Làm sao để cấm một bài hát?

Jackhammer Nguyễn

30-6-2022

Tác giả Nguyễn Khoa đặt câu hỏi như thế trong một bài viết về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trên trang Viet-Studies.

Vài ngày sau, chính quyền Việt Nam trong nước, không rõ có đọc bài viết đó hay không, nhưng dường như đã có câu trả lời. Báo Tuổi Trẻ đưa tin (nói là theo nguồn tin riêng của họ) rằng bà Khánh Ly đã bị cơ quan chức năng mời làm việc, vì bà đã cả gan hát bài “Gia tài của mẹ”, của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Cơ quan tổ chức buổi biểu diễn của bà Khánh Ly ở Đà Lạt, cũng bị mời làm việc.

Bà Khánh Ly được xem là ca sĩ hát nhiều bản nhạc của ông Trịnh Công Sơn, hát thành công nhất cho tới nay. Bài “Gia tài của mẹ”, nằm trong nhóm sáng tác Ca khúc da vàng, được xem là phản chiến của cố nhạc sĩ vào thời chiến tranh Việt Nam, trong đó có đề cập đến nội chiến, điều mà nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay không chấp nhận.

Khái niệm nội chiến là vô cùng nhạy cảm đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, đến mức một cuốn sách viết về thời Tây Sơn, trước khi Đảng Cộng sản ra đời hàng trăm năm cũng không được ghi là nội chiến khi xuất bản ở Việt Nam (quyển Nước Việt Nam thời Tây Sơn của sử gia Tạ Chí Đại Trường có tên gốc là Lịch sử nội chiến Việt Nam).

Thôi hãy cứ cho là nội chiến hay ngoại chiến là quan điểm, có thể tranh cãi, nhưng khi tôi lướt qua mấy trăm bình luận dưới bài của Nguyễn Khoa trên Facebook của Viet-Studies, thì rõ ràng là nội chiến.

Chẳng phải nội chiến hay sao khi có những phe khác nhau nhưng toàn là người Việt, sử dụng toàn là tiếng Việt, để mắng nhau, thóa mạ nhau, chẳng hề có một… “yếu tố nước ngoài” nào cả, có chăng đó là yếu tố nước ngoài Facebook, sản phẩm công nghệ của … “đế quốc Mỹ”.

Trong những cãi vả chửi bới trên trang Facebook của Viet-Studies, nổi bật lên nhóm ủng hộ chính quyền Hà Nội hiện nay, nhóm ghét ông Trịnh Công Sơn “thuộc” (!?) Việt Nam Cộng hòa, rất ít. Trong số hơn 300 bình luận (đến ngày 29/6/2022), có đến khoảng 50 bình luận là thóa mạ “đế quốc Mỹ”, phủ nhận “nội chiến”, mắng chửi tác giả, dù là tác giả đưa ra những sự việc mang tính chỉ trích cả hai bên.

Có thể là với đoạn cuối của bài viết, nói về sang chấn tâm lý dân tộc, hay là căn bệnh tinh thần có vẻ như vô phương cứu chữa của Việt Nam, tác giả đã làm cho những người ủng hộ Hà Nội, cảm thấy bất an, từ đó có một phản ứng thóa mạ, mạt sát dữ dội như thế.

Phân tích ngôn ngữ của nhóm này (tạm gọi là nhóm Hà Nội), ta thấy họ bị ảnh hưởng rất mạnh của ngôn ngữ tuyên truyền của cơ quan tuyên giáo của Đảng. Họ dùng những từ mẫu, có sẵn trong các bài viết tuyên truyền của Đảng, mà từ ông đảng trưởng là tổng bí thư cho đến viên chủ tịch xã đều dùng. Ngoài vô vàn lỗi chánh tả, lỗi ghép câu, thì nội dung cũng rất lộn xộn. Khi đọc những bình luận này ta thấy sự trộn lẫn rất thú vị của sự mạt sát, ý muốn làm nhục, tấn công (đánh, giết) người khác, của tầng lớp… “vô sản lưu manh”, với ngôn ngữ chính trị của Đảng Cộng sản, với ngôn ngữ trịch thượng “hủ nho” của các lũy tre làng.

Nếu lấy hơn 300 bình luận làm một mẫu khảo sát nhỏ thì tỷ lệ của nhóm “Hà Nội” này là 1/6, một tỷ lệ khá cao mà chế độ có thể an tâm dựa vào đó mà sống còn.

Tuy nhiên, không thể lấy cái mẫu 300 và 1/6 ấy làm đại diện cho nước Việt Nam hiện tại được, vì có hàng chục triệu nông dân Việt Nam đang lo lắng mùa màng thất bát, hàng triệu công nhân, lương chết đói, không có thì giờ đâu mà vào Facebook.

Nhưng có thể nhóm 1/6 này là nhóm gần với bộ máy của chế độ, hay là những ốc vít của bộ máy chế độ, vì thế nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành xã hội Việt Nam ngày nay.

Trở lại câu hỏi của Nguyễn Khoa, làm thế nào để cấm một bài hát. Sau vụ mời bà Khánh Lý và cơ quan tổ chức cho bà biểu diễn, tôi vẫn không thể hiểu được là liệu họ có cấm được bài hát “Gia tài của mẹ” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hay không!

Theo báo Tuổi Trẻ thì, có đến 1000 người đến nghe bà Khánh Ly hát, trong đó ắt hẳn có rất đông người đã biết bài hát ấy. Những người này hát nho nhỏ cho vợ chồng họ nghe trong nhà, trong quán cà phê cho bè bạn, chuyền tay nhau những clip kỹ thuật số, USB, chứ đâu cần những bản chép tay cồng kềnh dễ bị các viên bí thư đoàn thanh niên bắt gặp, hồi hơn 40 năm trước!

Trong bài Gia tài của mẹ, Trịnh Công Sơn hát rằng:

Gia tài của mẹ, một bọn lai căng

Mẹ mong lũ con cùng cha quên hận thù

Gia tài của mẹ, một nước Việt buồn

Đọc lại các bình luận của nhóm Hà Nội 1/6, tôi thật khâm phục sự tiên tri của ông.

Bình Luận từ Facebook

11 BÌNH LUẬN

  1. NẾU LÃNH ĐẠO VN CÓ TƯ TƯỞNG NHƯ TG VINH LÊ THÌ ĐÂT NƯỚC ĐÂU CÓ BÊ BỐI NHƯ BÂY GIỜ!

    Người Việt ta có một thói quen xấu đó là, thích quay đầu về quá khứ để phán xét về một con người hay một vấn đề nào đó. Một triết gia người Đức có nói “Quá khứ thuộc về cái chết còn tương lai là của chúng ta”, câu nói trên có thể không hoàn toàn đúng bởi “không biết và nhớ về quá khứ thì không phải là con người” như ai đó đã nói. Nhưng ở đời, vạn vật luôn thay đổi kể cả tư duy của con người, lẽ nào nhiều người không biết.

    Tôi không phải là fan của nhạc Trịnh và cũng chưa từng nghe Khánh Ly hát nhạc Trịnh kể từ khi bà bước
    sang tuổi lục tuần. Dẫu vậy, với những người thuộc thế hệ tôi, những người sinh ra và lớn lên vào thời đất nước bị chia cắt, ít ra cũng đã từng một lần nghe Khánh Ly ca những bài ca về tình yêu, về phản chiến của Trịnh Công Sơn vào thời trẻ. Phần nhạc của Trịnh Công Sơn nghe buồn buồn, đều đều, không chau chuốt như Phú Quang và cũng không uyên bác như Văn Cao nhưng ca từ trong các bài hát của họ Trịnh có sức mê hoặc lòng người, nhất là lớp trẻ sống trong thời bom đạn. Cho tới nay, chắc nhiều người cũng đồng ý với tôi, Khánh Ly trước 1975 hát nhạc Trịnh là hay nhất và hợp nhất. Sau 1975, Trịnh Công Sơn ở lại, Khánh Ly bỏ nước ra đi nhưng giọng ca của Khánh Ly hát nhạc Trịnh dù công khai hay lén lút cũng có mặt khắp hang cùng ngõ hẻm trên mảnh đất hình chữ S. Người Việt bỏ nước ra đi trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 có những lời nói chống đối thể chế không phải là hiếm, Khánh Ly là một trong lớp người này. Nguyễn Cao Kỳ từng nói không đội trời chung với cộng sản, thế nhưng ông Kỳ đã thay đổi tư duy và là một trong những người Việt tích cực kêu gọi Việt kiều tại Mĩ về đầu tư tại quê nhà. Nhà nước hoan nghênh những đóng góp của ông Kỳ trong hoà giải và hoà hợp dân tộc, lẽ nào vẫn còn một bộ phận người Việt lại ác cảm với lời nói trong quá khứ của ca sĩ Khánh Ly rồi nặng lời lăng mạ ca sĩ này. Hoà giải và hoà hợp dân tộc lẽ nào lại khó tới vậy! Nhà nước chủ trương gác lại quá khứ, xoá bỏ hận thù bắt tay với người Pháp, người Mĩ, người Nhật, người Hàn kể cả người Trung Quốc lẽ nào nhiều người Việt chúng ta vẫn giữ trong lòng những lời nói không hợp với suy nghĩ của mình để rồi phê phán, xỉ vả ai đó về những sai lầm của họ trong quá khứ hay sao? Nếu đem so lời nói trong quá khứ của Khánh Ly với việc làm của Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Sơn, Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long và hàng trăm tướng lĩnh, quan chức đang ngồi tù ai có hại cho dân cho nước hơn? Với Trịnh Công Sơn, nhạc của ông được lớp trẻ miền Nam thời Việt Nam Cộng Hoà ưu ái, sau 1975 có một thời nhiều bài bị cấm đoán cho tới thời mở cửa. Sau thời mở cửa, nhiều ca khúc của Trịnh Công Sơn được công khai lưu diễn và được nhiều lớp người từ bình dân tới sinh viên, trí thức thích nghe, thích hát những ca khúc của ông. Đến nay, có lẽ còn duy nhất bài Gia Tài Của Mẹ vẫn chưa được phép lưu hành công khai trên lãnh thổ Việt Nam chỉ bởi trong ca từ có câu “hai mươi năm nội chiến từng ngày”. Nhiều người muốn đổi hai từ “nội chiến” cũng như nhiều người muốn đổi một câu trong Quốc ca của Văn Cao nhưng tác giả không còn nữa nên ý muốn này là điều không thể. Bài thơ Đường Sang Nước Bạn của Tố Hữu có câu “Bên ni biên giới là mình/ Bên kia biên giới cũng tình quê hương” nghe thấy sai sai nhất là ai đã từng chứng kiến cuộc chiến tranh 10 năm chống Trung Quốc cũng như thấy hàng rào dây thép gai khoảng 1400 km trên biên giới Việt Trung, vậy mà bài thơ này đâu có bị cấm đoán.

    Chính trị hoá văn học, nghệ thuật dễ dẫn đến sai lầm mà bài học về vụ án Nhân Văn Giai Phẩm là một ví dụ điển hình. Ai đó thích quay về quá khứ tìm sai sót của người khác để chê bai và phán xét nên soi lại chính mình. Hãy coi mình là người Việt Nam máu đỏ da vàng khi đó người Việt chúng ta dù chính kiến khác nhau, ý thức hệ khác nhau vẫn có thể nắm tay nhau tiến về phía trước để chung tay xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng to đẹp hơn, đàng hoàng hơn.

    FB Vinh Le

  2. Sự ồn ào loạn lên của đám bò đỏ theo lệnh lãnh đạo cộng sản lên án bà Khánh Ly trong những phản biên mà tôi đọc được,vừa là trẻ con,vừa là ngu xuẩn.Cả nước Việt Nam bây giờ ai mà chả không biết bài Gia Tài Của Mẹ của Trịnh Công Sơn.Trước năm 75 ,những bài hát phản chiến của họ Trịnh làm phật lòng chính quyền thời đó,nhưng dân chúng họ vẫn hát rầm rầm và chẳng ai bỏ tù Trịnh Công Sơn.Ông vẫn nhởn nhơ đi trong đời để làm nhạc đủ loại.Tôi nhớ trong một bài viết của nhà văn hay nhà giáo: Hoàng Đăng Cấp viết trên tờ Tuổi Hoa là ông sẽ dạy con ông hát bài đó,một bài hat buồn mà ông cho là mang tình yêu quê hương cao vời vợi hơn cả những tiếng súng vang vọng khi người Việt đang lùng giết nhau ngoài chiến trường.Khi người Việt đang lùng giết nhau thì không NỘI CHIẾN thì là gì nhỉ?
    Dù nhân danh ai? khi mà anh em tìm cách giết nhau vì lẻ nầy hay lẻ nọ thì là: nội chiến, nghe chưa! Cuộc chiến của Việt Cộng là thần thánh con mẹ tôi thì có! Nào là súng đạn của Nga,của Tiệp Khắc,của Tàu đem vô Nam nhân danh cộng sản thế giới lấy súng bắn vào anh em thì thần thánh mẹ gì. Ngay trong miền Nam có chút ít nhiều tự do cũng lấy súng Mỹ để tự vệ bắn trả.Chống gì? chống Mỹ cứu nước.Thật ra Cộng Sản Việt chống Mỹ rồi bán Nước cho Tàu cho Nga thì có.
    Người Việt lương thiện bình thường cũng thấy bọn vẹm xạo ke khi đem bà Khánh Lý ra nướng. Thật ra bà Khánh Ly cũng thấy mình phồng quá! to quá! được nhiều ngưỡng mộ quá!Từ Bắc tới Nam hoan hô vỗ tay,nên bà vấp phải lỗi lầm.Dù tuổi 80 bà vẫn lấy Trịnh ra chơi chuyến chót,nhưng va vào tảng đá không hay.Thôi hãy về Mỹ ngủ yên như lời Trịnh “Tôi Ru Em Ngủ” là xong nợ đời…

  3. Thui thì đây là kiến nghị của tớ quanh vấn đề này . Trong xuất bản, những cuốn sách được phép in ấn ở Việt Nam đều được biên tập rất kỹ lưỡng & đầy đủ, Ta cũng có thể áp dụng chuyện này trong âm nhạc . Một dạo, cuốn Thơ đến từ đâu đã được 1 người có trách nhiệm là Tạ Duy Anh biên tập thành Thơ đến từ Đảng, và được nhiều nhà văn/thơ như Nguyễn Duy Tùng hoan nghênh . Nghiêm khắc lắm thì họ cũng chấp nhận những mất mát đã được tính toán trước & có thể chịu đựng được . Tại sao Ta không áp dụng biện pháp này vào nhạc nhẽo, nhất là nhạc Trịnh Công Sơn ? Cái mà Ta cần chỉ là 1 người biên tập có trình & trách nhiệm cỡ như Tạ Duy Anh, there should be plenty. Thay vì cấm đoán, Ta có thể cho phép lưu hành các bài nhạc, nhất là nhạc Trịnh Công Sơn với lời lẽ đã được biên tập cẩn thận & có trách nhiệm ?

    2 hào của tớ, câu đầu đổi lại thành “nô lệ phong kiến”. Đổi “nội chiến” thành giải phóng, “nước Việt buồn” thành “nước Việt triệu người vui, nhưng cũng có triệu người buồn”. Giữ nguyên “đô hộ giặc Tây”, giữ nguyên “bọn lai căng”, giữ nguyên “lũ bội tình” nhưng thêm ngôn ngữ mang ý nghĩa chúng đã bị quét sạch . Vì ở VN hiện giờ chỉ toàn những ánh sáng chói lọi của văn hóa, của dân tộc văn minh, theo sát giá trị của nhân loại . Lũ lai căng & bọn bội tình đã bị quét khỏi đất nước của các bác, bây giờ phải lang thang đi sống lẫn lộn với cái lũ nhân loại mà các bác muốn theo sát & hội nhập . Thế có chết không cơ chứ lại!

    “Không muốn bàn đến giá trị cao thấp, chỉ thấy một cách thực tế, loại nhạc nào mà người dân thuộc hoài, hát mãi, hát không chán thì sức sống của nó bền bỉ, dẻo dai “giẫy hoài không chết” .
    Chính quyền liệu có cấm được không ?”

    Rất đúng . Nhạc đỏ có thể đi vào hoạt động bí mật nhưng chúng sẽ chả bao giờ chết . Bất kể chính quyền các bác có cấm cỡ nào đi chăng nữa, mỗi lần ở Việt Nam có giải phóng mặt bằng, nơi đó sẽ cất lên tiếng hát hào hùng “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”

  4. Thực tế bây giờ ngoạitrừ lớp già, có lẽ chỉ còn thế hệ sinh năm 75 đến đầu năm 80 thi thoảng còn hát nhạc vàng, lẫn nhạc đỏ khi nhậu sưa sưa thì ôm mic rống lên như bò, chẳng ma nào nghe mà toàn thấy khó chịu, công an khu vực cũng d* ó thèm nhắc nhở
    Còn từ 9x đến giờ thì chẳng cháu nào thèm quan tâm tới vàng vói đỏ hay hườm hườm. Chúng chỉ quan tâm nhạc trẻ, nhạc nước ngoài. Vàng, đỏ bị vất vào sọt rác một cách tự nhiên
    Chốt hạ
    VNCH CHẾT Đ3O CÓ ĐẤT CHÔN, NÊN HỒN MA VẤT VƯỞNG
    CHXHCNVN ĐANG SỐNG NHĂN RĂNG VÀ CÓ LẼ SỐNG MÃI VÌ CHẲNG MA NÀO TRANH NGÔI ĐƯỢC
    Tớ mạo muội như vậy nhưng tớ nói đúng sự thật. Mấy bác no ke nghen

  5. “Chính quyền liệu có cấm được không?” Lấy gì mà cấm khi sức mạnh mềm của Việt Nam Cộng Hoà toàn thắng, một điều sĩ nhục cho phe thắng cuộc. Thế hệ tham chiến và hậu chiến càng ngày càng tìm đọc sách Ngụy và nghe nhạc Ngụy thì Ban Tuyên Giáo giải thích làm sao về tính ưu việt của nền văn hoá XHCN và các sử gia Hà Nội làm sao tìm lý do để miệt thị nền giáo dục của VNCH.

    • Đọc những còm như thế này, các cây đa cây đề, nguồn ánh sáng của văn học cách mạng & những người quan tâm lẫn những người có lương tri có thấy buồn không ? Tại sao lại đến nông nỗi này ?

      Chỉ mong tất cả -a lot, i must say- những ai còn quan tâm tới nền văn hóa cách mạng nước nhà xã hội chủ nghĩa, kể cả ở ngoài này như Nguyễn Đức Tùng & Phạm Tín Anima, sẽ cùng chung tay gầy dựng lại nền văn hóa đã 1 thời ngự trị trên mảnh đất hiện giờ còn được gọi là Việt Nam này, sau khi bị Đổi Màu đập cho những đòn trí tử . Giải Phan Chu Trinh về văn hóa được trao cho Lữ Phương là tiếng còi hiệu khởi nghĩa, Hãy Đứng Lên, hỡi các bạn . Chỉ nên nhớ, văn hóa Ngụy phải nhờ tới Đỗ Trường vực dậy & mang qua khỏi vũng lầy lịch sử mới còn sống lay lắt cho tới ngày nay, đã vậy lại đứng hẳn phía ngoài tiếng Việt xã hội chủ nghĩa . Mà Đỗ Trường là ai ? Chỉ là loại cóc nhái của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa của các bác .

      Các bác nên nhớ thế này, các gọi-là nhà văn … của Ngụy ngoài này, họ chưa bao giờ học được Ukraine, heck, chả bao giờ muốn học Ukraine để tạo dựng 1 nền văn hóa riêng biệt cho mình . Mong muốn tột bực của họ bao giờ cũng là 1 thứ hội nhập dưới sự lãnh đạo của Đảng, ước muốn của họ là được in ấn trong nước, nên họ tự kiểm duyệt đến hết mức để biến ước mơ thành hiện thực . Và với những mong ước khốn nạn như vậy, họ chỉ tạo ra được 1 nền văn hóa khuyết tật & bệnh hoạn, hoàn toàn phù hợp với nền văn hóa của các bác . Và chính vì vậy, họ mới cần Đỗ Trường vực dậy & mang qua vũng lầy lịch sử do chính họ tạo ra . Các bác, Nguyên Ngọc fo example, chính là mong ước của họ, của Nguyễn Đức Tùng & Phạm Tín Animan, hãy tỏ rõ mình để xứng đáng là tấm gương cho họ soi vào, & nhìn rõ tấm thân ô nhục, 1 thời đi theo sai trái, phản bội dân tộc xã hội chủ nghĩa các bác.

  6. Càng lúc xu hướng chính trị lạc hậu và ngu muội của chính trị ở Việt Nam càng lan rộng về những từ ngữ thời chiến tranh Việt Nam dù đã qua,nhưng nghi ngờ thù hận vẫn còn đang quanh quẩn trong những cái đầu nhược tiểu.Sau chiến tranh,bọn chính quyền của Hà Nội vẫn nuôi dưỡng hận thù và bom những điều tác hại đến người dân Việt Nam để tẩy não họ về chữ nghĩa có tác động lung lay đến quyền lực. NỘI CHIẾN HAY KHÔNG NỘI CHIẾN,trong một bài hát thời chiến tranh chẳng còn ý nghĩa gì bây giờ trên đất nước còn gọi là cộng sản. Nội chữ CỘNG SẢN đã là xấu hổ cho nhân loại.Bọn chính quyền lãnh đạo cộng sản giàu sụ sau chiến tranh.Nhà cao cửa rộng.Chiếm đất dành phần.Ăn hết phần ăn của người nghèo,thì gọi thế nào là Cộng Sản. Bao nhiêu con cái lãnh đạo ( nhất định) cho đi du học bên ĐẾ QUỐC MỸ để tim cho mình cái Vi da, thẻ thường trú hộ thân.Kẻ thắng cuộc thi nhau chạy theo người thua cuộc mà ngày xưa họ mắng chửi: ra đị là phản quốc!Bây giờ con cái trở thành thạc sĩ tiến sĩ Mỹ thì lên facbook khoe inh ỏi dù ngày xưa chửi Mỹ. Nghe mà muốn ói!
    Một nước mà anh em MỘT NHÀ đánh nhau,máu đổ cả hai miền Nam Bắc.Dù nhân danh nào cùng không thể chối cãi là NỘI CHIẾN. Nhưng từ ngữ ấy có làm sẩy một lông chân của bọn chính trj bộ giàu cộm? Không! không bao giờ. Hãy nhớ câu : Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô và Trung Quốc! của một lãnh tụ tối cao cộng sản Việt Nam…


  7. Bên Bao lơn Biển Đông : trên bờ biển Hải Phòng + Đà Nẵng + Nha Trang
    *************************

    https://www.youtube.com/watch?v=-yMrac6bXZM&list=RD-yMrac6bXZM&start_radio=1

    Ôi bên Bờ Biển Đông !
    Tưởng chừng như Hải đàng Đông phương
    Dường như đang Yên tĩnh trước khi bước vào Đại hải chiến
    Bắt Chuyện tình mình làm Con tin thống khổ !
    Hải phố Đà Nẵng ! Phố biển Đà Thành Em ơi !!!!
    … и каждой весною так тянет меня в Одессу, мой солнечный Город…

    Bên Bao lơn Biển Đông
    Có một Phố Biển mà Anh thấy trong giấc mơ mòng nơi Paris
    Ôi Em yêu dấu nếu Em dấu yêu chỉ biết làm thế nào thân yêu
    Biển Đông đã mở ra cho Anh các Quần đảo
    Như Hoàng Sa bất khuất bi hùng
    Như Trường Sa tủi hờn Vòng tròn hữu tử
    Tựa như đảo Gạc Ma nơi từng xạ trường
    Cho bọn hải tặc Đại Hán tân binh học bắn bằng Bia sống

    Bên Bao lơn Biển Đông
    Có một Phố Biển mà Anh thấy trong giấc mơ mòng nơi Paris
    Ôi Em yêu dấu nếu Em dấu yêu chỉ biết làm thế nào thân yêu
    Biển Đông đã mở ra cho Anh vào Vịnh Tiên Sa
    Bãi biển Mỹ Khê cùng những hang động Non Nước
    Rồi đến Cửa Đại Hội An Fai Fo – Bán đảo Sơn Trà


    https://www.youtube.com/watch?v=UcgqvVPDlIU&list=RDMM&start_radio=1&rv=-kJ4oIdO60E
    ERNESTO CORTAZAR – Sicilian Romance

    Bên Bao lơn Biển Đông !
    Có một vùng biển mà trăm ngàn thuyền nan
    Hàng triệu thuyền nhân như Anh đã vượt biển
    Nửa số trong ấy bỏ mình trong bão táp hải tặc đói khát
    Trước khi may mắn đến được Bến bờ Tự do
    Bên Bao lơn Biển Đông !
    Có không khí Thanh bình giữa Thời Chiến tranh Việt Nam
    Mà Anh hít thở khi còn niên thiếu đến chớm thanh xuân
    Và Anh không thể thở đủ không khí Hòa bình & Chiến chinh
    Bên Bao lơn Biển Đông !
    Anh sẽ không bao giờ quên Đại lộ Tình yêu Bạch Đằng
    Anh sẽ không bao giờ quên ngọn Hải đăng Nhân chứng Sơn Trà
    Nơi hình như chính Cưng hư hỏng của Anh ngày ấy
    Đã dẫn Anh vào Đại lộ Bạch Đằng
    Từ ấy hóa thân thành Đại lộ Tình yêu trong Tình sử chúng mình


    https://www.youtube.com/watch?v=X66Y94EIAtU
    Mưa Trên Hàn Giang 1-nhạc Lê Văn Thành-ca sĩ Quỳnh Lan

    Bên Bao lơn Biển Đông !
    Anh sẽ không bao giờ quên Đại lộ Tình yêu Bạch Đằng
    Anh sẽ không bao giờ quên ngọn Hải đăng Nhân chứng Sơn Trà
    Nơi hình như chính Cưng hư hỏng của Anh trong cái Đêm ấy
    Đã rủ rê Anh cùng cưng thề nguyền nhờ Hải đăng Sơn Trà
    Làm Nhân chứng cho Chuyện tình mình
    Từ ấy Hải đăng Sơn Trà thăng hoa thành Hải đăng Tình yêu trong Tình sử

    Đèn hiệu tiếng còi tầu hơi nước tưởng như còn sống trong ký ức kỷ niệm
    Ghế công viên nơi nở bao nụ hôn mặn nồng ái ân
    Lần đầu tiên được nhìn vào Đôi mắt Người Đà Nẵng
    Biển xanh lấp lánh trong Mắt biếc Mắt biếc


    https://www.youtube.com/watch?v=ZA_grX8q2CU&list=RDMM&index=3 – МАЛИНОВЫЙ ЗВОН


    Bên Bao lơn Biển Đông !
    Nơi đồng bào Anh từ Hải Phòng + Đà Nẵng + Nha Trang
    Bị thiêu đốt bởi bao trận chiến
    Kể cả cuộc Đại Hải chiến Thế sử Đầu Thế kỷ 21
    Thảo nào hàng Ngàn Vòng hoa
    Dành cho Tử sĩ hay Liệt sĩ vẫn chưa đủ
    Và Hải phố Đà Nẵng của chúng mình
    Được mệnh danh là Phố Biển Anh thư Anh hùng
    Bên cạnh ngang hàng với Hải Phòng, Vũng Tàu, Nha Trang

    Bên Bao lơn Biển Đông !
    Và Cuộc đời Cuộc sống luôn mãi tươi đẹp
    Chiến tranh rồi cũng qua đi nhường chỗ cho Hòa Bình
    Bạn Đồng hương Đồng bào già hay trẻ
    Nhưng mỗi Mùa Xuân, chúng ta lại về Hành hương đến đấy
    Đến Phố biển Đà Nẵng, đến Hải phố đầy nắng của Chúng mình
    Dù gần Nửa Thế kỷ xuyên qua hai Thế kỷ 20-21
    Đầy biến động Việt sử + Đông Dương sử + Á sử
    Và bây giờ là Thế sử


    https://www.youtube.com/watch?v=a_CSMyAGKmg
    Đà Nẵng một thời dấu yêu, thơ Luân Hoán, nhạc và trình bày Nhật Ngân

    Ôi bên Bao lơn Biển Đông !
    Tưởng chừng như Địa đàng phương Đông
    Dường như vẫn còn đang Yên tĩnh
    Trên hải lũy dọc theo Chuỗi hải đảo
    Trước khi bước vào Đại hải chiến
    Ôi bên Bờ Biển Đông !
    Tưởng chừng như Hải đàng Đông phương
    Dường như đang Yên tĩnh trước khi bước vào Đại hải chiến
    Bắt Chuyện tình mình làm Con tin thống khổ !
    Như hôm nay Ukraine Giờ thứ 25 với Phố biển Odessa !!!!
    Ôi bên Bờ Biển Đông !
    Tưởng chừng như Hải đàng Đông phương
    Dường như đang Yên tĩnh trước khi bước vào Đại hải chiến
    Bắt Chuyện tình mình làm Con tin thống khổ !
    Hải phố Đà Nẵng ! Phố biển Đà Thành Em ơi !!!!

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  8. Cấm một bài đã không thể . Mà cấm cả vài trăm bài lại càng là “siêu ảo tưởng” ! Bây giở ở đâu cũng hát karaoke . Đám cưới, đám giỗ, đám sinh nhật, tiệc rượu cuối tuần…Làng trên, xóm dưới, từ làng đến phố đều “hồ hỡi, phấn khởi” hát và hát . Mà khi hát thì mở hết công suất loa đài cho “toàn dân” nghe .
    Gần như 100% bài hát đều là trước 1975 ( người ta gọi là nhạc vàng ấy ) . Còn nhạc đỏ ( nhạc cách mạng ) thì vắng bóng hoàn toàn .
    Một bàn thua trông thấy của nền nhạc cách mạng .
    Thông tin văn hóa cấp nào mà đi cấm cho xuể ( ?! ) . Có điều lạ, người bình dân lao động không hát nhạc TCS, bài “Gia tài của mẹ” lại càng không thuộc, không biết .
    Không muốn bàn đến giá trị cao thấp, chỉ thấy một cách thực tế, loại nhạc nào mà người dân thuộc hoài, hát mãi, hát không chán thì sức sống của nó bền bỉ, dẻo dai “giẫy hoài không chết” .
    Chính quyền liệu có cấm được không ?

  9. Nếu có một cái nhìn tổng quát nhưng sâu thì bà Khánh Ly đã già rồi trong nói năng bà hết tính điềm đạm của ngày xưa rồi! Chỉ còn lại một lão bà nói năng nguýt ngoát, vừa nói vừa lắc đầu múa tay! Bà chỉ về để cố hát lấy tiền của khoảng thời gian ngắn còn lại ủa cuộc đời! Là người thưởng thức nhạc của bà thời còn ở trường đại học văn khoa Sài gòn năm nào tôi nghĩ chỉ để cho đám người miền bắc trước đây sống trong chế đọ cộng sản bị bịt mắt bịt tai cảm thấy một cái khác lạ và tự do của chế độ VNCH hoặc của đám trẻ sinh sau 1975 biết huyền thoại và hư cấu về bà và TCS. Còn những người trí thức sống trong chế độ VNCH trước đây sẽ không mất thời gian để đấu khẩu chuyện này!

Leave a Reply to Phạm Minh Đức Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây