Câu chuyện lá cờ rách và… ‘tự do nhảy nhót trong… lồng’

Blog VOA

Trân Văn

9-5-2022

Bức họa khiến cuộc triễn lãm bị đình hoãn của Mai Duy Ninh. Nguồn: TTXVN

Sáng tác, sáng tạo trong văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung tại Việt Nam vẫn thế: Tốt – xấu, hay – dở, thành – bại không phụ thuộc vào khả năng của văn nghệ sĩ cũng như nhận thức, mức độ cảm thụ của công chúng mà lệ thuộc vào trình độ, thành ý của một số cá nhân có quyền xem xét – phê duyệt.

Bất kể cuối cùng, giới hữu trách quyết định như thế nào đối với việc trưng bày các bức họa của Mai Duy Ninh về “Điện Biên Phủ” thì quyết định tạm hoãn mở cửa cuộc triển lãm này hôm 7/5/2022 vẫn là ví dụ minh họa hết sức sinh động về màu sắc, diện mạo của “tự do, dân chủ và thăng tiến nhân quyền” tại Việt Nam.

Mai Duy Ninh từng được giới thiệu như một họa sĩ dám bỏ ra mười năm để chuẩn bị cho cuộc triển lãm vừa kể. Ngoài hai họa phẩm chính là “Điện Biên Phủ” và “Đại tướng Võ Nguyên Giáp”, Mai Duy Ninh dự định trưng bày 86 họa phẩm khác cùng chủ đề trong hai tuần tại Nhà Bảo tàng của Đại học Mỹ thuật Việt Nam ở Hà Nội.

Báo chí Việt Nam cho biết, Mai Duy Ninh đã xin giấy phép triển lãm theo… qui định hiện hành. Sở Văn hóa – Thể thao (Sở VHTT) Hà Nội đã tổ chức thẩm định và đã cấp giấp phép tổ chức trưng bày từ 7/5/2022 đến 20/5/2022. Tuy nhiên chỉ ít phút trước giờ Mai Duy Ninh mở cửa đón khách, Sở VHTT Hà Nội yêu cầu… “tạm dừng triển lãm”.

Sở VHTT Hà Nội giải thích, sở dĩ cơ quan này phủ nhận chính họ vì có… “một số thông tin cho rằng một số bức tranh dễ gây hiểu lầm” nên cần “thành lập hội đồng thẩm định lại”. Việc tổ chức “thẩm định lại” và công bố quyết định của “hội đồng thẩm định lại” được hứa là sẽ diễn ra “trong một thời gian gần nhất có thể” (1)!

Còn ông Nguyễn Đỗ Bảo – một trong những thành viên “Hội đồng Duyệt triển lãm” của Sở VHTT Hà Nội, từng thẩm định các họa phẩm của Mai Duy Ninh trước khi Sở VHTT Hà Nội cấp giấy phép cho Mai Duy Ninh triển lãm tại Nhà Bảo tàng Mỹ thuật thuộc Đại học Mỹ thuật Việt Nam ở Hà Nội – giải thích cặn kẽ hơn: Lý do Sở VHTT Hà Nội hành xử bất nhất như vậy vì sáng 7/5/2022 (vài tiếng trước giờ khai mạc), Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm (Cục MTNATL) thuộc Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch (Bộ VHTTDL) Việt Nam có văn bản “yêu cầu xem xét lại triển lãm của Mai Duy Ninh” bởi… “lá cờ trong bức họa ‘Điện Biên Phủ’ rách quá” và “bộ đội trong bức họa này không đẹp”!

Ông Bảo không thèm giấu diếm sự bất bình đối với Cục MTNATL vì yêu cầu tạm dừng triển lãm mà “không chỉ ra sai ở chỗ nào” và… “như thế là thiếu trách nhiệm”. Riêng chuyện “cờ rách nhiều quá” và “bộ đội không đẹp” thì… “bảo không có vấn đề cũng được mà bảo có vấn đề thì cũng được”.

***

Trong sự kiện này có vài điểm đáng chú ý, sáng 7/5/2022 – trước khi Mai Duy Ninh mở cửa triển lãm đón khách – một số cơ quan truyền thông đã giới thiệu cuộc triển lãm này kèm nhận định của một số nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật, họ xem “lá cờ rách” và “bộ đội không đẹp” trong họa phẩm Điện Biên Phủ là những yếu tố vừa mới, vừa đắt.

Chẳng hạn ông Vũ Duy Thông – làm việc tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam, chuyên nghiên cứu phê bình mỹ thuật – bảo với tờ Tuổi Trẻ: Hình tượng người lính phất lá cờ bị rách vì bom đạn, những người nông dân gầy gò, hình thể nhuốm đầy khói súng rất khác với những hình tượng vạm vỡ, cường tráng được ca ngợi trước đây (2)

Có thể viên chức hữu trách nào đó ở Cục MTNATL cảm thấy ngứa mắt, ngứa tai sau khi tình cờ đọc được những nhận định như thế nên lập tức soạn văn bản, gửi cho Sở VHTT Hà Nội, yêu cầu Mai Duy Ninh tạm dừng mở cửa triển lãm để tổ chức… “thẩm định lại” những yếu tố mới được khen là vừa đắt, vừa mới ấy!

Mai Duy Ninh vốn chỉ có một họa phẩm “Điện Biên Phủ” để trưng bày trong cuộc triển lãm dự kiến sẽ đón khách hôm 7/5/2022. Chắc chắn không có… văn bản pháp quy nào định lượng về… tỉ lệ quốc kỳ được phép… rách trong lĩnh vực mỹ thuật nên với Sở VHTT Hà Nội, họa phẩm này không có vấn đề nhưng với Cục MTNATL thì… có!

Đến giờ, sáng tác, sáng tạo trong văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung tại Việt Nam vẫn thế: Tốt – xấu, hay – dở, thành – bại không phụ thuộc vào khả năng của văn nghệ sĩ cũng như nhận thức, mức độ cảm thụ của công chúng mà lệ thuộc vào trình độ, thành ý của một số cá nhân có quyền xem xét – phê duyệt.

Chẳng riêng văn nghệ sĩ bị buộc phải lệ thuộc vào một số cá nhân như thế mà ngay cả công chúng cũng chỉ có thể thưởng thức nếu những cá nhân ấy cho phép được giới thiệu, được phổ biến. Đâu phải tự nhiên mà thỉnh thoảng lại có chuyện trên cho dưới không cho hay ngược lại. Hoặc nơi này bật đèn xanh, nơi kia mở đèn đỏ.

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/yeu-cau-tam-dung-trien-lam-hoi-hoa-dien-bien-phu-2022050719405393.htm

(2) https://tuoitre.vn/10-nam-ve-chien-thang-dien-bien-phu-20220507092336419.htm

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Điện biên phủ : Đúng là đưa Đất Nước vào Đường Âm phủ !
    *****************************

    https://www.youtube.com/watch?v=oz0Adk2OUAM&t=114s   

    DIEN BIEN PHU (1992) Trailer Bande annonce VF

    Nước Pháp sau Thế chiến Hai yếu
    Chọn Hòa bình Đuề huề thắng nhiều
    Nghe lời Mao đánh Pháp cho Khựa !
    Rồi đụng Mỹ cứu Tàu chắc tiêu !!!
    Mao dạy Hồ bơm Tình ‘ái c..uốc’
    Hàng triệu lượt Thanh niên dụ chiêu
    Đốt Trường Sơn đánh đến Người Việt cuối
    Chống Mỹ giúp Chệt thực hiện mục tiêu
    Giúp 4 Hiện đại đấm bể đầu thằng Vệ
    Xương máu hàng chục triệu tiêu điều
    Hàng trăm triệu Biệt ly chia cắt

    https://www.youtube.com/watch?v=dkbOw3GleN8
    Pierre SCHOENDOERFFER / se souvenir

     77 năm toàn Xương máu Hồ tiêu
    Giúp sư tổ hắn là Mao Xếnh Xáng
    Nước Vệ trinh sát hy sinh vô ích
    Cho Tề trỗi dậy ‘hoà bình’ võ chiêu
    Biển Đồng ao nhà vườn hoang múa gậy
    Thương thương binh bạc đãi đời xế chiều
    Tuổi trẻ yêu Nước chân tình lường gạt !
    Đánh Pháp chống Mỹ cứu Tàu nay tiêu
    Cửu vạn thân lừa cõng hàng giả dỏm
    Cửa khẩu tha về giết vạn thương yêu
    Đầu độc giết nền sản xuất non trẻ
    Xem phim ‘thực dân đế c..uốc’ lệ nhiều
    ‘Chúng’ vinh danh cả Hai bên vào trận
    Chiến binh Vệ ơi ! Có thấu lừa chiêu ????

    Paris – 07/5/1954 – 07/5/2022 : từ Điện biên phủ đến Điên Âm phủ thật quá là gần !!!  Điện biên phủ : Đúng là đưa Đất Nước vào Đường Âm phủ !

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. Tranh của Mai Duy Ninh nói chung, chứ không riêng bức này, trần trụi, cay nghiệt … phảng phất sự uất ức …
    Tranh Phố “đi sơ tán” của Phái, nó hiu quạnh cô độc, buồn thương … sau vụ Văn Nhân cùng chiến tranh ác liệt … có cấm không.
    Tranh Nguyễn Sáng nom rất “khốc liệt”, yếu bóng vía thấy “kinh kinh”. Xem bức Kết Nạp Đảng Ở Điện Biên Phủ, thấy vẻ mặt ấy, ánh mắt ấy “rờn rợn”, chứ chẳng trang nghiêm hay giản dị như mấy “nhà phê bình” tán tỉnh, nó được gọi là “bảo vật quốc gia” …
    Làm việc bằng chỉ thị “mồm” theo ý thích, cảm hứng bất chợt của những kẻ ngồi trong nhà hát lớn, nghe nhạc giao hưởng, cầm tờ chương trình làm quạt, quạt phành phạch cả buổi, nhưng lại lập dự án xây nhà hát ngàn tỷ để “nâng cao dân trí!”, chuyện như này là chuyện thường.
    Nhà đương cục cần bọn văn nghệ sỹ tôi đòi để ru ngủ dân đen, không khác gì những điều mà “nhà lý luận của đảng” Trường Trinh đã viết:
    “Nếu “thi sĩ nghĩa là ru với gió,
    Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”,
    Ðể tâm hồn treo ngược ở cành cây
    Hay lả lướt đìu hiu cùng ngọn liễu;
    Nếu thi sĩ nghĩa là nhăn với mếu,
    Nghĩa là van Thượng đế rủ lòng thương,
    Hồn bơ vơ lạc lõng ở mười phương,
    Khóc rả rích như ve sầu tháng hạ;
    Nếu thi sĩ vùi đầu mài miết tả
    Cặp “tuyết lê” hồi hộp trước tình yêu,
    Cho cuộc đời là mộng ái cao siêu,
    Chìm đắm ở thương hoa và tiếc ngọc;
    Nếu thi sĩ nghĩa là đem gấm góc
    Phủ lên trên xã hội đã điêu tàn,
    Véo von ca cho át tiếng kêu than
    Của nhân loại cần lao đang giãy giụa;
    Thì bạn hỡi, một nhà thơ như rứa
    Là tai ương, chướng họa của nhân quần,
    Nhọc tơ lòng mà phí cả ngày xuân
    Ðể ca ngợi bất công và tàn ngược;
    Uốn gối trước cường quyền và mong được
    Lượm hương thừa, phấn thải để qua ngày;
    Khiến loài người đắm đuối và mê say,
    Sống thoi thóp dưới gông xiềng nô lệ …”
    Còn nếu như theo lời kêu gọi của Trường Chinh:
    “Không, không được! Hỡi các nhà văn nghệ,
    Các nhà thơ yêu dấu của đồng bào,
    Các nhà thơ trong sạch và thanh tao,
    Hoa thơm ngát trong vườn xuân đất Việt!
    Là thi sĩ phải là hồn cao khiết,
    Chí kiên cường và sứ mệnh cao siêu;
    Ca tự do, tiến bộ với tình yêu
    – Yêu nhân loại, hòa bình và công lý –
    Cao giọng hát những bài ca chính khí
    Của anh hùng đã vì nước quên mình …”
    sẽ bị quy là “phởn động”, theo cái nhìn “của nhà lý luận” hiện nay, với tài làm thơ “con cóc” về “cánh diều 10 B” ….

Leave a Reply to Mai Cuốc Xẻng Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây