Gia Tài Của Mẹ

Lê Minh Nguyên

2-7-2022

Tất cả những công trình vĩ đại do con người làm ra trên thế giới, từ vật chất như đường hầm dưới biển, cho tới tinh thần qua các tác phẩm văn chương nghệ thuật như truyện Kiều của Nguyễn Du, đều do sức tưởng tượng phong phú của trí tuệ con người mà ra.

Sự tưởng tượng đưa tới sự sáng tạo, và sự sáng tạo đưa tới sự hiện thực. Tiến trình này chỉ có thể thực hiện được khi mà tư tưởng được tự do, được bay bổng mà bầu trời là giới hạn. Muốn được vậy thì con người phải được sống trong môi trường tự do, nhất là tự do tư tưởng.

Trên phương diện văn học nghệ thuật, Việt Nam có ba nhạc sĩ lớn là Văn Cao, Phạm Duy và Trịnh Công Sơn.

Văn Cao thời tiền chiến chưa bị trói buộc về tư tưởng nên đã cho ra những tác phẩm tuyệt vời như Suối Mơ, Thiên Thai, Làng Tôi… Nhưng khi ở lại miền Bắc, sống dưới chế độ cộng sản thì tự do không còn nữa, ông tịt ngòi! Tựa như Hoàng Cầm qua tâm trạng Lá Diêu Bông, tức chiếc lá tự do mà ông không bao giờ tìm ra được, dù người ông yêu đã có chồng đến mấy mặt con.

Phạm Duy nhờ di cư vào Nam mà những tác phẩm của ông phong phú và tuyệt vời, bởi vì ông được sống trong môi trường tự do của miền Nam Việt Nam. Khi ông qua Mỹ cũng vậy, ông tiếp tục tự do sáng tác và say mê trong thế giới âm nhạc.

Trịnh Công Sơn ở miền Nam trước năm 1975, cũng như Phạm Duy, ông cho ra những tác phẩm phong phú, đánh động lòng người, phản ảnh được nỗi lòng của dân chúng là không thích chiến tranh, yêu chuộng hòa bình, giống như người dân Ukraine hiện nay. Chiến tranh gây ra là do miền Bắc đem hàng chục sư đoàn với chủ trương bạo lực cách mạng để thôn tính miền Nam. Nhưng sau tháng 4/1975, Trịnh Công Sơn ở lại Việt Nam và không còn nhạc phẩm nào có giá trị nữa.

Điều này cho thấy, một đất nước tự do sẽ tạo ra người tài giỏi, và một đất nước chỉ thực sự hùng mạnh khi mà mỗi con dân trong đất nước đó đều tài giỏi.

Đất nước hùng mạnh không phải là đất rộng, dân đông, tài nguyên phong phú, mà là năng lực của mỗi một người dân trong đất nước đó. Nhật, Anh, Thụy Sĩ, Đài Loan, Nam Hàn, Singapore… là những điển hình.

Ngày nay Việt Nam vẫn còn dưới chế độ độc tài cộng sản, một chế độ mà đã gần nửa thế kỷ có hoà bình vẫn còn sợ một bài ca phản chiến.

Một đất nước mà chính quyền không phải là bạn dân, lúc nào cũng sợ dân, coi dân như thù địch. Đó không phải là một đất nước thực sự ổn định.

Một đất nước mà đại khối quần chúng đều bị tịt ngòi không phát triển được năng lực để trở thành người tài giỏi. Ngay cả một nhóm tu hành nhỏ như Tịnh Thất Bồng Lai, được vài em bé có năng lực, thành công trên môi trường thế giới, cũng bị trù dập. Trong khi giai cấp lãnh đạo thì chỉ biết nịnh bợ, trung thành để thăng tiến và tham nhũng. Hậu quả là sau vài thập niên, giai cấp lãnh đạo càng ngày càng bất tài, càng tham ô, càng gia tộc hoá chính quyền, nên rất sợ quần chúng tài giỏi, vì nó đe dọa giai cấp ký sinh trùng của họ đang tàn phá cơ thể Việt Nam.

Một bên là giai cấp đè đầu cởi cổ nhưng bất tài vô tướng, chỉ biết tham nhũng và nhận giặc làm đại ca để chống lưng chế độ, và một bên là đại khối dân chúng bị kìm hãm năng lực phát triển, thì đúng như câu hát của Trịnh Công Sơn: Gia tài của Mẹ là nước Việt buồn!

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. NẾU LÃNH ĐẠO VN CÓ TƯ TƯỞNG NHƯ VINH LÊ THÌ ĐÂT NƯỚC ĐÂU CÓ BÊ BỐI NHƯ BÂY GIỜ!

    Người Việt ta có một thói quen xấu đó là, thích quay đầu về quá khứ để phán xét về một con người hay một vấn đề nào đó. Một triết gia người Đức có nói “Quá khứ thuộc về cái chết còn tương lai là của chúng ta”, câu nói trên có thể không hoàn toàn đúng bởi “không biết và nhớ về quá khứ thì không phải là con người” như ai đó đã nói. Nhưng ở đời, vạn vật luôn thay đổi kể cả tư duy của con người, lẽ nào nhiều người không biết.

    Tôi không phải là fan của nhạc Trịnh và cũng chưa từng nghe Khánh Ly hát nhạc Trịnh kể từ khi bà bước
    sang tuổi lục tuần. Dẫu vậy, với những người thuộc thế hệ tôi, những người sinh ra và lớn lên vào thời đất nước bị chia cắt, ít ra cũng đã từng một lần nghe Khánh Ly ca những bài ca về tình yêu, về phản chiến của Trịnh Công Sơn vào thời trẻ. Phần nhạc của Trịnh Công Sơn nghe buồn buồn, đều đều, không chau chuốt như Phú Quang và cũng không uyên bác như Văn Cao nhưng ca từ trong các bài hát của họ Trịnh có sức mê hoặc lòng người, nhất là lớp trẻ sống trong thời bom đạn. Cho tới nay, chắc nhiều người cũng đồng ý với tôi, Khánh Ly trước 1975 hát nhạc Trịnh là hay nhất và hợp nhất. Sau 1975, Trịnh Công Sơn ở lại, Khánh Ly bỏ nước ra đi nhưng giọng ca của Khánh Ly hát nhạc Trịnh dù công khai hay lén lút cũng có mặt khắp hang cùng ngõ hẻm trên mảnh đất hình chữ S. Người Việt bỏ nước ra đi trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 có những lời nói chống đối thể chế không phải là hiếm, Khánh Ly là một trong lớp người này. Nguyễn Cao Kỳ từng nói không đội trời chung với cộng sản, thế nhưng ông Kỳ đã thay đổi tư duy và là một trong những người Việt tích cực kêu gọi Việt kiều tại Mĩ về đầu tư tại quê nhà. Nhà nước hoan nghênh những đóng góp của ông Kỳ trong hoà giải và hoà hợp dân tộc, lẽ nào vẫn còn một bộ phận người Việt lại ác cảm với lời nói trong quá khứ của ca sĩ Khánh Ly rồi nặng lời lăng mạ ca sĩ này. Hoà giải và hoà hợp dân tộc lẽ nào lại khó tới vậy! Nhà nước chủ trương gác lại quá khứ, xoá bỏ hận thù bắt tay với người Pháp, người Mĩ, người Nhật, người Hàn kể cả người Trung Quốc lẽ nào nhiều người Việt chúng ta vẫn giữ trong lòng những lời nói không hợp với suy nghĩ của mình để rồi phê phán, xỉ vả ai đó về những sai lầm của họ trong quá khứ hay sao? Nếu đem so lời nói trong quá khứ của Khánh Ly với việc làm của Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Sơn, Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long và hàng trăm tướng lĩnh, quan chức đang ngồi tù ai có hại cho dân cho nước hơn? Với Trịnh Công Sơn, nhạc của ông được lớp trẻ miền Nam thời Việt Nam Cộng Hoà ưu ái, sau 1975 có một thời nhiều bài bị cấm đoán cho tới thời mở cửa. Sau thời mở cửa, nhiều ca khúc của Trịnh Công Sơn được công khai lưu diễn và được nhiều lớp người từ bình dân tới sinh viên, trí thức thích nghe, thích hát những ca khúc của ông. Đến nay, có lẽ còn duy nhất bài Gia Tài Của Mẹ vẫn chưa được phép lưu hành công khai trên lãnh thổ Việt Nam chỉ bởi trong ca từ có câu “hai mươi năm nội chiến từng ngày”. Nhiều người muốn đổi hai từ “nội chiến” cũng như nhiều người muốn đổi một câu trong Quốc ca của Văn Cao nhưng tác giả không còn nữa nên ý muốn này là điều không thể. Bài thơ Đường Sang Nước Bạn của Tố Hữu có câu “Bên ni biên giới là mình/ Bên kia biên giới cũng tình quê hương” nghe thấy sai sai nhất là ai đã từng chứng kiến cuộc chiến tranh 10 năm chống Trung Quốc cũng như thấy hàng rào dây thép gai khoảng 1400 km trên biên giới Việt Trung, vậy mà bài thơ này đâu có bị cấm đoán.

    Chính trị hoá văn học, nghệ thuật dễ dẫn đến sai lầm mà bài học về vụ án Nhân Văn Giai Phẩm là một ví dụ điển hình. Ai đó thích quay về quá khứ tìm sai sót của người khác để chê bai và phán xét nên soi lại chính mình. Hãy coi mình là người Việt Nam máu đỏ da vàng khi đó người Việt chúng ta dù chính kiến khác nhau, ý thức hệ khác nhau vẫn có thể nắm tay nhau tiến về phía trước để chung tay xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng to đẹp hơn, đàng hoàng hơn.

    FB Vinh Le

  2. Nhân tiện, tưởng cũng nên nhắc lại một chuyện “xoay 180 độ” của nhà nước CsVN.
    về nhạc TCS. Mới đầu, họ lên án nhưng về sau nương tay để lợi dụng !
    Sau 1975,đại học Huế tổ chức “hội thảo” nhưng thực chất là đấu tố 3 nhạc sĩ miền
    Nam mà họ “chụp mũ” phản động nhất là Phạm Duy, Hoàng Thi Thơ và TCS.và hội
    thảo kiểu này được đảng CS.ra lệnh tổ chức, chứ không phải đại học Huế tự tiện làm
    để “lập công dâng đảng” như cách làm theo phong trào của đảng !

  3. Có thể Lê Minh Nguyên xem VC, CS, PD là 3 nhạc sĩ lớn nhất, nhưng sở thích mỗi người mỗi khác . Riêng tớ thì nhạc sĩ Phạm Tuyên mới là nhạc sĩ vĩ đại nhất của làng nhạc Việt Nam các bác .

    Tài năng âm nhạc của ông thì miễn bàn . Chỉ nói thế này nhá, Nguyên Ngọc aka Nguyễn Trung Thành, 1 hạt cát lấp lánh như sao Bắc Đẩu, 1 nguồn sáng mà Phạm Tín Animan của Ngụy của kính phục, và chỉ có loài giòi mới khinh bỉ, đã nhắc lại lời ca “chiến thắng huy hoàng” của Phạm Tuyên . Enuff said.

    Ngoài tài năng âm nhạc ra, có thể xem ông là 1 tấm gương cực kỳ sáng láng của hòa giải hòa hợp . Bố được Quân Đội Nhân Dân Việt Nam giết chết, con trở thành 1 nhạc sĩ nhạc đỏ lè hơn tất cả các nhạc sĩ nhạc đỏ lè khác . i mean, tụi 30/4 phải gọi ông này là sư tổ . Rùi đám bố thì đi cải tạo, con ở nhà thờ Cộng Sản … đều có nguồn gốc tư duy từ ổng .

    Cant beat that xít even if ya want to.

  4. Theo Trần Văn Chánh, 1 trí thức của các bác, đưa ra hình ảnh nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, xem ông là “một trong những người Việt yêu nước, trong sạch tiêu biểu, xứng đáng được nêu ra để làm gương cho tinh thần hòa giải hòa hợp dân tộc! Vì ông đã tự giác hơn ai hết xóa bỏ quá khứ, hận thù, chấp nhận sống vui với những gì đang có”, vì ông “nguyên là đại tá Cục trưởng Cục An ninh Quân đội VNCH, thuộc “bên thua cuộc”, ông được đưa đi học tập cải tạo đến năm thứ 11 khi gần chết mới được cho về, may sao được gia đình chăm sóc phục hồi sức khỏe, thoát chết, nhưng từ đó ông hoàn toàn im lặng, không hề phát biểu phê phán tiếng nào đối với chế độ mới, từ chối mọi cuộc phỏng vấn của một số nhà báo, kể cả những chương trình trực tiếp ghi hình ở hải ngoại. Cũng không đi xuất ngoại theo diện HO, mà ở lại với quê hương, sống lặng lẽ trong sự thanh bần với cửa hàng tạp hóa khiêm tốn của gia đình”. Thời còn phục vụ cho Ngụy, “nhạc ông toàn mang dấu ấn phản chiến làm nhụt ý chí binh sĩ. Cá nhân ông vốn có cái nhìn đối lập với cuộc chiến, nên năm 1961 Bộ Thông tin chế độ Sài Gòn đã ra lệnh cấm phổ biến hai nhạc phẩm Chiều mưa biên giới và Mấy dặm sơn khê, và bản thân tác giả cũng đã từng bị trừng phạt, cho ngưng chức một thời gian dài”

    Tương tự, theo tư duy của Trần Văn Chánh, “sau tháng 4/1975, Trịnh Công Sơn ở lại Việt Nam và không còn nhạc phẩm nào có giá trị nữa”, nhưng để đổi lại, chính vì không còn cho ra 1 nhạc phẩm nào có giá trị nữa, Trịnh Công Sơn lại trở thành 1 công dân tốt, là 1 tấm gương của hòa hợp hòa giải .

    Nên nhớ, 1 Trịnh Công Sơn ăn mày quá khứ, sau 30/4 không còn 1 tác phẩm nào ra hồn mới là 1 tấm gương sáng của hòa hợp hòa giải . Nếu có thể ăn mày quá khứ, thì ta có thể nói những “bài hay xen lẫn với bài vừa” của Trịnh, những bài đã làm lụt đi tinh thần chiến đấu của lính Ngụy của ông cũng chính là những di sản có thể đem ra làm hòa hợp hòa giải được .

    Oh, tưởng cũng hổng cần nhắc lại . Hòa hợp hòa giải tức là không chống lại chế độ do nhân dân xã hội chủ nghĩa các bác lập nên . Phạm Đoan Trang, Lê Công Định … Oh xít, họ không chống đối cũng không đòi lật đổ . Só zi, bad analogy. But still, họ “quậy” quá, 1 bad example về hòa hợp hòa giải . Đưa họ vô trại tạm giữ là đúng đắn

  5. “Trên phương diện văn học nghệ thuật, Việt Nam có ba nhạc sĩ lớn là Văn Cao, Phạm Duy và Trịnh Công Sơn.”

    Cái này chỉ có ông bạn nói tôi nhé, làng xã không nói giống bạn đâu. Thân mến

Leave a Reply to montaukmosquito Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây