Từ “giấy nháp nặc danh” đến “liệt sĩ vô danh”

Mai Bá Kiếm

7-7-2022

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tới viếng nghĩa trang liệt sĩ tại Quảng Trị. Ảnh: Minh Thắng

“Vô danh” và “nặc danh” là hai từ Hán Việt được người Việt dùng lâu đời, có nghĩa “không tên” và “giấu tên”, được dùng quen thuộc như “chiến sĩ vô danh”, “lá thư nặc danh”… nhưng tại sao Bộ trưởng Đào Ngọc Dung sửa bia mộ “Liệt sĩ vô danh” thành “Liệt sĩ chưa xác định được thông tin”?

Số là năm 2006, Đào Ngọc Dung (là bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn) thi tuyển nghiên cứu sinh tại Học viện Hành chính quốc gia. Tất cả thí sinh cùng phòng thi đều sử dụng giấy nháp có chữ ký của giám thị tại phòng thi, riêng Đào Ngọc Dung viết trên giấy nháp không có chữ ký của giám thị, tức “giấy nháp nặc danh”, đồng nghĩa “giấy nháp chưa được xác định thông tin”.

Trời bất dung gian, bà Nguyễn Thị Hà – cán bộ thanh tra Bộ GD&ĐT, vào phòng thi kiểm tra ngẫu nhiên, đã lập biên bản Đào Ngọc Dung vi phạm quy chế thi tuyển, vì sử dụng giấy nháp không có chữ ký của giám thị, kỷ luật cảnh cáo! Tuy Dung đếch thèm ký tên vào biên bản, tức biên bản “nặc danh người vi phạm”, nhưng Hội đồng chấm thi vẫn trừ 50% số điểm của “môn thi hành chính công”.

Nhờ vậy, mà bộ trưởng Dung không phải là GS.TS hành chính công! Từ đó, Đào Ngọc Dung rất ác cảm với hai từ “nặc danh”, “vô danh”, đến khi có cơ hội làm “tư lệnh ngành Lao Xã” liền đổi bia “liệt sĩ vô danh” thành “liệt sĩ chưa xác định được thông tin”! Nếu sau này luân chuyển về làm bộ trưởng Tư pháp, Đào Ngọc Dung sẽ sửa giấy khai sinh nào ghi ở mục “Họ và Tên cha: Vô danh” thành “Cha chưa xác định được thông tin”.

Khi cấm bài hát “Con đường xưa em đi” của Châu Kỳ, ông Nguyễn Đăng Chương (cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn) hỏi khôn: “Chiến trường anh bước đi” là chiến trường nào?” Bắt chước ông Chương, xin hỏi ngu: “Liệt sĩ chưa xác minh được thông tin” là thông tin nào? Thông tin nhân thân, thông tin sự nghiệp cách mạng, hay thông tin chiến trường? Dịch ra tiếng Việt vừa dài dòng vừa tối nghĩa thì dịch làm chi?

Muốn xác minh thông tin của liệt sĩ thì phải học cách làm của quân đội Mỹ. Mỗi người lính đeo một sợi dây chuyền và 2 thẻ bài làm bằng thép không gỉ. Thẻ bài chỉ ghi họ tên, số quân và nhóm máu. Khi người lính bị thương mất nhiều máu, sau khi cầm máu BS quân y bảo sĩ quan trung đội trưởng tìm những quân nhân cùng nhóm máu với anh lính bị thương để lấy máu và truyền máu tại chỗ.

Nếu lính chết trong lúc thua trận, không thể lấy xác, trung đội trưởng phải lấy một thẻ bài, thẻ còn lại nhét vô họng người lính chết. Nếu để thẻ bài mang ở cổ thì khi cột sống mục thẻ bài sẽ nằm một nơi, hộp sọ nằm một chỗ.

Nếu đoàn quân thua tháo chạy, không kịp lấy thẻ bài của lính chết về nộp, thì ghi tên người lính chết vào danh sách “mất tích”.

Nhờ quản lý khoa học, từ năm 1973 Mỹ đã thống kê có 1973 quân nhân mất tích (chết không lấy được thẻ bài), cho đến 30/6/2022, Mỹ và VN có 147 lần tìm kiếm chung và 158 lần trao trả trên 1.000 bộ hài cốt. Việc truy xét danh tính tử sĩ Mỹ không khó, nhưng hài cốt nào chưa xác định danh tính, họ vẫn để vô danh, không dài dòng né tránh!

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Một kẻ gian lận thi cử mà được cất nhắc lên ghế cao như thế này thì nhà sản
    tỏ ra vẫn muốn độc quyền mà tiếp tục đè đầu cỡi cổ nhân dân VN.ta !

  2. Mộ vô danh, từ xưa tới này người Việt mình đều hiểu đây là nơi chôn cất thân xác của những người chưa xác định được danh tính. Khi dân đã hiểu thì có cần diễn giải lại hay không thưa ông bộ trưởng Đào Ngọc Dung? Việc diễn giải từng từ theo kiểu ghép vần của học trò cấp một có phải là nguyên nhân để ông bộ trưởng đưa ra chủ trương đổi tên bia “Liệt sĩ vô danh” thành “Liệt sĩ chưa biết danh tính” hay vì một lý do tế nhị nào đó, thưa ông bộ trưởng? Xin hỏi ông bộ trưởng mấy câu: Hiện cả nước có bao nhiêu bia mộ cần thay đổi, tổng kinh phí cần thay đổi là bao nhiêu? Giữa việc thay đổi bia mộ và việc chăm sóc chu đáo và nhân văn cho hàng chục vạn gia đình liệt sĩ đang sống trong cảnh khốn khó việc nào quan trọng hơn? Ngành lao động và thương binh xã hội còn nhiều việc làm ổn định xã hội để an dân, ở tầm vĩ mô, xin đừng diễn giải lại từ ngữ mà người dân đã biết và đều biết bằng tiền thuế của dân. Nếu ông bộ trưởng sử dụng tiền túi của bản thân mình và của quan chức thuộc quyền thì người dân rất hoan nghênh và hoàn toàn ủng hộ chủ trương trên của ông bộ trưởng. Còn nếu sử dụng tiền ngân khố thì không nên, khi đó khả năng xuất hiện một quả bom Việt Á làm tan hoang ngành lao động và thương binh xã hội sẽ cao lắm đấy ông bộ trưởng Đào Ngọc Dung ạ!!!

    FB Vinh Le

  3. Thấy bàn bạc nhiều, nhưng đưa ra căn cứ xác đáng để Đào Ngọc Dung và đám công bộc kia chịu cứng, thì có vẻ như chưa.
    Vô Danh là từ Hán Việt.
    無名 Vô Danh, có 2 nghĩa:
    1-Không có tên
    2-Không ai biết đến tên; không nổi tiếng (chứ không phải là không có tên)
    Vô Danh trái nghĩa với Hữu Danh.
    有名 Hữu Danh cũng có hai nghĩa:
    1-Có tên.
    2-Nhiều người biết tên; có tiếng; nổi tiếng.
    Như ở ta thường nói:
    Kẻ vô danh như tôi = Kẻ không ai biết đến tên như tôi. Chứ không thể hiểu là: Kẻ không có tên như tôi.
    Ví dụ
    -Trương Hỗ 張祜 đời Đường, trong bài 江南雜題其十九 Giang Nam tạp đề-kỳ 19. có câu:
    洛下無名客
    Lạc hạ vô danh khách.
    Nghĩa là:
    Người khách không có tên tuổi gì ở Lạc Dương,
    -Trần Nguyên Đán 陳元旦 đời Trần, trong bài 贈敏肅 Tặng Mẫn Túc, có câu:
    垂後恥無名耿耿
    Thuỳ hậu sỉ vô danh cảnh cảnh.
    Nghĩa là:
    Xấu hổ vì không có tiếng tăm lừng lẫy để lại về sau.
    Qua đó thấy được sự ngu dốt nhưng lại chuyên cưỡng từ đoạt lý, mưu kiếm chác trên xương máu các liệt sỹ. Chả khác gì màn “cậu Thủy” tìm mộ liệt sỹ dưới thời Nguyễn Thị Kim Ngân làm bộ trưởng. Túm lại là đớp tuốt.
    (Nguồn: Sưu tầm trên mạng)

  4. Ôi cái đảng của ông Nguyễn Phú Trọng bao gồm hầu hết là ngu, tham tan, gian manh, tráo trở. Xem ra chỉ có mình đảng trưởng là coi được.

    • Thế mà đảng trưởng lại già, lại lú mất rồi !
      Không biết khi đảng trưởng về với cụ bá Kiến thì lấy ai thay ?

Leave a Reply to Khách Quan Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây