Cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine: Phương Tây có tiềm năng chia rẽ

NTV

Sebastian Schneider trò chuyện với Gerhard Mangott

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

6-7-2022

Tàn dư của một cuộc tấn công tên lửa Nga vào thành phố Bachmut của Ukraine, địa điểm tấn công tiếp theo của Điện Kremlin. Nguồn: Reuters

Nga tiếp tục tiến vào Donbass ở Đông Ukraine. Kyiv cần nhiều vũ khí hạng nặng hơn từ phương Tây để phòng thủ. Gerhard Mangott, chuyên gia về nước Nga và giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Innsbruck, giải thích trong cuộc phỏng vấn của NTV.DE tại sao nguy cơ “Hòa bình xấu” đối với Ukraine có thể gia tăng.

NTV.DE: Sau nhiều tuần chiến đấu, cuối tuần qua Nga cũng đã lấy được Lyssytschansk. Thành phố này có ý nghĩa quân sự gì?

Gerhard Mangott: Lyssytschansk giống như thành phố sinh đôi của nó Sjewjerodonezk là một thành phố công nghiệp. Nhưng từ ngành công nghiệp này và đặc biệt là từ các tòa nhà dân cư không còn tồn tại nhiều nữa. Điều này là do chiến lược của Nga làm mọi cách san bằng tất cả để có thể tiến chiếm với ít tổn thất nhất có thể. Đó là một thành công chính trị cho Nga khi đã chiếm được hai thành phố sinh đôi, bởi vì như vậy họ đã chiếm đươc toàn bộ tỉnh Luhansk, một trong những mục tiêu chiến tranh của Nga. Đó là một thất bại về quân sự đối với Ukraine và làm nhụt nhuệ khí chiến đấu của họ vì họ đã không thể giữ được hai thành phố này.

NTV.DE: Như vậy Nga đang chuyển hướng tới Donezk?

Gerhard Mangott là một chuyên gia về Nga và là Giáo sư về Quan hệ Quốc tế tại Đại học Innsbruck. Nguồn: NTV

Đây là giai đoạn tiếp theo của chiến dịch Nga. Mục đích là để chinh phục 40 phần trăm còn lại của tỉnh Donetsk, vẫn còn nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine. Các lực lượng vũ trang Nga đang chuẩn bị cú hích tiếp theo từ Popasna, đã được Nga kiểm soát trong nhiều tháng. Thành phố Bachmut sau đó sẽ là mục tiêu quân sự tiếp theo. Từ đó, họ sẽ tấn công tới Slowjansk và Kramatorsk, các trung tâm tiếp theo của Kháng chiến Ukraine ở Donbass. Nếu các thành phố này cũng bị rơi vào tay Nga, Ukraine sẽ phải chịu một thất bại nặng nề ở Donbass. Tuy nhiên, cả hai bên sẽ phải trả một giá rất cao – về mạng sống và thiết bị.

NTV.DE: Ông đánh giá ra sao, khi nào Nga sẽ lấy toàn bộ Donbass?

Điều này chắc chắn sẽ mất vài tuần. Nhưng nó cũng có thể kéo dài hơn nếu Ukraine có được đại bác nhiều hơn và nhanh hơn từ phương Tây để ngăn chặn cuộc tấn công của người Nga. Trong mọi trường hợp, không thể giả định rằng Ukraine sẽ rất mạnh trong những tháng tới để đẩy lùi các cuộc xâm chiếm của Nga trở lại. Người Nga có thể sẽ đào hầm hố ở các vị trí chiến đấu của họ. Nhưng nếu vũ khí không được chuyển đến Ukraine nhanh hơn, Nga sẽ có thể chinh phục 40 phần trăm còn lại của tỉnh Donetsk trong vài tuần tới.

NTV.DE: Tình trạng hiện tại của vũ khí hạng nặng là như thế nào?

Phía Ukraine nói điều đó: Có quá ít và quá chậm. Ví dụ, Hoa Kỳ đã giao nhiều đại bác phản lực nhiều nòng đến Ukraine. Tuy nhiên, chỉ có bốn trong số các hệ thống Himars này được phân phối. Và về phía Nga có hàng trăm hệ thống tương tự mà pháo binh Nga có thể sử dụng để san bằng các thành phố. Về vũ khí và đạn dược hạng nặng, vẫn còn một sự chênh lệch lớn giữa Ukraine và Nga.

NTV.DE: Quân đội Nga đã được chuẩn bị như thế nào cho một cuộc chiến đầy tổn thất như vậy?

Phía Nga hiện ngày càng sử dụng các hỏa tiễn chống tàu bắn các thành phố ở Ukraine, những thứ đạn dược còn lại từ thời Liên Xô. Nhiều nhà phân tích quân sự kết luận rằng Nga sẽ không còn đủ đạn dược có tầm chính xác cao nữa và do đó đã sử dụng những tên lửa này rất không chính xác. Mặt khác, cũng có thể Nga có ý thức sử dụng vũ khí ít có giá trị đạt được mục đích tương tự như vũ khí chính xác, ngay cả khi chúng dẫn đến thiệt hại dân sự ngoài dự kiến lớn hơn. Tôi có xu hướng chọn quan điểm thứ hai, nhưng đó là nhận xét thiểu số.

NTV.DE: Trong vài tuần qua, Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson đã cảnh báo rằng Ukraine sẽ bị Tây Âu buộc phải chấp nhận một thỏa hiệp hòa bình chống lại ý chí của họ. Vào mùa đông và mùa xuân, cuộc khủng hoảng năng lượng có thể xảy ra lớn hơn nữa. Ông nghĩ gì về kịch bản này?

Càng ngày càng có nhiều kêu gọi, nói rằng phải thúc giục Ukraine đàm phán với Nga vì mặc dù đã giao vũ khí, nhưng một cuộc phản công cho đến nay vẫn không thể xảy ra. Vì vậy, Nga có thể giữ các khu vực bị xâm chiếm. Ngoài ra, người dân phương Tây càng ngày càng ít quan tâm đến cuộc chiến. Có hai lý do: một phần vì mệt mỏi với chiến tranh và một phần vì chiến tranh ảnh hưởng tiêu cực đến người dân ở các nước phương Tây, đặc biệt là ở châu Âu. Trong một mùa đông với sự thiếu hụt năng lượng, điều này có thể thúc đẩy những tiếng nói không còn ủng hộ Ukraine mạnh như trước nữa.

NTV.DE: Nga có thể cố gắng củng cố kịch bản này?

Tôi có thể tưởng tượng rằng, sau khi chinh phục phần còn lại của tỉnh Donetsk, Nga sẽ ra lệnh ngừng bắn một chiều. Bởi vì phía Nga cũng đã chịu tổn thất đáng kể. Điều này đưa đến việc thiếu binh lính và vật liệu cho một cuộc tấn công bổ sung. Một lệnh ngừng bắn một chiều sẽ có lợi thế cho Nga vì tiền tuyến sẽ trở thành một đường ngừng bắn và phía Nga có thể củng cố sự kiểm soát đối với các khu vực bị xâm chiếm. Chính vì vậy, đó là lý do tại sao phía Ukraine sẽ không chấp nhận lệnh ngừng bắn như vậy, mà sẽ muốn tiếp tục chiến đấu. Ở phương Tây, điều này chắc chắn có tiềm năng chia rẽ. Sau đó, những tiếng nói trở nên to hơn, có người thì nói rằng Ukraine nên tham gia vào việc ngừng bắn vì họ muốn thấy cuộc chiến kết thúc. Đây là mục tiêu thứ hai của Nga về lời đề nghị cho một lệnh ngừng bắn mà Moscow có thể sẽ đưa ra trong vài tuần khi toàn bộ Donbass bị chinh phục.

NTV.DE: Đây là triển vọng xấu cho Ukraine

Theo như tôi có thể đánh giá, nó thực sự không tốt cho phía Ukraine. Với vũ khí tốt hơn, nếu chúng đến kịp thời, họ chắc chắn có thể ngăn chặn sự tiến quân của Nga. Nhưng tôi nghĩ rằng mục tiêu chiến tranh hiện thời của phía Nga dù sao cũng là “chỉ” muốn xâm chiếm Donbass và sẽ không tiến quân tới bất kỳ nơi nào nữa. Thêm nữa, tôi cũng tin rằng Nga sẽ thành công trong việc lấy Donbass trong vài tuần tới.

NTV.DE: Kể từ cuộc gặp gỡ giữa nhà cầm quyền Belarus, Alexander Lukashenko và người Nga đồng cấp, Vladimir Putin, đã có những cử chỉ đe dọa từ Minsk. Chúng ta có nên coi trọng nó không?

Tôi sẽ không coi đó đặc biệt nghiêm trọng. Đây là những lời nói có tính cách tuyên truyền, chủ yếu là dấu hiệu hỗ trợ cho Nga. Nhưng tôi không nghĩ Lukashenko sẽ sử dụng lực lượng vũ trang Belarus. Có những báo cáo rằng các lực lượng vũ trang ở đó không hứng thú gì lắm với một cuộc chiến có thể xảy ra ở Ukraine. Lukaschko làm vậy sẽ có nguy cơ đưa đến việc đào ngũ ở mức độ cao. Ngoài ra, các lực lượng vũ trang Belarus không được trang bị tốt lắm. Tuy nhiên, lý do quan trọng nhất là hiện tại không có mặt trận ở phía bắc Ukraine. Phía Nga đã rút khỏi đó. Và có thể loại trừ rằng Belarus cố gắng từ lãnh thổ của mình xâm chiếm miền bắc của Ukraine. Điều đó sẽ vượt ra ngoài năng lực quân sự của Belarus. Mục đích của các cuộc tấn công như vậy tất nhiên cũng là để ràng buộc các lực lượng quân sự Ukraine phải đóng ở biên giới phía bắc.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Chiến tranh với cs mà có những “bình loạn” kiểu mấy ông ở trên thì tương lai của đất nước Ukraine chẳng mấy gì sáng sủa ! Miền Nam VN trước đây “thua” csBV phần lớn cũng do những phong trào phản chiến và đám nhà báo láo toét, vô lương tâm trên toàn thế giới ! Thời đại này con người ta có vẻ phù cho những kẻ “gian tà” hơn là phù cho “chính nghĩa” ! Chính nghĩa, công lý, và sự thật đã hoàn toàn chịu thua bọn gian tà, lưu manh và giả dối trên trái đất này ?!

  2. Cuối cùng thì cái gì đến phải đến.
    Đói rét mới chỉ hành có chưa đến 1 tháng, phương Tây và Mẽo đã tính bỏ rơi và chắc chắn bỏ rơi thằng lai căn U cờ. U cờ sẽ bị xẻ thịt . Vĩnh viễn U cờ mất một phần lớn lãnh thổ và vùng biển và cơ hụi đc vào Nato chấm dứt vĩnh viễn
    ĐỪNG BAO GIỜ NGHE PHƯƠNG TÂY NÓI HÃY NHÌN CHÚNG NÓ LÀM
    Qua sự kiện bi đát của U cờ mới thấy thằng CSVN quả là tỉnh táo
    Rồi đây, phương Tây và Mẽo vẫn phải tiếp tục chơi với Nga và cả Trung cuốc
    Thế giới loài ng là vậy. Đánh xong là hòa giải để cùng phát triển mà duy trì sự sống, chẳng có đứa nào ngu muốn chết cả. Chỉ có thằng Ngu mới nghe lời phỉnh của mấy thằng TO ĐẦU với cái kết là bị chúng phanh thây

  3. Nước nào cũng phải lo cho nước mình trước đã, đó là sự thật hay lẽ thường
    vậy nếu phương Tầy có tiềm năng chia rẽ cũng không có gì lạ cả, chỉ là đến
    sớm hay muộn mà thôi ! Bất lợi cho Ukraine là ở chổ đó ?

Leave a Reply to Khách Quan Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây