Cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước” mới

Trương Nhân Tuấn

28-7-2022

Mục đích của loa phường là “tuyên truyền”. Trong một thời gian rất dài, ít ra từ năm 1954 đến những năm gần đây, hệ thống “loa phường” đóng vai trò cốt lõi truyền tải “tiếng nói của đảng”. Không người dân nào tránh được tiếng vọng của “chân lý”, lanh lảnh mỗi ngày, bắt đầu từ 5 giờ sáng.

Lặp đi lặp lại một lời nói sai, lâu ngày sai cũng thành đúng. Loa phường có công đổi trắng thành đen, đổi đúng thành sai, đổi hay thành dở…

Con người trở thành con người bầy đàn. Người dân đánh mất khả năng thẩm định sự việc của “cây sậy biết suy nghĩ”.

“Mỹ đã cút và Ngụy đã nhào”. Công cuộc “xây dựng xã hội chủ nghĩa” của đảng cũng “gài số de” vì không biết “đường lên XHCN mất 100 năm nữa có tới hay không”. Loa phường đã hoàn tất sứ mạng lịch sử của nó.

Tái dựng lại hệ thống loa phường vào lúc này chắc không nhằm đưa Hà nội trở lại thời “bao cấp”.

Chỉ có ba mục đích:

Một là, khoa trương thành quả của công cuộc đốt lò. Đúng sai, thành bại, cần thiết hay không… bất cần. Đảng muốn mục tiêu đốt lò là đúng, là cần thiết. Mục đích đốt lò là nhằm bảo vệ lợi ích của dân tộc và đất nước chớ không nhằm củng cố thế lực cá nhân trong đảng (như tin đồn).

Thứ hai, đề cao “đức trị”, phủ nhận nhà nước pháp quyền” đồng thời đả phá tinh thần “kỹ trị” của cán bộ lãnh đạo. Vụ bổ nhiệm bí thư HN và quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho ta thấy chủ trương “hồng hơn chuyên” đã trở lại. Không phải chủ trương tái lập lại loa phường là của bí thư HN hay sao? Ta cũng thấy luật lệ quốc gia đặt ra cho có, lấy lệ. Các vụ án vừa xử đại đa số đã được đảng ra “phán quyết” từ trước.

Thứ ba, hệ quả của vụ “chọn phe”.

Ý chí của đảng trong vụ chọn phe có thể đi ngược lại nguyện vọng đại đa số quần chúng. Đảng cần loa phường để chuyển tải thông điệp.

Vụ bộ trưởng ngoại giao Mỹ hủy bỏ cuộc thăm viếng VN đầu tháng 7, vì VN ngày trước đã tiếp bộ trưởng Nga. Mỹ cũng hủy bỏ vụ hàng không mẫu hạm Donald Reagan sẽ cặp bến Đà Nẵng, vì VN đã chọn phe Nga để tập trận “liên lục địa” vào tháng 8 sắp tới.

Vụ “chọn phe” cần nói thêm một chút. Sử gia VN đề cao “chín năm kháng chiến” mà không nhìn thấy chiến thắng Điện Biên phủ không phải chỉ có bộ đội ông Hồ mà còn có công của TQ. TQ muốn lấy lại VN và phục thù Pháp qua vụ Hiệp ước Thiên Tân 1885. Hiệp ước này TQ “nhượng” VN lại cho Pháp. Năm 1949 nếu CSTQ không thắng Tưởng giới Thạch thì làm gì quân ông Hồ có vũ khí đánh Pháp? Chiến thắng 1975 cũng vậy. Đây cũng có phần của TQ. TQ muốn mở ảnh hưởng thiên triều bao trùm lên toàn cõi VN, trở lại như thời trước 1885.

VN theo phe nào?

Theo tôi, đảng CSVN theo phe TQ. VN bề mặt theo Nga mà Nga thì đang thi hành cuộc chiến ủy nhiệm do TQ giao phó.

Loa phường sẽ giúp đảng CSVN đưa VN vào cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước” mới. Cuộc chiến “ủy nhiệm” mới. TQ không muốn Mỹ có mặt ở khu vực ASEAN, khu vực vốn thuộc ảnh hưởng cũ của thiên triều.

Đảng CSVN được TQ ủy nhiệm để thắng cuộc chiến này.

Bình Luận từ Facebook

8 BÌNH LUẬN

  1. Học Giả Thái Bá Tân

    Xã hội của một nước
    Phát triển thấp hay cao
    Phụ thuộc vào dân trí
    Ở nước ấy thế nào.

    Còn ta thì sao nhỉ?
    Dẫu văn hiến, anh hùng,
    Mà tôi thấy dân trí
    Hơi điên điên, khùng khùng.

    Cả đêm ngày, mưa nắng,
    Ông ổng bên vệ đường.
    Dân trí của ta đấy.
    Dân trí cấp loa phường.

    Mấy chục năm ông ổng,
    Cứ như đấm vào tai.
    Cũng một dạng tra tấn
    Theo kiểu không giống ai.

    Người dân khó chịu lắm,
    Nhưng rồi dần phải quen.
    Quen có người nghĩ hộ,
    Quen chỉ nghe chính quyền.

    Quen “thi đua”, “chiến dịch”,
    Rồi “đồng loạt ra quân”
    “Năm tốt” và “bảy đẹp”,
    Rồi “vì dân”, “do dân”.

    Quen ta luôn chính nghĩa.
    Quen tư bản đáng khinh.
    Đến mức ai nói trái
    Là diễn biến hòa bình.

    Chừng ấy từ sáo rỗng
    Của văn hóa cái loa,
    Đã trở thành dân trí
    Của nước Việt Nam ta.

    Mà người nghĩ ra nó,
    Ai đấy ở trung ương,
    Giỏi thì cũng giỏi thật,
    Nhưng văn hóa loa phường.

    Nguồn Mạng.

  2. Lâu lăm mới đọc được bài văn ngăn mà hay .Ít lời nhiều ý từ “CHỐNG MỸ MỚI” qua cái LOA PHƯỜNG của 1/2 thê thế kỹ truớc,khi CS còn sống bày đàn sau Bức Màn Sắt,LẠC HẬU , BÁN KHAI ,nay được “TÁI SINH”
    Uổng công Mỹ đã tìm một đồng minh bất xứng. Chỉ là lừa lọc ,phản bội và gian dối .
    Bây giờ thì đã rỏ….VC trở lại thời mông muội .
    VN đã trỏ về với Loa Phường chổng Mỹ mới :VN đã chọn phe…
    Và Mỹlại thua vì không lường được sự lưu manh ,nhất là lưu manh có chút học vấn và được Tàu Nga dạy bảo ..
    VN sẻ không tháy được “thiên đàng” CSCN nhưng sẻ sống vói nô lệ “1001 năm nô lệ giặc Tàu” và mãi mãi …

  3. Thật tình mà nói, tuyên giáo Đảng nên có 1 comprehensive program để cai nghiện Mỹ từ từ cho toàn Đảng & toàn dân . Nghiện Mỹ không có lợi cho sự tồn vong của Đảng, ngược lại, còn ảnh hưởng nghiêm trọng . Cai nghiện kiểu cold turkey thì bị cơn nghiện hành, dân nó dám cào mặt Đảng ra lắm . Nhưng cai nghiện từ từ chắc được .

    Nước mình văn minh nên dùng văn hóa để cai nghiện cho Đảng & dân . Văn hóa/nghệ cách mạng nên ra hoạt động công khai bằng các chính sách phát triển văn hóa Ta & giảm thiểu liều lượng văn hóa địch . Cụ cố thời nay Sakim cũng đã thốt lên về văn hóa địch “Hay gì mà khoe, mà nhắc lại!”. Bước khởi đầu là bắt Làn Sóng Xanh phải có nhạc đỏ . Cứ từ đó mà lên .

    Bớt Mỹ đi thì lấy các nước Xã hội chủ nghĩa thay thế . Ngày xưa báo từ các nước xã hội chủ nghĩa làm bằng giấy tốt, màu đẹp nên rất được học sinh ưa chuộng, nên đem lại những tờ báo đó bằng tiếng Việt-Anh-Pháp . Mở những cuộc giao lưu văn hóa, mở ra những cuộc thi ca nhạc giao ban như thời bố của Ngô Huy Cương . Thay vì tàu Mỹ, Ta có thể mời tàu Trung Quốc vô chơi bài “Nối Vòng Tay Lớn”. Biển xanh, sông lớn nối liền 1 vòng tử sinh với Trung Quốc là quá đúng luôn! Thay vì sông Hồng với sông Mississippi, who the Phúc would believe that xít!

  4. Chuyên “loa phường” thì cứ bàn ở mức “loa phường”. Can gì suy thành chuyện VN chọn phe?
    Trương Nhân Tuấn ngày càng lạc lõng qua những bài viết.

  5. Từ thời phong kiến, tại các làng xã phía Bắc có một “chức sắc” không bổng lộc bị dân làng khinh rẻ nhưng không thể thiếu trong hệ thống công quyền đó là mõ làng. Cũng không biết mõ làng xuất hiện từ khi nào bởi lịch sử chính thống ở ta bị giặc Nguyên, giặc Minh, giặc Thanh hủy hoại khi chúng tràn vào kinh thành Thăng Long. Nhưng với những gì biết được qua bài thơ của vua Lê Thánh Tông khen ngợi vai trò của thằng mõ

    “Mõ này cả tiếng lại dài hơi,
    Mẫn cán ra tay chẳng phải chơi.
    Mộc đạc vang lừng trong bốn cõi,
    Kim thanh rền rĩ khắp đòi nơi.
    Trẻ già chốn chốn đều nghe lệnh,
    Làng nước ai ai phải cứ lời.
    Trên dưới quyền hành tay cắt đặt,
    Một mình một chiếu thảnh thơi ngồi.”
    ta có thể coi mõ làng xuất hiện ít ra cách nay cũng vào khoảng 600 năm.

    Đến thời thực dân, các đô thị được điều hành theo cách của người Pháp nhưng tại các làng xã vẫn điều hành giống thời phong kiến nên vào thời này mõ làng chỉ có ở vùng thôn quê mà không có ở các đô thị, đấy là tôi biết vậy. Sau năm 1954 trên đất Bắc, tầng lớp bị làng xã xem thường và khinh rẻ là mõ làng và cố nông trở thành cốt cán, họ được chính quyền tin tưởng, con cháu địa chủ khi gặp họ còn phải cúi đầu chào. Vai trò của mõ làng chấm dứt thay vào đó là các nhóm tuyên truyền viên dùng loa làm bằng tôn hoặc sắt tây truyền đạt những chủ trương của chính quyền xã và các cấp cao hơn tới dân.

    Loa phường có lẽ xuất hiện vào năm 1964 khi Mĩ bắt đầu ném bom miền Bắc, khi đó gọi là loa khu phố chứ từ phường mới xuất hiện ở phía Bắc khoảng 30 năm gần đây. Chức năng chính của loa phường thời đó là thông báo cho dân biết máy bay Mĩ đang ở đâu và cảnh báo lúc nào người dân cần vào hầm trú ẩn để tránh bom, đôi khi nó cũng được tiếp âm của đài tiếng nói Việt Nam và các đài truyền thanh địa phương. Thời trước năm 1975, nông thôn miền Bắc hầu như không có điện nên khi đó có lẽ rất ít xã có loa truyền thanh. Sau năm 1975 hệ thống loa truyền thanh được thiết lập tại nhiều phường xã trong cả nước, mục đích chính của hệ thống loa truyền thanh này là thông báo tình hình và các quy định của phường xã để người dân thực hiện. Ngoài chức năng trên loa phường, xã còn tiếp âm hệ thống truyền thanh của tỉnh thành và trung ương cho tới trước thời mở cửa. Có thể nói, loa phường đã làm tròn phận sự của mình kể từ khi nó xuất hiện tới thập niên cuối cùng của thế kỷ 20.

    Ngày nay, tại các đô thị lớn, các phương tiện truyền thông nào là truyền thanh, truyền hình, nào là Internet đã mò tới từng nhà, hệ thống quan chức công quyền có mặt tới tổ dân phố, lẽ nào nhiều người vẫn thích sử dụng loa phường, một hình thức truyền thông của khoảng 70 năm trước để làm sứ mệnh nâng cao nhận thức của người dân hay sao? Ngày nay, cư dân ở các đô thị đang sống trong một môi trường ô nhiễm không khí, ô nhiễm ánh sáng và ô nhiễm tiếng ồn, phải chăng người chủ trương tái lập lại loa phường không sợ rằng mình đã góp phần gây ô nhiễm trong các khu dân cư hay sao? Hơn nữa một chính quyền của dân, do dân và vì dân khi quyết định một vấn đề liên quan tới dân lại không hỏi ý kiến dân mà lại áp đặt ý của lãnh đạo là sao?

    Với quyết định lập lại loa phường, một phương tiện truyền thông đã làm tròn vai trò lịch sử của mình và quá lạc hậu so với nhiều phương tiện truyền thông khác là một điểm trừ đối với tân thị trưởng Trần Sĩ Thanh. Lẽ nào bước khởi đầu cho quyết tâm thay đổi cách điều hành của người đứng đầu thủ đô là khôi phục lại loa phường, một tiểu tiết mà nếu hỏi sẽ có tới 90% công dân thủ đô phản đối. Mõ làng tồn tại hơn 500 năm, nó từ bỏ vai trò lịch sử của mình để nhường chỗ cho loa truyền thanh. Loa phường cũng đã làm tròn vai trò lịch sử của mình, đừng vì suy nghĩ thiển cận mà khôi phục lại cái mà đa phần người dân phản đối. Lập lại trật tự giao thông, quản lý tốt quy hoạch đô thị, mạnh tay loại bỏ các công chức vô cảm, tham nhũng, lập thêm nhiều trường học và các khu dân cư cho người có thu nhập thấp là việc đáng làm hơn việc lập lại loa phường, thưa ông chủ tịch Hà Nội.

    FB Vinh Le

Leave a Reply to Pham bon Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây