Lá thư đoạt giải và thông điệp bị hiểu lầm

Thái Hạo

13-5-2022

Em Nguyễn Bình Nguyên, lớp 9A1, THCS Nguyễn Tri Phương, Hà Nội, vừa giành giải nhất UPU với bức thư gửi nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn. Tôi đọc bức thư ấy và thật sự thấy khâm phục em, dù trước nay tôi vốn có tâm lý hờ hững và không mấy thiện cảm với cuộc thi này ở Việt Nam.

Ảnh: Em Nguyễn Bình Nguyên, học sinh lớp 9A1, trường THCS Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, Hà Nội. Nguồn: VOV

Nhưng hình như không nhiều người hiểu điều em muốn nói (?)! Họ thể hiện sự không hiểu ấy qua nhìn nhận, đại loại như sau: “Thông qua lời nhắn nhủ tới nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn, Bình Nguyên gửi gắm thông điệp: ‘Quyền lực mềm có thể giúp mọi người thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trường sống, âm nhạc sẽ làm dịu bầu không khí căng thẳng về khủng hoảng khí hậu” (báo VnExpress).

Không phải! Đó không phải là điều mà học sinh lớp 9 Nguyễn Bình Nguyên muốn nói. Hãy đọc lại lá thư của cậu ấy. “Ông vẫn nói: ‘Bạn cứ nghe tôi chơi nhạc, bạn sẽ hiểu tôi muốn nói gì!’. Cháu cảm biết được tấm lòng của ông với cuộc đời. Nên, cháu hy vọng, ông và nghệ thuật của ông – mang sức mạnh tạo nên thay đổi, cứu vãn thảm hoạ thiên nhiên và gió nhỏ đã tận mắt chứng kiến”.

Xin hãy lưu ý, bạn ấy viết “ông VÀ âm nhạc của ông”, chứ không phải chỉ một vế. Lưu ý, cách nói này được lặp lại không chỉ một lần. Bạn ấy phân biệt Đặng Thái Sơn và âm nhạc của Đặng Thái Sơn, chứ không nhập làm một.

Hãy đọc Nguyễn Bình Nguyên viết: ” ‘Bạn cứ nghe tôi chơi nhạc, bạn sẽ hiểu tôi muốn nói gì!’. Hỡi nhạc sĩ tài ba! Cháu khẩn thiết ông lên tiếng kêu gọi con người cứu bầu khí quyển ốm yếu này!” Rồi cậu ấy lại lặp lại điều đó: “Ông ơi! Cháu có một thỉnh cầu, khi nốt nhạc cuối cùng ngưng lại, ông hãy lên tiếng rằng: ‘Tôi, và âm nhạc của tôi, xin góp một hành động chữa lành vết thương của Trái đất này’!

Hãy lên tiếng”, đó là điều cậu ấy muốn (yêu cầu!). Ông cứ chơi nhạc đi, cứ đam mê đi, cứ cống hiến bằng âm nhạc của mình đi; nhưng “khi nốt nhạc cuối cùng ngưng lại, ông hãy lên tiếng”. Chàng trai ấy không đồng ý, không chấp nhận việc cho rằng chỉ âm nhạc là đủ, dù cậu đề cao sức mạnh của âm nhạc. Với cậu, người nghệ sĩ cần hành động bằng tiếng nói trực diện của mình với những vấn đề nóng hổi của cuộc sống. Nói theo ngôn ngữ của chúng ta, chàng trai ấy đang phê phán nghệ thuật tháp ngà; người nghệ sĩ không thể chỉ trú thân trong ngôi đền nghệ thuật của mình mà bưng tai bịt miệng trước những vấn nạn của xã hội.

Cũng chính với cái quan điểm ấy, cậu, bằng một cách nói khiêm nhu, ý nhị mà không kém phần “khó nghe” nhưng phải tinh ý mới nhận ra được, đã chỉ ra cho người nghệ sĩ thấy rằng “Nhưng hơn ai hết, ông – một nghệ sĩ chọn cho mình cuộc sống không biên giới, hiểu rằng nhìn từ một phía nào đó, mọi ranh giới đều không tồn tại phải không?” Không chỉ âm nhạc của ông là không ranh giới mà “trước khủng hoảng khí hậu, nếu con người không hành động, thảm hoạ diệt vong cũng sẽ không ranh giới?”. Nguyễn Bình Nguyên đòi hỏi trách nhiệm của một người có tầm ảnh hưởng, vì cậu hiểu rõ, âm nhạc thôi chưa đủ, nếu âm nhạc không biên giới thì cái ác cũng không biên giới, cái ác không nghe nhạc!

Là một học sinh lớp 9, Nguyễn Bình Nguyên khó mà viết thẳng thắn, gai góc trước một danh nhân; nhưng cậu đã nói được điều quan trọng nhất.

Tôi cho rằng, bức thư này đã chạm đến những vấn đề lớn của xã hội, đặc biệt là đối với nhân sinh quan của rất nhiều người trong giới có học, rằng họ – những nghệ sĩ, những nhà khoa học, những người của công chúng – không thể chỉ viện đến cái thế riêng của mình để tự miễn trừ trách nhiệm xã hội. Tiếc thay, điều này lại tìm được minh chứng hùng hồn là xã hội Việt Nam, nơi mà phần lớn đang lấy đời sống cá nhân làm cứu cánh và biện minh.

Khi một cánh rừng đang bị ngang nhiên tàn phá, ông không thể mang đàn ra đó ngồi chơi và chờ đợi mọi thứ sẽ dừng lại; khi núi bị đào, sông bị lập khiến lũ lụt trở thành quỷ dữ trên đầu người dân, anh không thể mang giá vẽ ra đó để họa một bức về tình yêu cuộc sống; trước những thiếu niên nhảy lầu, nhà thơ không thể đứng trong sa-lông mà ngâm thơ… Đó mới là điều mà Nguyễn Bình Nguyên muốn nói và muốn mọi người hiểu.

Khi nốt nhạc cuối cùng ngưng lại, ông hãy lên tiếng”! Tiếc thay, tôi có cảm giác rằng chàng trai ấy cô đơn trong thế giới của người lớn, vì họ luôn có lý do để không muốn hiểu điều chàng nói.

______

Bài liên quan: Video tâm tình rất hay của nghệ sĩ Đặng Thái Sơn với học sinh đoạt giải nhất viết thư UPU (TT).

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN


  1. Thời Chí Phèo toàn văn gừng văn nghệ : thi nô văn nô báo nô toàn lũ giòi quá tồi !!!
    *************************

    Thơ xơi viết từ tuyến toàn mồ hôi
    Văn bồi bợ mông chẳng cảm thấy tồi !
    Họa sữa quên đời + người vẽ siêu thực
    Văn nghệ thuật toàn đực cái dở hơi
    Phí mực phí giấy còn lừa Bạn đọc !
    Thi nô văn nô báo nô lũ hời
    Thời Chí Phèo toàn văn gừng văn nghệ
    Hồ Chí Meo vạch ra tác phẩm lợn dồi
    Tố Hữu khoái biệt thự lại đánh Pháp
    Võ Nguyên Giáp sống biệt phủ Tây cả đời
    Thi văn báo họa toàn đồ đánh đ..ĩ
    Bao giờ mới hết bọn bọn ma chơi ????

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. Theo báo chí trong nước thì có một cuộc thi “hoành tráng” hơn nhiều vì phài viết
    bằng tiếng Anh cho người nước ngoài hiểu, cũng được giải thưởng này nọ nhưng
    viết tiếng Anh..bồi và tồi đến mức viết Phan Huy Chú thành Phan Huy Uncle mà
    đưọc thưởng mới ly kỳ…con kỳ đà cản mũi !

  3. Do ya really wanna go there? Name droppin

    Ủng hộ Bác Hồ Ít Le: nhà soạn nhạc Richard Wagner, triết gia Martin Heidegger, khoa học gia Werner von Braun, cha đẻ của hỏa tiễn V1-2 đưa London về thời kỳ đồ đá, đồng nghiệp của Einstein, thử nghiệm bom nguyên tử nhưng chưa kịp thành công

    Ủng hộ Franco: nghệ sĩ guitar Andres Segovia, danh họa Salvador Dali, bạn (rất) thân của Lorca

    Ủng hộ Stalin-Lenin: Các trí thức sáng giá nhứt của Pháp, Anatole France, Camus, Aragon, JP Sartre . Pháp trở thành -1 thời được gọi- lớp dự bị cho trường Cộng Sản Phương Đông . Polpot, Ieng Sary, Khieu Samphan, Kim Il-Sung & các lãnh tụ Cộng Sản của Nam Mỹ đều theo đường Paris-Moscow rùi tỏa đi muôn nơi, Bác Hồ nhà ta cũng thế .

    Ủng hộ Bác Hồ Chí Minh: toàn bộ đám trí thức xã hội chủ nghĩa nhà các bác, Trần Đức Thảo, Cao Huy Thuần, Nguyễn Ngọc Giao … Bertrand Russell Nguyễn Đình Đăng vừa nhắc tới, Polpot, Ieng Sary, Khieu Samphan, Thái Hạo

    Lên tiếng thế nào ? Đoạt giải thưởng của Tổng cục chính trị cho tác phẩm về tư tưởng Hồ Chí Minh, thats the one id like to see more.

    “cái ác không nghe nhạc”

    Lầm to! Bác Hồ Ít Le mê nhạc của Wagner & Richard Strauss, Lenin mê mẩn bản Appassionata của Beethoven, Stalin thích dân ca Nga, Franco thích các hành khúc của Đức & nghệ sĩ vĩ cầm Pablo Sarasate, Bác Hồ Chí Minh thích bài ca Kết Đoàn, và trước khi về với Các Mác-Lê Nin muốn nghe dân ca Trung Quốc . Nero thích chơi vĩ cầm khi Rome đang cháy bùng lên …

    Tỷ lệ failed artists trở thành độc tài không nhỏ . Gadhafi cũng là 1 nghệ sĩ thất bại chuyển qua làm độc tài, Tố Hữu cũng rứa . Nghe nói 1 vị độc tài ở châu Phi, sau khi lên làm độc tài, mở những buổi triển lãm tranh của chính mình, bắt cả nước đi thưởng lãm . 1 vị trong ngành ngoại giao kể, xong tự hỏi với thời gian nó dành để vẽ tranh, còn chó thời gian nào mà quản lý đất nước .

    My suggestion, Leave ’em the Phúc alone.

    “âm nhạc sẽ làm dịu bầu không khí căng thẳng về khủng hoảng khí hậu”

    The best âm nhạc can do is tạo 1 ảo tưởng có vẻ như “làm dịu bầu không khí căng thẳng về khủng hoảng khí hậu”. Sự thật thì … ah, người Việt hổng có ke .

    Lấy ví dụ, để làm ra 1 cái đàn piano, what kind of wood its gonna use, & all the little tidbits that go into the piano. Xong rùi lên mạng xem các hãng sản xuất đàn sản xuất mỗi năm bao nhiêu cái đàn . Ignorance is bliss. Brazilian rosewood guitars fetch no less than 10 grand a piece. Thử đoán coi Brazilian rosewood nó nằm ở đâu, sách đỏ, yes. And yet, new guitars still being made outta brazilian rosewood. Of course, only big name artists cỡ Đặng Thái Sơn mới có thể afford one or 2 or 3 guitars made of that kinda wood. Và believe it or not, nghệ sĩ cỡ Đặng Thái Sơn ở ngoài này in no short supply, hổng hiếm đâu . And new ones being born & made every few months or so.

  4. Một thông điệp rõ ràng: Những người có tầm ảnh hưởng (Nghệ sĩ, nhà văn, …) “Hãy lên tiếng”.

Leave a Reply to ບຸດຕາສີ່ພັນດອນ Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây