Bà ngoại Nga và các ông ngoại Việt Nam

Jackhammer Nguyễn

21-6-2022

Có những hình ảnh rất cụ thể, có thể mô tả hiện trạng của một xã hội, hay là cho biết rằng xã hội đó có đang chuyển biến hoặc đang bị tù hãm trong những định kiến nào đó. Những hình ảnh ấy cho thấy xã hội đang bí lối, hay tệ hơn là bị tầng lớp cai trị kềm hãm một cách có chủ đích.

Bà ngoại Nga

Mới đây, giữa cuộc xâm lăng của nước Nga Putin vào Ukraine, bộ máy tuyên truyền của Moscow hùng hục khuếch tán hình ảnh Bà ngoại Z, Babushka Z (бабушка Z). Một cụ già giương cao lá cờ mồ ma Liên Xô cũ, “thách thức” các đội quân Ukraine mà nước Nga Putin gọi là phát xít.

Sự thật không phải “thách thức” đến mức độ đó, nhưng kết quả điều tra về bà ngoại Nga, của các phóng viên BBC cho ta thấy, hiện thực không phải lúc nào cũng rõ ràng đen trắng.

Câu chuyện là như thế này. Bà Anna Ivanovna 69 tuổi, sống gần thành phố Kharkiv, miền đông bắc Ukraine. Khi bắt đầu cuộc xâm lăng, quân Nga chiếm đóng một số vùng ngoại ô Kharkiv. Ngôi làng của bà Anna cũng bị pháo kích. Khi quân đội Ukraine tái chiếm các khu vực này, họ mang thức ăn đến cứu trợ dân chúng.

Bà Anna tưởng nhầm những người lính Ukraine là lính Nga và vui mừng vì họ đến cho thức ăn chứ không phải đánh nhau.

Bà mang một lá cờ Liên Xô cũ, màu đỏ, trên góc trên bên trái có hình búa liềm và ngôi sao ra chào đón những người lính. Những người lính đưa thức ăn cho bà Anna và lấy lá cờ rồi vứt đi và giẫm lên.

Babushka Z: Người phụ nữ trở thành biểu tượng tuyên truyền của Nga. Nguồn: BBC

Bà Anna trả lại thức ăn và lấy lại lá cờ, nói rằng trong gia đình bà có nhiều người chiến đấu vì lá cờ ấy hồi thế chiến thứ hai.

Bộ máy tuyên truyền của ông Putin, không khác mấy thời mồ ma Liên Xô, lập tức chạy hết công suất, nào là hình vẽ, bích chương dán tường, rồi cả tượng đài Rусская бабушка (Bà ngoại Nga) nữa.

Theo các phóng viên BBC, khi họ tiếp xúc với bà Anna, bà có vẻ rất bối rối về chuyện bà được truyền thông Nga đưa bà lên thành ngôi sao như vậy. Bà nói với họ rằng quân Nga chả quan tâm gì tới người Ukraine cả, mà chỉ lo chiếm đất của họ thôi. Tuy vậy, bà kính trọng ông Putin, cho rằng ông ta là một vị tổng thống, một sa hoàng.

Về lá cờ Liên Xô, bà Anna nói rằng, lá cờ đó là một biểu ngữ của tình yêu và hạnh phúc. Tuy nhiên khi kết thúc buổi nói chuyện với BBC, bà muốn đưa cho họ lá cờ, vì nó gây phiền lòng cho bà, những người láng giềng của bà xem đó là biểu hiện của sự phản bội.

Ông ngoại Việt Nam

Năm ngoái, khi vaccine phương Tây mới vào Việt Nam, đã xuất hiện hiện tượng “ông ngoại”, tức là các quan chức cao cấp giành những liều thuốc hiếm hoi quý giá cho gia đình mình. Hiện tượng ông ngoại đấy là một chỉ báo rằng cấu trúc xã hội, tinh thần xã hội Việt Nam không thay đổi bao nhiêu sau hơn 30 năm của cái gọi là “đổi mới”.

Khi tôi đề cập đến ông ngoại Việt Nam để so với bà ngoại Nga chỉ là sự chơi chữ cho vui, chứ các ông ngoại Việt Nam trong vụ vaccine thì quyền uy tới trời, bà ngoại Nga Anna chỉ là một người nông dân không hiểu biết nhiều.

Nhưng tôi chắc chắn trong xã hội Việt Nam hiện nay có nhiều ông ngoại Việt Nam giống giống bà ngoại Nga, ở cái chỗ họ có thể “giương cao ngọn cờ” mà chẳng hiểu cờ đó là cái gì.

Ta hãy cứ cho là cờ đỏ sao vàng, đại diện chính thức nước Việt Nam ngày nay, là cờ quốc gia. Nhưng lá cờ đỏ búa liềm của Đảng Cộng sản thì đâu phải như vậy, thế mà nhiều ông ngoại Việt Nam, ở tuổi ông ngoại, vẫn cứ đinh ninh cờ đỏ búa liềm là cái gì đó rất “thân thương”, rất … Việt Nam. Các ông ngoại này thường sống ở các làng quê xa xôi của Việt Nam, nơi hàng ngày vẫn ra rả cái radio tuyên truyền của Đảng mỗi sáng, và lá cờ đỏ búa liềm bay phấp phới ở trụ sở ủy ban xã.

Mà không chỉ có các ông ngoại ở tuổi ông ngoại, có cả những ông ngoại trẻ ở thành thị, kéo cờ đỏ búa liềm đi … bão sau khi đội bóng đá Việt Nam thắng một trận banh. Các ông ngoại trẻ này cứ ngỡ rằng cờ đỏ búa liềm ấy là cái gì đó rất “thân thương” và rất Việt Nam.

Tôi từng chứng kiến cảnh các cổ động viên đội banh Việt Nam kéo cờ đỏ búa liềm trong sân vận động Jakarta, báo hại anh trưởng đoàn (là người tôi quen), cuống quít kéo xuống.

Lá cờ đỏ búa liềm là một dấu hiệu đại kỵ tại thủ đô Jakarta sau vụ có khoảng nửa triệu người Indonesia gốc Hoa bị thảm sát vào năm 1965, trong đó có hàng ngàn đảng viên cộng sản.

Một điểm tôi cũng rất chắc chắn là các ông ngoại trẻ Việt Nam, ngày hôm trước kéo cờ đỏ búa liềm đi bão bóng đá, ngày hôm sau có thể vui vẻ hồn nhiên lên máy bay sang Mỹ du học, nơi mà những người cổ xúy lá cờ đỏ búa liềm gọi là một xã hội tư bản “xấu xa” đang “giãy chết”.

Có ông ngoại trẻ Việt Nam còn đi xa hơn, khi sang đến Úc, một xã hội “tư bản xấu xa” khác, công khai giật cờ vàng ba sọc đỏ đại diện cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tôi không rõ hình ảnh “bà ngoại Nga” này được hoan hô ra sao trong giới mạng xã hội “thân Nga” ở Việt Nam, nhưng không thấy truyền thông nhà nước Việt Nam hồ hởi phấn khởi đưa tin bà ngoại Nga.

Câu chuyện bà ngoại Nga và các ông ngoại Việt Nam, già lẫn trẻ, cho chúng ta một bài học rằng chế độ toàn trị, với hệ thống truyền thông bất đối xứng đã, đang, và sẽ tiếp tục tạo nên những người như bà Anna, các ông ngoại vừa già vừa trẻ ở Việt Nam, những người lẫn lộn hết mọi thứ.

Mà một dân tộc bao gồm một tập hợp những người lẫn lộn hết mọi thứ, thì không có tương lai nào sáng sủa cho dân tộc ấy cả.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. HA HA HA HÂ HA HA HA HÂ HA HA HA HÂ
    Thế thì bác Nguyễn Búa Tấn nên tạo điều kiện để Bà ngoại Nga và các ông ngoại Việt Nam (nhớ đem theo tượng bác Lê Nin và cả tượng bác Hù ) đến hẹn lại lên trên Đất Mỹ rồi bác Nguyễn Búa Tấn đứng ra tổ chức sao cho Bà ngoại Nga và các ông ngoại Việt Nam thành hôn lấy nhau dưới chân Tượng đài Nữ Thần Tự Do hộ giùm cho quý bạn đọc Tiếng Dân xem sao

    HA HA HA HÂ HA HA HA HÂ HA HA HA HÂ


    Mùa Phượng Hồng nơi Phố Biển xưa yêu dấy dấu yêu
    ****************************

    https://www.youtube.com/watch?v=DYXdLswOLts   ERNESTO CORTAZAR – Sicilian Romance

    Chắc Em còn mãi mãi nhớ…
    Bảy năm Hạnh phúc âm thầm yêu
    Khi chúng mình vẫn là bạn thân của nhau.
    Trong những ngày tháng ấy
    Phố Biển Đà Nẵng vừa Chiến chinh vừa Hoà bình
    Mùa Nội chiến lần Hai trong Thời Chiến tranh Lạnh
    Chúng mình Cô Thầy và bè bạn vẫn yên bình
    Dưới Mái trường Thanh bình tưởng chừng như vĩnh hằng vĩnh cửu
     Chắc Em còn mãi mãi nhớ…
    Bảy năm Hạnh phúc âm thầm yêu
    Khi chúng mình vẫn là bạn thân của nhau.
    Trong những ngày tháng ấy
    Phố Biển Đà Nẵng vừa Chiến chinh vừa Hoà bình
    Mùa Nội chiến lần Hai trong Thời Chiến tranh Lạnh
    Và nắng nóng thổi về từ Hạ Lào
    Phượng Hồng hàng phượng vĩ bên đường Lê Lợi
    Con đường trước Hồng Đức cổng trường
    Phượng Hồng bay qua tận trường Em

    https://www.youtube.com/watch?v=4dfS87pyoWIERNESTO CORTAZAR – Sicilian Romance

    Em thấy đấy, anh vẫn chưa hề quên …
    Những ánh Phượng Hồng đỏ thẫm chết theo gió cuốn đi
    Hoài cảm ký ức kỷ niệm lẫn lộn trong nuối tiếc hối tiếc
    Và gió nồm hay gió bấc mang Phượng Hồng đi
    Trong đêm băng lạnh Paris tưởng chừng như lãng quên
    Nhưng Anh vẫn nhớ hoài nhớ mãi
    Em thấy đấy, anh vẫn chưa hề quên …
    Những ánh Phượng Hồng đỏ thẫm chết theo gió cuốn đi
    Hoài cảm ký ức kỷ niệm lẫn lộn trong nuối tiếc hối tiếc
    Và gió nồm hay gió bấc mang Phượng Hồng đi
    Theo cơn gió bụi vào cơn lốc Việt Sử
    Em thấy chưa Anh chưa quên
    Bài hát Em từng hát cho Anh
    Ám ảnh theo suốt đời lưu vong lưu đầy lưu sinh
    Chỉ một điệp khúc nhưng bất tận trùng trùng điệp điệp
    Như sóng ngàn hàng hàng lớp lớp vỗ về phố biển Đà Nẵng
    Em là người đã yêu Anh
    Anh là người đã yêu Em
    Nhưng Cuộc đời như Định mệnh ngăn cách những người yêu nhau
    Chậm rãi yên lặng lặng lẽ lặng lẽ
    Như những dấu chân xóa đi trên bãi biển  
    Những dấu chân của bao đôi tình nhân vỡ tan tan vỡ

    https://www.youtube.com/watch?v=UcgqvVPDlIU  ERNESTO CORTAZAR – Sicilian Romance

    Anh vẫn nhớ hoài nhớ mãi
    Em thấy đấy, anh vẫn chưa hề quên …
    Những ánh Phượng Hồng đỏ thẫm chết theo gió cuốn đi
    Hoài cảm ký ức kỷ niệm lẫn lộn trong nuối tiếc hối tiếc
    Và gió nồm hay gió bấc mang Phượng Hồng đi
    Theo cơn gió bụi vào cơn lốc Việt Sử

    Em thấy đấy, anh vẫn chưa hề quên …
    Lời hát Em ngọt ngào đến thế !
    Như những cánh Phượng Hồng đỏ thẫm chết theo gió cuốn đi
    Hoài cảm ký ức kỷ niệm lẫn lộn trong nuối tiếc hối tiếc
    Và gió nồm hay gió bấc mang Phượng Hồng đi
    Theo cơn gió bụi Hồng vào cơn lốc Đỏ Thế Sử

     

     http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT 

  2. “Mà một dân tộc bao gồm một tập hợp những người lẫn lộn hết mọi thứ, thì không có tương lai nào sáng sủa cho dân tộc ấy cả.” ( Trích J.N )
    – Hẳn là thế rồi bác ạ . Một số ít người không u mê, lẫn lộn dám lên tiếng nói thẳng thắn thì vào tù hoặc bị đẩy ra khỏi nước .

  3. Tương lai của dân tộc ấy, phải sang thế kỷ sau, thế kỷ sau nữa mới thấy được. Tương lai ấy dành cho các loại thế hệ chắt, chút, chít, chít của chít. Các ông ngoại hôm nay được hưởng mùi trước dân chúng, tất nhiên họ sẽ kiên định, kiên định và kiên định.

Leave a Reply to Lý Thế Dân Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây