Nhà văn là ai và tại sao nên độc lập về tài chính?

Đoàn Bảo Châu

15-6-2022

Văn học, hội hoạ, âm nhạc, phim ảnh… đều là những môn nghệ thuật để thể hiện tư tưởng, khát vọng, thế giới quan của cá nhân hay của một nhóm nghệ sỹ.

Người cầm bút mà phải viết theo chỉ thị, theo định hướng, ấy là dạng thợ viết, thợ chữ, là loa đài được bật hay tắt theo ý cấp trên, dạng ấy không xứng đáng được gọi là nhà văn mà được gọi là bút nô.

Tiếng Anh có thành ngữ: “Không có bữa trưa nào miễn phí”, ý nói rằng những gì giá trị nếu muốn có được thì phải trả một giá nào đấy, không bằng cách này hay cách khác.

Nếu một nhà văn được một công ty tài trợ in một cuốn sách, thì về sau khi công ty kia bị phát hiện có một số vấn đề thì liệu anh ta hay chị ta có dám viết về điều ấy hay không? Chắc là không bởi người Việt có câu: Ăn cây nào, rào cây ấy!

Đây chính là lý do tại sao những người là thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam có rất ít đóng góp cho xã hội. Tư tưởng bị tù túng thì làm sao có tác phẩm hay được? Tôi biết, Hội Nhà Văn Việt Nam được sinh ra bởi nhà nước, được nuôi bởi kinh phí nhà nước thì đương nhiên ngòi bút của họ phải theo định hướng của nhà nước.

Nhưng không phải cái gì được sinh ra như thế nào, được làm như thế nào trong quá khứ thì cứ nên tiếp tục như vậy. Lý do bởi xã hội thay đổi, quan niệm con người thay đổi, tư tưởng con người thay đổi thì cách quản lý, vận hành các hội nghề nghiệp cũng nên thay đổi.

Chẳng phải nhà nước đã có hơn 800 cơ quan báo chí được viết theo định hướng rồi sao, tại sao những người viết văn, một lĩnh vực gần với nghệ thuật hơn cũng nhất nhất phải làm theo định hướng?

Những người đứng đầu nhà nước nên nhìn nhận lại việc này để làm nhẹ ngân sách của một đất nước vốn không hùng mạnh gì về kinh tế. Hơn nữa, nên nới lỏng sợi dây nối giữa chính trị và văn học hay nghệ thuật nói chung. Một chính trị gia xuất sắc không có nghĩa là người am hiểu về văn học, nghệ thuật. Vậy tại sao ông ta, bà ta lại có thể định hướng được cho người làm nghệ thuật?

Nhà văn là những người theo đuổi đam mê văn học, một đam mê xa xỉ giữa thời đại kim tiền. Người theo đam mê ấy đáng trân trọng nhưng đấy là lựa chọn của mỗi cá nhân. Nếu cứ phải được động viên, được nâng đỡ thì mới viết được thì người ấy không thể nào thành một nhà văn trưởng thành được và tôi nghi ngờ sự đóng góp xã hội của những người như vậy.

Hãy đổi mới tư duy. Người viết văn là một nghề cần phải học về kĩ năng viết, cách xây dựng cốt truyện, nắm vững về lý thuyết để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật. Nếu tác phẩm ấy tốt, xã hội sẽ công nhận và mua để trả lại công lao động nghệ thuật của anh/chị ta.

Nhưng không phải cứ viết văn thì nghiễm nhiên thành cao quý, bởi nghề nào cũng có sang có hèn, có thành đạt, có thất bại, có người được chiếu sáng lộng lẫy trong vinh quang, có người bị quên lãng trong bóng tối.

Xã hội sẽ tôn vinh người cầm bút khi họ đã có đóng góp cho xã hội chứ không phải cứ nhìn các mác nhà văn là người ta nể trọng. Nhà văn lớn, trước hết cần một nhân cách lớn.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN


  1. Em và Ch…ịnh ở Sài Ghềnh cùng với em và d..ao nơi Ba Lé
    ********************

    https://www.youtube.com/watch?v=EOOIa7RFRpk
    EM VÀ TRỊNH  

    Em và Ch…ịnh ở Sài Ghềnh
    Cùng em và D..ao nơi Ba Lé
    Iêu nhau rất vội cuồng điên
    Dao Ánh đóng Liêu Ch..ai Vệ
    Đâu giản dị thời trang đắt tiền  
    Bên cạnh Ch..ịnh iêu nhăng nhít
    Gái gú như Bống – Khánh N..i
    Ải ải đều đều theo đuổi ghế !
    Gặp fan Nhật hôn hít kỹ nữ gây-sa ****
    Tin vui N..i về thăm Quê Nhà
    Mắt sáng lác nhìn như Phú Sĩ
    Trường Sơn Đông-Tây té ra  
    Về từ Sài Gòn Bé Cali Bolsa
    Thất thập cổ lai hy Bà bà
    77 bên nhà gọi 8 bó

    https://www.youtube.com/watch?v=fkPd-QttaSk  
    EM VÀ TRỊNH  

    Sắp phim Em và D..ao Ba Lê
    Thông ngôn cho anh Sáu Búa
    Thông l..ờ cả chị Bình Trâu Sa !
    Kiểu huyền thoại “tìm đường cứu Nước”
    Dể hụt Cố vấn Ngô Đình Nhu
    Chồng hờ Ngô Đinh Lệ Thủy
    Cũng n..à cháu rể Tổng thống Diệm
    Khiến Nàng thảm nạn vòng đai Paris

    Em và Ch…ịnh ở Sài Ghềnh
    Em và d..ao nơi Ba Lé lênh đênh
    Nghệ thuật thứ 7 như hồ ly vọng
    Madz..ê in duyên dáng Quảng Nôm …

     http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    **** Geisha (芸者)
     

  2. Các nhà văn trong Nhân văn giai phẩm đã chủ trương Nghệ thuật vị nghệ thuật là thế ! Nguyễn Hữu Đang , Phùng Quán , Thụy An ……. là lớp nhà văn , nghệ sĩ lên tiếng từ hồi đó . Phùng Quán chủ trương nhà văn phải :. ” Yêu ai cứ bảo là yêu ….. dù ai cầm dao dọa giết , cũng không nói ghét thành yêu ” nên họ đều bị loại ra khỏi Hội nhà văn . Bao giờ quy trình tư tưởng của họ được lập lại từ đầu , thì vấn nạn bồi bút mới hết .

  3. Hội nhà văn hay hội nọ viện kia cũng giống nhau cả, đều bám váy đảng. Khi đảng rũ váy thì những con rận hội , viện rơi lả tả và tru chéo. Ngoài hội nhà văn, có thể kể ra mấy Viện rất ư chi là nủi tiếng Viện IDS của nguyên đồng chí Q.A, viện Tâm lý giáo dục của Nguyên đồng chí MVT, viện lhoa học công nghệ của nguyên đồng chí C.H …toàn là nhingwx gsts đỉnh của đỉnh cả.

  4. Chỉ cớ ở các nước CS. mới có hội nhà văn do nhà nước lập ra và tài trợ để buốc họ
    phải đóng 2 vai trò : của một quan chức và một chiến sĩ tuyên truyền, định hướng
    dư luận tức là ca tụng vằ tung hô chính sách của nhà nước.
    Nhà văn chỉ trở thành tiếng nói của thời đại,của lương tâm nếu họ có quyền tự do
    lập ra một hội như hội văn bút, hoàn toàn độc lập với chính quyền mà chúng ta thấy
    có ở nhiều nước dân chủ tự do khắp thế giới.

    • Xin có vài lời ngoài bài trên. Tôi mới đọc đoạn đầu hồi ký “Trong cuộc đời này”
      của Trương Công Dũng trên Viet-studies của Trần Hữu Dũng nhưng hôm nay đã
      bị gỡ xuống và đọc được đoạn “minh oan” của chủ trang THD. là trang này hôm
      qua bị trục trặc không dính dáng gì đến “cơ quan chức năng” nhà nước !
      Hồi ký trên viết bởi một người miền Nam tập kết rá Bằc và phê phán khá mạnh
      chế độ hiện thời nên đã bị … “phi tang” chăng ?

Leave a Reply to Trang Đoan Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây