Vụ Belarus tập trận mang hàm ý gì?

Trương Nhân Tuấn

5-5-2022

Cuộc tập trận hôm kia của Bạch Nga (Belarus) củng cố ý kiến cho rằng, Nga sẽ tuyên bố chiến tranh vào ngày 9 tháng 5.

Ảnh minh họa: Binh sĩ Belarus tại cuộc tập trận Zapad2 năm 2021. Nguồn: rferl.orga

Nga, Bạch Nga, các quốc gia Trung Á cùng một số các quốc gia khác có ký hiệp ước an ninh hỗ tương. Một khi Nga “tuyên bố chiến tranh” với Ukraine, các quốc gia thành viên hiệp ước đều có thể trở thành “một bên” trong cuộc chiến. Các cuộc tập trận của Bạch Nga hôm kia có thể giải thích là hành vi chuẩn bị cho việc tham gia chiến tranh của Bạch Nga.

Ngoài hiệp ước an ninh hỗ tương, Nga còn là thành viên của nhóm Thượng Hải (bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, các quốc gia Trung Á, Pakistan…). Song song đó, Nga còn có “quan hệ chiến lược toàn diện” với một số quốc gia khác (như Việt Nam).

Nếu Nga tuyên bố chiến tranh với Ukraine, ngày 9 tháng 5 hay bất kỳ một ngày nào khác, cuộc chiến có thể lan rộng để trở thành “thế giới đại chiến”. Thế giới sẽ “chia phe”. Một bên là phe dân chủ tự do, một bên là độc tài.

Các quốc gia EU lâu nay đặt an ninh năng lượng, tức sinh mạng của quốc gia cho Nga. An ninh năng lượng là an ninh quốc gia. EU hiện thời cố gắng bằng mọi giá để thoát khỏi tình trạng lệ thuộc này. Chiến tranh lan rộng chắc chắn các quốc gia đầu hỏa Trung Đông sẽ trở thành đối tượng tranh giành giữa hai bên tham gia cuộc chiến.

Mỹ và EU có khả năng ngăn cản Iran (và Trung Quốc, nếu Trung Quốc nhập cuộc) biến Trung Đông trở thành “chiến trường” hay không? Điều này còn tùy thuộc vào “tầm nhìn chiến lược” của Bắc Kinh, cũng như việc chọn phe của Ấn Độ và Pakistan.

Dầu thế nào, khi Nga tuyên bố chiến tranh, Iran sẽ ngả về Nga, tấn công Do Thái và Nhật sẽ gây áp lực (có thể quân sự) để lấy lại vùng lãnh thổ phía Bắc (các đảo Kurils).

Việt Nam chắc chắn đứng về phe Nga và Việt Nam sẽ gởi bộ đội tham gia cuộc chiến.

Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ đóng vai trò “bên thứ ba”. Trung Quốc sẽ không vội tham gia. Nếu thấy Nga kém thế, Trung Quốc có thể ép Nga để lấy lại vùng lãnh thổ đông bắc sông Hắc Long Giang. Nếu thấy Mỹ thất thế Trung Quốc sẽ ép Mỹ để lấy Đài Loan và các đảo trên biển Đông. Cuộc chiến này phe nào cũng cần Trung Quốc (và Ấn Độ).

Tuy nhiên, vụ Belarus tập trận cũng có thể hiểu là nước này muốn giúp Putin bằng cách làm áp lực “mặt trận” phía Tây, khiến Ukraine không thể tập trung quân nhằm đẩy lùi quân Nga ở chiến trường phía Đông.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. nhận định
    “Dầu thế nào, khi Nga tuyên bố chiến tranh, Iran sẽ ngả về Nga, tấn công Do Thái và Nhật sẽ gây áp lực (có thể quân sự) để lấy lại vùng lãnh thổ phía Bắc (các đảo Kurils).

    Việt Nam chắc chắn đứng về phe Nga và Việt Nam sẽ gởi bộ đội tham gia cuộc chiến.

    Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ đóng vai trò “bên thứ ba”. Trung Quốc sẽ không vội tham gia.”
    không có tính thuyết phục không có bằng chứng và đánh giá thấp ngoại giao “cây tre” của Việt Nam!

Leave a Reply to Phạm Ngọc Ánh Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây