Venice xứ An Nam

Đoàn Bảo Châu

30-5-2022

Các bạn nên tập cách nhìn lạc quan, cùng tôi đeo cặp kính mầu hồng để nhìn cuộc sống đi nào. Mưa là một hiện tượng thiên nhiên rất lãng mạn, mưa gột rửa đường phố, mưa cuốn đi những bụi bặm, những nóng nực bức bối của những ngày nóng và đôi lúc mưa gột rửa chính tâm hồn của ta.

Hà nội và TP Hồ Chính Minh bỗng biến thành những Venice mênh mang nước là nước, bọn chuột sẽ phải chui từ hang lên và con người chúng ta sẽ có dịp gần gũi hơn với những người anh em bốn chân bé xíu, bọn chúng thì được chứng kiến thế giới của động vật hai chân được gọi là con người.

Nước từ bể phốt, cống rãnh, vật thải sẽ có dịp được lan toả, được phân phối lại để cây cối có được thêm chất bón. Hệ miễn dịch của con người, loài động vật cao sang sẽ có dịp được luyện tập với bọn vi trùng các loại.

Đây cũng chính là cơ hội để các giáo sư, tiến sỹ hàng đầu xứ ta phát minh ra loại xe ô tô, xe máy mà bỗng chốc có thể biến hình thành thuyền, để có thể lướt sóng ngạo nghễ giữa những dòng sông cuốn quanh phố sông ở Venice Hà Nội, Venice HCM.

Ảnh: FB Thảo Teresa

Người đàn ông trên chiếc Mec kia, bỗng có cơ hội được nằm ung dung giữa trời đất, giữa phố xá thênh thang mà cảnh sát giao thông không làm gì được, lại còn cảm thấy mình là một minh tinh khi các ống kính chĩa vào đầy ngưỡng mộ.

Thôi, lãng mạn thế đủ rồi, mơ mộng thế đủ rồi. Giờ bỏ kính ra và tự hỏi thực tại này nghĩa là sao và có đáng lo ngại không?

Mỗi một cái ô tô tuỳ mức độ khi bị ngập nước sẽ mất vài chục tới vài trăm triệu và giá trị chiếc xe sẽ bị giảm đi rất nhiều khi bán. Điều này các bạn rành về xe hơi có thể bổ sung cho chính xác. Những người này sẽ không nhìn thấy vẻ đẹp của Venice HN và Venice HCM mà chỉ nhìn thấy cái túi tiền của mình bị vơi đi một chút và mỗi lần nhìn thấy những giọt mưa, họ sẽ tâm trạng của con chim sợ cành cong.

Nước ngập, phố thành sông sẽ chẳng làm sao nếu không có những tai nạn khi những đứa trẻ bị rơi xuống nắp cống đang mở để thoát nước, các cột điện bị dò điện gây chết người, bao ô tô bị hỏng, nhà có cửa kính khi ô tô đi qua, vỡ tan tấm kính rồi gây chết người… những tai nạn ấy đã, đang và sẽ còn xảy ra.

Tôi luôn tự hỏi là mình có nhìn thực tại với một tâm lý tiêu cực quá không, cái hiện thực này có thực sự đáng buồn đáng thế không và cái hệ thống này có thật sự tồi tệ đến thế không?

Tôi băn khoăn bởi sự công bằng, khách quan luôn là tiêu chí của tôi. Qua vụ test kit Việt Á, vụ giải cứu đồng bào mắc kẹt ở vùng dịch thì tôi khẳng định là cái nhìn của mình không tiêu cực quá. Ngành y luôn đề cao y đức, đề cao mục tiêu cứu con người, luôn coi trọng đạo đức nghề nghiệp mà đã vậy thì cán bộ ở các ngành khác sẽ còn tiềm ẩn sự bùng phát tham nhũng đến đâu nữa.

Việc nước ngập ở các thành phố lớn đã được đưa ra thảo luận nhiều, đã có những dự án hàng nghìn tỉ, với những đề xuất với những hứa hẹn và khẳng định đầy lạc quan nhưng không đi đến đâu.

Đấy là một việc lớn nhưng thử hỏi với tâm thế nhỏ mọn thì có thể làm được việc lớn không?

Hệ thống thoát nước ở Hà Nội toàn cống rãnh được xây từ thời Pháp. Bao nhiêu năm mà thủ đô không có một hệ thống nào đáng kể được xây mới. Cái gì cũng vụn vặt, chắp vá, vừa làm xong đã hỏng. Nhân tiện đang có phong trào cấp danh hiệu, tôi nghĩ nên phong cho Hà Nội là thủ đô có vỉa hè luôn được đổi mới với tần suất lớn nhất thế giới. Hay đây chính là một phương pháp đặc biệt để phát triển, để luôn làm mới bộ mặt thủ đô chăng?

Những thành phố lớn rất cần một hệ thống thoát nước lớn, được thiết kế với các chuyên gia quốc tế có kinh nghiệm về quy hoạch đô thị. Nhưng khi đầu óc của cán bộ chỉ lo vụn vặt về lợi ích và căn bệnh tham nhũng như một loại ung thư đã di căn nặng thì ai có đủ tâm, đủ tầm để làm được việc này? Đề ra dự án này kia, liệu hiệu quả ra sao, tiền có thực sự vào công trình hay lại đi vòng vèo và rơi vào túi cá nhân?

Nếu có cái “lò đốt củi” thì cái lò ở Việt Nam sẽ có được danh hiệu đáng kể trên mặt bằng thế giới.

Tôi chỉ là một người dân, tôi không thể có cái nhìn tổng quát và những nhận xét của tôi có thể không chính xác nhưng đấy là cái nhìn của tôi, không phải cố tình bôi đen hiện thực.

Cái người dân cần là những lãnh đạo có tâm, có tầm để có thể bắt đầu vạch ra những việc làm cụ thể để khắc phục dần những vấn đề của xã hội. Tiếc thay, cái mà tôi nghe được thì chỉ là những phát biểu lạc quan tếu, không có giá trị thực tiễn.

Nếu không có những suy nghĩ và hành động quyết liệt và nghiêm túc thì những dòng sông bất đắc dĩ ở HN và TP.HCM sẽ còn sâu hơn và rộng hơn nữa. Khi ai đấy có người nhà gặp tai nạn vì những vụ ngập lụt thì họ sẽ không còn bay bổng để gọi đấy là những Venice của Việt Nam được nữa.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. “Đây cũng chính là cơ hội để các giáo sư, tiến sỹ hàng đầu xứ ta phát minh ra loại xe ô tô, xe máy mà bỗng chốc có thể biến hình thành thuyền”

    Too late. Bên đây nó gọi là AV, amphibian vehicle chớ hổng phải là Adult. Mới đầu do 1 người Anh sáng chế, đã đưa vào sản xuất cho quân đội, nhưng không (được) bán ra cho thị trường, vì sợ ô nhiễm nguồn nước . Giá trung bình khoảng 100 000 USD/chiếc nếu được phép bán .

    “ai có đủ tâm, đủ tầm để làm được việc này?”

    May i suggest hòa hợp dân tộc ? Ai có thể đưa ra 1 bản án xứng tội cho Trương Quốc Cường, người đó có thể làm được chuyện đó . Nếu có xảy ra lụt lội ở những tỉnh này nọ, bao giờ cũng là do Thiên Tai . Tất cả những thành phố lớn, không bao giờ ngập lụt vì mưa cả

    “Tiếc thay, cái mà tôi nghe được thì chỉ là những phát biểu lạc quan tếu, không có giá trị thực tiễn”

    Feelin is mutual mỗi lần tớ đọc các bác . May quá, tớ ở ngoài này nên các bác mean xít to me. i bet nhiều người trong nước nhìn các bác như những ngọn lửa của lương tâm . Nhớ ơn các bác thiệt chớ chả chơi .

    “những nhận xét của tôi có thể không chính xác nhưng đấy là cái nhìn của tôi”

    Rất đúng . Ta nên nghi ngờ độ chính xác của tất cả những bài như thế này .

    “không phải cố tình bôi đen hiện thực”

    ĐBC cần thuyết phục Y Chan bên Luật Khoa . S/he mite think differently

  2. Hà Nội , Sài Gòn ngập lụt đã có các vua Hùng lo , các cán bộ hết nhiệm kỳ là hết trách nhiệm .

  3. Chẳng ai bào chửa tẹo nào cho đống tội ác tày đình gây ra bởi bọn nắm mọi quyền lực ở đây,
    vốn mấy chục năm nay là thủ phạm…
    * của hoạ tàn sát cây rừng đem xuất khẩu bỏ túi, nhân danh thuỷ điện cóc vờ vịt, nhưng cây gỗ mới chính là nguồn lợi nhắm tới thu ngay;
    * của hút cát bán cho bọn lân bang xây đảo, lấn biển…gây sạt lỡ nhà dân sống men sông lạch;
    * của tư bản đỏ ồ ạt xây dựng hạ tầng, nhà cửa đường sá mênh mông bao la trong giai đoạn đầu chụp giựt sống vội để móc ruột dự án cho túi riêng mà không đếm xỉa gì các qui định khoa học về thiết kế đô thị,
    * cấp phép san lấp bừa bãi cho cả đống thân hữu hoạt động kinh doanh địa ốc, xây dựng bất động sản…
    nhắm thu lệ phí trên qui mô toàn quốc,
    đưa đến đồng loạt huỷ diệt môi trường thoát nước tự nhiên…
    vốn cũng từng là một động cơ để quan chức lạm dụng bất chấp qui luật cao độ nền – các mức, cột mốc về độ cao trên đất đối chiếu với mặt nước… khiến cống thoát nước chảy ngược vào nội thành thay vì đổ ra sông ngòi!
    Thế giới bê tông của thiết kế và quản lý đô thị ngu xuẩn nầy khiến tất cả bị bế tắc khi mùa mưa đến, khi mấy mươi năm sau biến đổi khí hậu gây triều cường quá mức chịu đựng của dân đen!

    Giờ nầy có chửi cũng đã muộn. Chửi sớm thật sớm thì hay hơn.

    Và cũng phải xét đến điều nầy nữa:

    * Trong miền Nam, cụ thể đất Saigon thân yêu, thuỷ văn tại đây đã được giới thẩm quyền quốc tế tiên liệu, đến cuối thế kỷ này sẽ bị ngập trầm trọng, phần lớn chìm hẳn xuống nước, có cả bản đồ dự báo gây tranh cãi.
    Tình trạng lạm dụng nước ngầm cũng là thủ phạm gây lún đất trên qui mô rộng tại thành phố >10 triệu dân nầy.

    * Ngoài Bắc, Hà nội nằm trên hệ thống sông ở thế hạ lưu của vài con sông lớn trên đất nước thù địch với nhân dân VN.

    Không ai cấm nổi kẻ thù sẽ/đã TÉ NƯỚC THEO MƯA hoàn toàn theo nghĩa đen.
    Công việc chỉ đơn giản chờ mưa to mở đập xả lũ, cho chúng mầy ngập tới cổ.
    Có không, tin không… là tuỳ quyền lợi mỗi người, xem Tàu là bạn hay là thù!

    Vậy, có chửi cũng cần nhìn lại cho thấu đáo chút xíu, cho “dân sống chung với chuột” đỡ đau xót!

    Về lời “chột dạ” hơi muộn màng…
    (thật lòng hay chỉ là fake pity?!)

    “Tôi luôn tự hỏi là mình có nhìn thực tại với một tâm lý tiêu cực quá không, cái hiện thực này có thực sự đáng buồn đáng thế không và cái hệ thống này có thật sự tồi tệ đến thế không?”
    #
    “cái hiện thực này” thì “thực sự đáng buồn” quá sá rồi;
    “cái hệ thống này” quả nhiên quá sức tồi tệ rồi!
    Tuy nhiên, đối tượng bị lãnh đủ trong mỉa mai cay đắng này – “sẽ có dịp gần gũi hơn với những người anh em bốn chân bé xíu, bọn chúng thì được chứng kiến thế giới của động vật hai chân được gọi là con người” – có lẽ KHÔNG gồm những người nhà lầu xe hơi (hẳn là có mặt cả tg ĐBC, nếu đang ở trong cuộc),

    mà chỉ toàn là giai cấp khố rách áo ôm, dân lao động ở trọ, dân xóm nhà tôn, ổ chuột…mà thôi!
    Nói cho cùng, trên khán đài của thiên tai địch hoạ, người dân luôn là nhân vật chính của mọi thứ tai nạn, kể cả lời nguyền rủa nầy, mang cùng tâm trạng tương tự như sự phấn khởi đợi mong sụp vỡ cái đập khổng lồ trên sông Trường Giang, hằng năm vẫn nghe kháo nhau trên Youtube khi có tin lũ về!

    Nghĩa tử nghĩa tận, liệu có nên quá độc mồm khi chê đám cưới, khi cười đám ma?!

  4. Ngày 1/05/75, tại sân trường Đại học Luật khoa Sài gòn, tôi đã từng được gặp và nói chuyện với một thằng kỷ sư chăn bò và một thằng kiến trúc sư nhà lá rồi nên giờ hà nội và Sài gòn ngập là chuyệnn bình thường

Leave a Reply to SaKim Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây