘ngạt’ đến “biển người giặc lái” chú thoòng trong hang
    Lôi Phong tính quỹ đạo không trình lịch trình không dễ
    Thôi đành bắt hụt chuyên cơ Bà đầm Thép sang thăm sang

    TỶ LƯƠNG DÂN

  2. Theo thiển ý, không nên “máy móc” khi lý luận về bình đẳng gìới tính để…rằng thì
    là mà….đàn ông cởi trần được thì phụ nữ cũng có quyền cởi trần !
    Bởi vì vấn đề nằm ở chổ là thân thể 2 phái được tạo hoá “thiết kế” khác hẳn nhau
    nên cũng sẽ gây tác dụng khác biệt và ảnh hưởng đến ngưòi chung quanh khi nhìn
    vào, nhất là môi trường có trẻ em trong đó cần được bảo vệ.

  3. “Vui thôi mà !”,không đáng bị xử phạt…bọn đàn ông ở trần khắp nơi thì sao? Chỉ có bọn nhà quê mới phản đối vụ này ! Ở châu Âu phụ nữ được tự do ở trần trên bãi biển,đó mới là văn minh ! Thế kỉ 21 rồi !

  4. Trước 1975, những hành động vô văn hoá này sẽ bị phạt với tội “công súc tu xỉ”. Có lẽ các “nhà làm luật” VN ko hiểu ý nghĩa của cụm từ này nên đã bỏ nó đi chăng ?

Leave a Reply to tư tệ Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây