Thế giới vẫn làm, sao ta phải bỏ?

Nguyễn Quốc Vương

3-4-2022

Có những bạn lý luận bỏ trường chuyên, bỏ thi học sinh giỏi (không thấy nói đến thi giáo viên giỏi) thế nào được vì “Trên thế giới vẫn có trường chuyên, thi học sinh giỏi”.

Lý luận hay ghê. Không rõ thế giới có đến mấy trăm nước thì thế giới được nói đến trong câu trên là thế giới nào. Nó là Lào, Campuchia, Trung Quốc, Đức, Anh, Pháp, Mỹ hay Nhật?

Lý luận này tương đương với lý luận “Bỏ dạy thêm làm sao được. Vấn đề nằm ở phụ huynh. Trên thế giới người ta vẫn dạy thêm học thêm đầy”.

Lý luận kiểu này tỏ ra vô cùng… nguy hiểm, vì đánh lận con đen. Nó lồng ghép đúng và sai để đánh lừa người đọc.

Đúng là ở Nhật, Hàn, Mỹ vẫn có học thêm thậm chí ở Nhật học thêm ầm ầm. Nhưng họ không hiểu hay cố tính lờ đi rằng, HỌC THÊM Ở CÁC NƯỚC ĐÓ TÁCH RỜI VÀ ĐỘC LẬP VỚI GIÁO DỤC CÔNG LẬP VÀ KHÔNG NẰM TRONG CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP.

Luật ở đó cấm ngặt giáo viên trường công dạy thêm ở trường, ở nhà, ở bất cứ trung tâm nào khi đã là giáo viên biên chế, hợp đồng dài hạn. Phát hiện ra thì bị đuổi việc ngay lập tức!

Đối với giáo viên trường tư thì không có luật cấm nhưng thường khi đã là giáo viên cơ hữu của trường tư đó thì chủ sử dụng lao động là nhà trường cũng có chế tài để giáo viên phải tập trung vào việc ở trường và không có thời gian để làm việc khác.

Dạy thêm – học thêm khi đó sẽ được đưa ra khỏi trường phổ thông. Nó là hoạt động của các trung tâm. Ở Nhật là các juku. Giáo viên ở đó là giáo viên độc lập, giáo viên đã về hưu, giáo viên có hợp đồng ngắn hạn ở các trường.

Vì vậy nó tránh được những lùm xùm về đạo đức nghề giáo như ép học sinh học thêm, đối xử bất công bằng với học sinh học thêm và không, phụ huynh dùng học thêm như món quà hối lộ…

Trường chuyên cũng vậy. Trường chuyên của người ta nếu có là chuyên về thể thao, nghệ thuật hoặc nghề và thường dành cho một thiểu số rất nhỏ có tài năng đặc biệt. Nó không phải là “siêu lò luyện thi” để cuối năm báo cáo thành tích.

Về chuyện thi học sinh giỏi thì nó không phải là kiểu thi luyện gà rồi đi chọi và được áp đặt bởi cơ quan quản lý hành chính. Nó là tự nguyện, ai thích thì tham gia.

Hơn nữa, điều này RẤT QUAN TRỌNG mà người lý luận như trên LỜ ĐI hoặc KHÔNG HIỂU.

Đó là các cuộc thi đó phần lớn nằm ngoài hệ thống hành chính giáo dục và đào tạo. Nó do các tổ chức chuyên môn, hội chuyên môn, hội nghề nghiệp, câu lạc bộ, liên minh hội… nằm ở bên ngoài bộ giáo dục, trường học, sở giáo dục tổ chức.

Khi làm như vậy, tính chất học thuật, giao lưu, thi tài, khuyến khích nhân tài, phát hiện tài năng được mở rộng tối đa và hạn chế được những tiêu cực quanh chuyện ra đề, chấm thi, luyện thi, đua thành tích… như ta thường thấy.

Trong các loại lý luận, lý luận kiểu trên là nguy hiểm hạng một cho sự tiến bộ nói chung.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Việt Nam khác thế giới vì Việt Nam có đảng cộng sản lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện. Ngành giáo dục Việt Nam, từ thày cô giáo đến ngài bộ trưởng phải hốt được nhiều tiền từ cái nghiệp của mình.

  2. Tác giả cưỡi ngựa xem hoa

    “HỌC THÊM Ở CÁC NƯỚC ĐÓ TÁCH RỜI VÀ ĐỘC LẬP VỚI GIÁO DỤC CÔNG LẬP VÀ KHÔNG NẰM TRONG CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP”

    Nước mình cũng thế

    “Luật ở đó cấm ngặt giáo viên trường công dạy thêm ở trường, ở nhà, ở bất cứ trung tâm nào khi đã là giáo viên biên chế, hợp đồng dài hạn”

    Sai . Wynston Marsalis có clips dạy thêm ở nhà, oh, và ông ta là full-time professor của Julliard. Dorothy DeLay, 1 giáo sư dạy vĩ cầm, học trò nổi danh khắp thế giới, cũng là full-time professor của Julliard, và cũng dạy thêm như điên

    “đạo đức nghề giáo”

    Đạo đức nghề giáo là đạo đức nghề giáo . Một giáo viên/sư không giữ được đạo đức nghề giáo vẫn được các bác kính trọng, tôn thành 1 trong 4 ông đầu rau của ngành Sử Mác xít nhà các bác . Đạo đức nghề giáo & học thêm có liên quan với nhau, và học thêm trở thành bầy hầy ở VN vì các bác chưa/không ai muốn đưa các giáo viên/sư ra chất vấn về đạo đức cả . Mà có đem ra cũng chả biết đạo đức là cái gì để chất vấn . aka vấn đề ở chỗ khác

    “Về chuyện thi học sinh giỏi thì nó không phải là kiểu thi luyện gà rồi đi chọi và được áp đặt bởi cơ quan quản lý hành chính. Nó là tự nguyện, ai thích thì tham gia”

    Sai . Tất cả các bộ môn đều có thi District, State rùi tới National levels. Không tự nguyện, mà được tuyển ở trường . Cấp trường mới là tự nguyện, và những người được trường lựa sẽ được cử đi thi . Chuyện “không áp đặt”, tụi tư bửn nó làm khéo hơn các bác, đó là ngân sách . Nếu trường có học sinh đoạt giải ở các levels, họ có thể xin ngân sách để phát triển môn đó, bằng mướn giáo sư giỏi, xây phòng labs vv, hoặc tiền dùng cho trường, thưởng giáo viên/sư

    “Trường chuyên của người ta nếu có là chuyên về thể thao, nghệ thuật hoặc nghề và thường dành cho một thiểu số rất nhỏ có tài năng đặc biệt”

    Sạo . Capitalism, 1 phần lớn kinh phí hoạt động của trường đại học đến từ học phí, có nghĩa 1 trường sẽ phải làm mọi cách để maximize số học sinh . Hence, thị trường tự nó sẽ tạo ra những trường chuyên . Xã hội, chính trị thì Harvard, khoa học thì Yale … và ở cả cấp nhỏ hơn . Chicago employ gs Ngô Bảo Châu của mấy bác là 1 cách tạo ra trường chuyên toán . Nước mình vẫn còn kế hoạch hóa trong nhiều lãnh vực, giáo dục là 1, hence, các trường chuyên . Trường Am Hà Nội bây giờ nổi danh chuyên khoa phản động vv …

    “các cuộc thi đó phần lớn nằm ngoài hệ thống hành chính giáo dục và đào tạo”

    Not anymore. Bây giờ cứ mỗi tháng 4-5, học sinh từ K1-12 đều phải trải qua 1 kỳ thi, ai rớt sẽ phải học hè, học bổ túc … Tớ đã đề cập tới các cuộc thi mang tính địa phương cho tới liên bang . Oh, và tất cả các trường mà tớ đã trải qua, đều có học bổ túc, học luyện tập vv … vv … Giáo sư sẽ suggest, gợi ý 1 số cuộc thi mà học trò “tủ” của mình có thể tham gia . Nếu học sinh OK, sẽ đề ra chương trình huấn luyện … Ví dụ sinh động nhứt là thằng tớ . Finalist của hổng ít các cuộc thi, nhưng vì các cuộc thi bên Mẽo này winner takes all nên hạng nhì, ba … mite as well consider yoself lost. Yes, tư bửn làm tốt hơn các bác nhiều, nhưng tất cả đều dựa trên những “quy luật khách quan”, những “giá trị phổ quát” của loài “Người” từ tám hoánh tới giờ . Về chuyện này thì các bác hổng khác tư bản lắm, và hễ cái gì giống tư bản, các bác đều xem là giống “thế giới”.

    Nói thế này nhớ, tinh hoa của các bác đã … OK, gs Mạc Văn Trang là đáng kính . Bây giờ dẹp đi những quy trình tạo nên những người như gs Mạc Văn Trang, những người các bác đang xì xụp kính trọng, WTF you got to show now?

    Đúng, nếu thiếu các bác sẽ kiến tạo ra người để kính trọng . But if you think những người như gs Mạc Văn Trang là tệ hại -chả ai trong các bác nghĩ như vậy cả- give it 10 năm, những gs Mạc Văn Trang đời mới … Oh, no star where & no fo go thui .

    • Khi khẳng định bất cứ điều gì thuộc về “nước ngoài”, phải dẫn link làm chứng !!!!
      Nếu không, thì đi về đuổi gà cho vợ đi, đừng “lao ra ngoài thiên hạ lắp bắp” !!!
      Với trình tiếng Anh cùi bắp của ông, tôi tin chắc rằng, “người ta nói gà, ông nghe thành vịt” !!!

Leave a Reply to montaukmosquito Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây