Độc tài mềm

Nguyễn Hưng Quốc

6-6-2022

Hiện nay, không ai có thể chối cãi chính quyền Việt Nam là một chế độ độc tài. Tuy nhiên, theo tôi, nền độc tài ấy khá “mềm”.

Chữ “mềm” ở đây tôi mượn từ bài “The New Dictators Rule by Velvet Fist” của Sergei Guriev và Daniel Treismanmay. Trong bài viết, hai tác giả này nêu lên hai luận điểm chính: Thứ nhất, trên thế giới hiện nay vẫn còn một số chế độ độc tài khát máu như ở Syria và Bắc Triều Tiên nhưng số lượng các nền độc tài tàn bạo như vậy càng lúc càng hiếm. Theo thống kê, vào năm 1982, 27% các quốc gia độc tài có dính líu đến các vụ giết người hàng loạt; năm 2012, con số ấy chỉ còn 6%. Thứ hai, hầu hết các nhà độc tài được chú ý lâu nay như Vladimir Putin ở Nga, Alberto Fujimori ở Peru, Recep Tayyip Erdogan ở Turkey, Mahathir Mohamad ở Malaysia, Hugo Chávez ở Venezuela, v.v… đều có bàn tay bọc nhung. Guriev và Treismanmay gọi đó là những nhà độc tài mềm (soft dictators).

Trong bài “Nhà nước khủng bố” trước đây, tôi nêu lên hiện tượng công an Việt Nam thường xuyên sử dụng nhục hình trong các cuộc điều tra dẫn đến chết người như một hình thức khủng bố nhằm làm tê liệt tinh thần phản kháng của dân chúng. Sự kiện ấy có thật và rất phổ biến. Tuy nhiên, nếu so với trước đây, với cảnh hàng chục ngàn người bị giết chết trong các cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc vào giữa thập niên 1950 cũng như hình thức trại cải tạo – nơi giam giữ hàng trăm ngàn người sau năm 1975, những sự khủng bố trong các trại tạm giam và tạm giữ hiện nay, tuy vẫn tàn bạo nhưng thành thực mà nói, thưa thớt và nhẹ nhàng hơn nhiều. Biểu hiện và mức độ khác nhau, nhưng bản chất của chế độ thì vẫn là một: Độc tài. Một thứ độc tài “mềm”.

Cả độc tài “cứng” lẫn độc tài “mềm” đều sử dụng hai biện pháp chính để duy trì quyền lực: khủng bố và dối trá. Sự khác biệt căn bản giữa độc tài “cứng” và độc tài “mềm” nằm ở chỗ: với độc tài “cứng”, khủng bố là biện pháp chính; với độc tài “mềm”, dối trá là biện pháp chính. Xin lưu ý: ở đây chỉ có vấn đề chính hay phụ chứ không phải có cái này thì không có cái kia.

Tính chất khủng bố tại Việt Nam hiện nay có ba biểu hiện chính: Thứ nhất là tra tấn đến chết trong các đồn công an; thứ hai là dùng côn đồ hoặc công an giả dạng côn đồ để hành hung những người chống đối, thậm chí, những người chỉ chống đối… Trung Quốc và thứ ba, mang ra toà kết án tù với những lý do vu vơ kiểu trốn thuế hay lợi dụng tự do dân chủ.

Tính chất dối trá của các nhà độc tài “mềm” được thể hiện bằng hai biện pháp chính:

Thứ nhất là đánh tráo khái niệm. Tất cả các chế độ độc tài, trong đó có chế độ hiện hành tại Việt Nam, đều tự xưng là dân chủ. Để chứng minh nền dân chủ giả vờ ấy, người ta cũng tổ chức bầu cử và cũng đề cao luật pháp. Nhưng bầu cử lại không gắn liền với quyền tự do ứng cử và vận động tranh cử. Hơn nữa, người dân chỉ được quyền bầu cử Quốc hội trong khi Quốc hội lại chỉ là bù nhìn, không có quyền lực gì độc lập cả. Còn cái gọi là “pháp quyền” (rule of law) thực chất chỉ là pháp trị (rule by law), ở đó, pháp luật được sử dụng như một thứ công cụ để trấn áp dân chúng và để lừa dối thế giới.

Thứ hai là độc quyền tuyên truyền. Từ thời đổi mới đến nay, chính quyền Việt Nam ít nhiều nới lỏng sự kềm kẹp, cho tư nhân hoá trong khá nhiều lãnh vực, nhưng về truyền thông, họ nhất định không nhượng bộ. Tất cả đều nằm trong tay nhà nước. Để dân chúng chỉ được tiếp nhận một nguồn tin duy nhất, một cách diễn dịch tin tức duy nhất. Ngay trong hệ thống truyền thông nằm trong tay họ, họ cũng áp dụng một chế độ kiểm duyệt rất khắc nghiệt. Những bài vở khác với chủ trương của họ bị cấm đoán. Những người họ xem là phản kháng hay có tinh thần phản biện mạnh mẽ, cho dù viết vu vơ, vẫn bị cấm đoán.

Để kết luận, chúng ta có thể nói độc tài “cứng” hay độc tài ”mềm”, độc tài có nhà độc tài hay không có nhà độc tài đều là độc tài. Tự bản chất, chúng không có gì khác nhau cả.

Tất cả đều là độc tài.

Bình Luận từ Facebook

13 BÌNH LUẬN

  1. Nền dân chủ “made in việt nam” và xe hơi “made in việt nam” có cùng một điểm chung: đều là đổ dzỏm!

  2. “Xin lưu ý: ở đây chỉ có vấn đề chính hay phụ chứ không phải có cái này thì không có cái kia.”
    Còn có một yếu tố quan trọng khác mà tác giả không đề cập là tuỳ thuộc vào thời điểm mà áp lực quốc tế nhiều hay ít. Cộng Sản rất khôn ngoan khi nhận ra tình hình nào là đúng lúc để họ áp dụng cứng hay mềm. Khi quốc tế không còn hỗ trợ mạnh mẽ cho các phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam thì họ cứng thẳng tay để đe doạ dân và ngược lại.
    Thực ra, chuyện các nhà độc tài cứng hay mềm là không mới lạ. Từ lâu, phương Tây đã dùng khái niệm “Bàn tay sắt bọc nhung” (An iron hand in a velvet glove) để diễn đạt biện pháp trá hình này.

  3. Thành thật mà nói thì đa số bài bình luận chính trị của Nguyễn H Quốc đều hay
    nhưng bài này tôi nghĩ là chưa thuyết phục cho lắm. Không phải cứ tác giả nước
    ngoài nào viết cũng thành “khuôn mẫu” để chúng ta nghe theo, nhất là về CS.
    độc tài mà ngưòi VN.ta từng có kinh nghiệm sâu sắc.
    Thật ra, trước khi ra tay khủng bố, VC phân biệt ra nhiều loại “nguy hiểm” khác
    nhau và mỗi loại sẽ có cách khủng bố tương ứng, từ thủ tiêu,ám sát đến cô lập
    bằng kinh tế,việc làm v.v. Nếu họ gian manh khủng bố trong âm thầm, không ai
    biết thì chẳng lẽ là “mềm” hay sao ? Loại này hơi nhiều vì CS.rất lọc lõi trong thủ
    đoạn “ném đá giấu tay” nhờ báo chí quốc doanh độc quyền nói láo, thậm chí nhờ
    bọn CS.nước ngoài “cãi chầy cãi cối” cho họ (điển hình là Gareth Porter phủ nhận
    tắm máu trong Têt Mậu Thân và Cải cách Ruộng đất v.v.).

    • Ở Úc thì ccó tên Wlfred Burchett từng ăn lương KGB. một thời tích cực
      tiếp tay tuyên truyền bịp bợm cho CS.và được VC.coi là “bạn tốt”.

  4. Cho tớ được phép phản biện ô Nguyễn Hưng Quốc

    – Đầu tiên, người dân trong nước hổng nên hòa giải với những người như thế này, vì những gì ổng viết không xuất phát từ 1 tâm sáng, mà quan điểm của ông bị hận thù, mặc cảm, thành kiến với chế độ làm vẩn đục

    – Kế tới, những gì ông viết hoàn toàn không phù hợp với dân trí xã hội chủ nghĩa hiện nay . Tại sao ông không học cách viết dễ hiểu, bình dị nhưng đi thẳng vào lòng người của những trí thức đáng kính nước nhà như những gs (giáo sư, nói cho rõ) Nguyễn Đình Cống hay Mạc Văn Trang ? Cách viết giản dị đi thẳng vào lòng người rùi xuống ngay ruột già đó rất dễ tiêu & nhuận tràng, lại giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt Nam thời Bác

    – Riêng về “độc tài”, tớ xin phép chia ra làm 2 giai đoạn, trước và sau Đổi Màu Mới/Cũ, tùy cách nhìn . Trước khi Đổi Màu, hổng thể coi đó là độc tài được, mà phải xem đó là chế độ dân chủ & tự do . Vì chế độ độc tài, toàn trị, phản dân chủ, chống Cộng điên cuồng, phồn vinh giả tạo … aka Ngụy đã bị dân xã hội chủ nghĩa nước ta & lịch sử đánh đổ . Cái chế độ được dựng lên sau đó có đầy đủ những đặc tố mà dân xã hội chủ nghĩa mong muốn, dân chủ, tự do, đem lại công bằng xã hội, no ấm cho nhân dân xã hội chủ nghĩa . Nếu là dân xã hội chủ nghĩa, họ được hát ca vang trời những bài ca cách mạng, trí thức của họ được tôn vinh, vinh hoa phú quý …

    Nhưng Đổi Màu 1 cái, yep, cái chế độ dân chủ, tự do mà dân xã hội chủ nghĩa đã đấu tranh để xây dựng biến thái over-nite, trở thành 1 bản sao tồi của cái chính thể độc tài mà dân xã hội chủ nghĩa cùng chung tay với lịch sử đã xóa bỏ . Một chế độ Thiệu không Thiệu độc tài toàn trị được dựng lên, thay thế cái chính thể dân chủ tự do do chính người dân xhcn hy sinh xương máu của mình lẫn người khác để dựng lên . Và rõ nhất là khi nó dám giết 1 người đảng viên 56 tuổi Đảng & còn đang sinh hoạt Đảng! Câu hỏi nhức nhối của bà Bùi Thị Nổi văng vẳng bên tai, Đảng có giết Đảng không ? Trước giờ chỉ có Mỹ Ngụy, chỉ có các thế lực thù địch đen tối mới giết Đảng, thậm chí say mê giết đảng viên . Đảng viên chết càng nhiều, những kẻ sát nhân đó lại càng có công . Thế mà bây giờ … Giết đảng viên, không những thế còn xem đảng viên như củi & bỏ đảng viên vô lò, Đảng bây giờ chỉ mạo danh Cộng Sản thôi

    Chuyện mềm/cứng -tùy cách nhìn- nói chung No Star Where. Nó đã được dân mình tính trước & có thể chịu đựng được .

    Nhưng may quá, các trí thức ủng hộ chế độ độc tài ngày nay như Lê Hồng Hiệp, Hà Hoàng Hợp … đã chỉ ra chuyện này không mới, thuộc loại biết rồi khổ lắm nói mãi . Đồng thời, nêu ra những chuyện này nọ đều sẽ có phản ứng ngược . Vì vậy, họ khuyên nên im mồm dùm . Các báo đài tiếng Việt cũng noi theo mà đăng nhỏ giọt .

    “Thứ nhất là đánh tráo khái niệm”

    Không có chuyện này xảy ra, chỉ là quá phấn khích trong dịch thuật . Ví dụ như chủ nghĩa Mác-Lê là chủ nghĩa Cộng Đồng, nhưng bị mấy ông khốt-ta-bít dịch thành “Cộng Sản”. Các gs Mạc Văn Trang & Tô Văn Trường đã giảng giải cặn kẽ, ta chỉ việc xem đó là sự thật, để đỡ tốn thời giờ & giấy mực

    “Thứ hai là độc quyền tuyên truyền”

    Nhờ thế mà Ta có nền báo chí cách mạng Đoàn Bảo Châu vẫn tự hào mỗi lần tới ngày giỗ chạp . Hoàng Tùng là 1 idol của đồng chí tiến sĩ Trần Hữu Dũng, chuyện muốn cưỡng hiếp vợ Thép Mới, đ/v Lưu Trọng Văn, 1 nhà báo cách mạng con nhà nòi, là 1 điều tốt, chứng tỏ lãnh đạo có cá tính .

    No Star Where & No Fo Go thui . Bài này cần được đọc với 1 tâm thế khách quan, & nhớ lấy, đừng đứa xít nào cũng hòa giải hòa hợp . Lăng Bác thành đống gạch vụn lúc nào không hay

    • “Câu hỏi nhức nhối của bà Bùi Thị Nổi văng vẳng bên tai, Đảng có giết Đảng không ?”
      Có nhiều lắm, không phải là bây giờ mà ngay từ thời chống Pháp, Việt Minh cũng đã giết Việt Minh một cách tàn nhẩn mà bài Đồng Đảng tương tàn trong năm 1946, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã ghi rõ:
      “Người đồng đảng giết người đồng đảng
      Ai Việt Minh, Cộng Sản là ai?
      Đương cơn quyền lợi đắm say
      Anh hùng, chí sĩ râu mày thế ư?…”

    • “những gì ông viết hoàn toàn không phù hợp với dân trí xã hội chủ nghĩa hiện nay . Tại sao ông không học cách viết dễ hiểu, bình dị nhưng đi thẳng vào lòng người của những trí thức đáng kính nước nhà như những gs…”
      Xin bổ túc thêm ý của montaukmosquito bằng đoạn sau đây:
      “những gì ông montaukmosquito viết hoàn toàn không phù hợp với dân trí hiện nay. Tại sao ông montaukmosquito không học cách viết dễ hiểu, bình dị nhưng đi thẳng vào lòng người…”
      Một người không có văn tài, văn tâm và văn tứ như montaukmosquito mà lại dám phê bình Nguyễn Hưng Quốc, một nhà văn nổi tiếng, một giáo sư ngôn ngữ là một hiện tượng bất thường. Hãy xem lại chính mình là đã hết thuốc chửa chưa.

      • Hết thuốc chữa từ lâu gòi . Why dont you just give up? Its easy if you try. im beyond hopeless, how many times do i have to repeat meself?

      • “No Star Where & No Fo Go thui” là “Cách viết giản dị đi thẳng vào lòng người rùi xuống ngay ruột già đó rất dễ tiêu & nhuận tràng, lại giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt Nam thời Bác?”

        • Có những người nhờ tiên thiên, lại hấp thụ được khí thiêng sông núi nên mọi thứ đều thoát ra 1 cách tự nhiên như tứ khoái, chỉ cần thấy bức xúc, ngồi vô là đầy bô . Ngược lại, có những người cà ịch cà đụi như tớ, có 10 năm tâm huyết cũng chỉ được đến thế . Take it or leave it.

  5. “Cả độc tài “cứng” lẫn độc tài “mềm” đều sử dụng hai biện pháp chính để duy trì quyền lực: khủng bố và dối trá. Sự khác biệt căn bản giữa độc tài “cứng” và độc tài “mềm” nằm ở chỗ: với độc tài “cứng”, khủng bố là biện pháp chính; với độc tài “mềm”, dối trá là biện pháp chính. Xin lưu ý: ở đây chỉ có vấn đề chính hay phụ chứ không phải có cái này thì không có cái kia.”
    Không biết trong vụ sát hại ông Lê Đình Kình, nên xếp biện pháp này vào loại nào. Đem 3000 Cảnh sát giết một Đảng viên già lúc đêm khuya là cứng hay mềm khi cả hai đặc điểm khủng bố và dối trá đều có.
    Không biết vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức nên xếp biện pháp này là cứng hay mềm, vì khủng bố và dối trá trong tầm vóc quốc tế đều có.
    Cả hai biện pháp đều vi phạm pháp luật quốc gia và quốc tế .Cuối cùng, Đảng toàn thắng và toàn dân và Đức không dám làm gì. Đó mới là vấn đề chính.

  6. Độc tài ở xứ Đảng rất ư là độc tài mềm với các bác trí thức. Nhưng rất cục cằn thô lỗ thô bạo, tàn bạo với dân.

  7. Chế độ thống trị của cộng sản ở Việt Nam là chế độ độc tài toàn trị. Và, nó “mềm” ư?

Leave a Reply to Khoai To Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây