Tại sao Thụy Điển và Phần Lan cân nhắc gia nhập NATO?

Nghiên cứu Quốc tế

Tác giả:

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

24-3-2022

Đồ họa từ Reuters

Từ hàng chục năm nay các nước Thụy Điển và Phần Lan đều muốn giữ vị thế trung lập. Nhưng sau khi Putin xâm lược Ukraine, các nước này vội vã nhích gần lại với NATO. Điều này cũng là do hậu quả của một sang chấn từ năm 1939.

Hannu Aaltonen là một trong những người Phần Lan mà cách đây không lâu vẫn tin Phần Lan không có chỗ đứng trong NATO. Nhưng chỉ trong vòng vài tuần, người đàn ông 56 tuổi này đã thay đổi quyết định của mình. Ông nói: “Cuộc chiến này làm rung chuyển quan điểm của tôi. Tôi sẽ không buồn nếu chúng tôi gia nhập NATO.”

Cha của Aaltonen, hiện đã qua đời, đã chiến đấu trong cuộc Chiến tranh Mùa đông năm 1939, khi quân đội Liên Xô xâm lược Phần Lan và nước này bị mất một phần lãnh thổ ở Karelia. “Điều này khiến ông bị sang chấn nặng. Ông không thích nói về chuyện này và những ký ức này luôn ám ảnh ông,” người đàn ông Phần Lan thổ lộ.

Những trải nghiệm thời đó vẫn còn đọng lại trong xương tủy của nhiều người lớn tuổi cho đến tận ngày nay. Không giống như ở Thụy Điển, ở Phần Lan vẫn còn có những người đã từng nếm trải cuộc chiến tranh xâm lược ở đất nước họ.

Cho đến nay, Phần Lan và Thụy Điển đều nhất trí nên giữ thái độ trung lập và cùng nhau xem xét nếu định tham gia liên minh. Đặc biệt, ở Phần Lan, quốc gia có đường biên giới dài 1.300 km với Nga, người ta khó có thể giành được bất kỳ lợi thế nào với tư cách là thành viên NATO.

Trong một cuộc khảo sát hồi tháng giêng, chưa đến một phần ba người Phần Lan ủng hộ việc gia nhập NATO. Aaltonen nói: “Sau khi đã trải nghiệm chiến tranh, chúng tôi muốn bằng mọi giá tránh một cuộc chiến tranh mới. Logic đằng sau đó là: nếu Nga không muốn chúng tôi gia nhập NATO, thì chúng tôi nên giữ thái độ trung lập.”

Giờ đây, gần hai phần ba người dân Phần Lan ủng hộ gia nhập liên minh này. Một phần cũng vì người hàng xóm lớn trở nên khó lường hơn bao giờ hết: “Dù bạn có khiêu khích Nga hay không – nếu muốn Nga vẫn cứ tấn công”, Aaltonen nói. “Chuẩn bị sẵn sàng vẫn tốt hơn nhiều.” Phần Lan không thể tránh được điều đó.

Na Uy cũng có chung đường biên giới với Nga, ở phía bắc, dài gần 200 km. Ở đây người ta không lo sợ, mà chỉ buồn và ái ngại. Người dân thành phố Kirkenes luôn có quan hệ hợp tác chặt chẽ với nước láng giềng Nga. Biển báo đường tại đây ghi bằng tiếng Na Uy và tiếng Nga. Các sự kiện văn hóa và thể thao đã diễn ra xuyên biên giới từ những năm 1990 cho đến nay.

Các biện pháp trừng phạt chống lại Nga không chỉ có hậu quả về văn hóa mà cả về kinh tế. Hơn 2/3 doanh thu của xưởng đóng tàu ở Kirkenes đến từ các khách hàng Nga. Kể từ năm 2008, các quốc gia Bắc Âu gồm Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan đã gặp nhau tại thành phố này với Nga trong hội nghị Kirkenes hàng năm. Lần này, tất cả diễn ra trùng hợp với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Cho đến nay, người Na Uy vẫn không cảm thấy bị đe dọa. Nhưng họ cũng đã đề phòng, ngay từ trước đây, nước này luôn tránh chọc giận Nga. Tuy nhiên, với cuộc chiến ở Ukraine, người ta đã thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận khá thận trọng của mình đối với nước láng giềng rộng lớn ở phía đông, ngay cả khi Na Uy luôn tự coi mình là người môi giới hòa bình trong các cuộc xung đột ở khu vực và không thấy dễ chịu về điều này.

Na Uy không chỉ tăng ngân sách quốc phòng mà còn phá vỡ chính sách có tính nguyên tắc bất di bất dịch lâu nay. Giống như các quốc gia Bắc Âu khác, Na Uy đã chuyển giao vũ khí cho Ukraine. Thủ tướng thuộc Đảng Dân chủ Xã hội Jonas Gahr Støre nói: “Chúng tôi là tai mắt của NATO ở phía bắc.”

Cách đây vài ngày, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg từng nhấn mạnh, không có quốc gia nào khác gần gũi với NATO như các nước Bắc Âu. Và về tư cách thành viên có thể có của Thụy Điển và Phần Lan, ông này nói: “Điều này có thể xúc tiến nhanh nếu như các nước đó yêu cầu.”

Dù sao chăng nữa, quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra. Cả hai quốc gia đều dao động giữa lo ngại không thể phòng thủ trước Nga nếu không có NATO và việc tình hình an ninh ở châu Âu có thể leo thang hơn nữa khi họ gia nhập liên minh quân sự này.

Trong dân chúng thì đa số thiên hẳn về việc gia nhập, đặc biệt với Phần Lan. Bởi vì dù nước này có nỗ lực như thế nào đi nữa trong nhiều thập kỷ qua để đối phó với Nga một cách thực dụng và thân thiện, cảm giác canh cánh về một mối đe dọa vẫn chưa bao giờ hoàn toàn biến mất sau những trải nghiệm của cuộc Chiến tranh Mùa đông.

Những phản ứng này đã được cảm nhận ở cả hai quốc gia trong vài ngày đầu tiên sau khi nổ ra chiến tranh. Hàng trăm người Phần Lan đã đăng ký tham gia các khóa học về quốc phòng, và người Thụy Điển vốn không dùng tiền mặt vội vàng đổ xô đến máy ATM để rút tiền mặt. Ông Aaltonen nói: “Lúc này mọi người mua những thứ điên rồ nhất, radio chạy pin và viên i-ốt để tự bảo vệ mình trong trường hợp bị tấn công hạt nhân.”

Ông kể, mỗi khi gia đình hoặc bạn bè gặp nhau thì chủ đề chiến tranh luôn nóng hổi nhất. Bầu không khí khá ảm đạm. “Có thể người ta không sợ, nhưng người ta lo lắng về những gì có thể xảy ra với Phần Lan. Rốt cuộc, hồi tháng Giêng, chúng tôi không thể nghĩ rằng Nga sẽ tấn công Ukraine”.

Câu hỏi về cách Phần Lan và Thụy Điển có thể làm gì để tự bảo vệ mình tốt nhất trước mối đe dọa từ Nga sẽ tiếp tục khiến các nước này bận tâm trong những tháng tới. Ở Thụy Điển, tư cách thành viên NATO có thể trở thành một vấn đề tranh cử trước cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 9.

Trong khi phe đối lập đang gây áp lực để thúc đẩy tư cách thành viên, thì phe Dân chủ Xã hội cầm quyền cho đến nay vẫn phản đối. Nhưng có một điều chắc chắn là Thụy Điển và Phần Lan đã và đang hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết với liên minh NATO.

Bình Luận từ Facebook

12 BÌNH LUẬN

  1. Phần Lan và Thụy Điển cân nhắc là không những hợp lý mà còn hợp tình vì trong
    thới đại loạn ngay sát nách mình thì chính mình phải tự cứu bằng cách đoàn kết
    với nhau, chứ không thể đứng riêng lẻ được khi Mỹ ở xa mà lại có “truyền thống”
    bỏ cuộc nứa chừng !
    Khác với trước kia, mọi việc đã có “sen đầm quốc tế” Mỹ bao thầu còn ngày nay,
    Mỹ không những không còn thiết tha gì mà còn “dị ứng” muốn vất bỏ vai trò này
    cho rảnh “nợ” (do lý thuyết chống đế quốc gán ghép) ?

  2. Xót xa thay cây tre Việt, gốc rễ hút nguồn nơi phương Nam ấm ẩm trù phú mà ngọn, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, luôn ngả về phương Bắc khô lạnh đến khắc nghiệt.

  3. Việt Nam ơi đừng sợ Na Tồ . Nó có Mỹ mình có Trung Hoa . Nó xâm lược mình dựa vào anh em xã hội chủ nghĩa chống Mỹ .

    • Công nhận chệt muỗi zui ghê nghe. Dù là 100% khựa, hắn thuộc nhạc Việt như người Việt, và luôn “vận dụng” nhạc vào còm. Khi thì nhái nhạc Ngô thuỵ Miên, “không thông quan mà không bảo gì nhau” điệu áo lụa hà đông, giờ thì nhái nhạc con nít, anh em ơi đừng sợ cao bồi, nó có súng mình có…

      Chắc hồi mới lưu lạc qua đây , muỗi ta lê la chợ Kim biên, chợ Bình tây kiếm sống, bán vs hoặc đánh giy độ nhật, lê la trước cửa mấy quán nước…nên thuộc nhạc nẫu lun.
      Phải không muỗi?
      . Bắt đầu thấy…thuong mầy rồi đó. Thôi xin nhập tịch Việt luôn đi, và tu bớt cái miệng ưa nói bậy.

      • Xít man, quốc tịch Việt Nam xã hội chủ nghĩa nhà các bác, nên để cho mấy thằng tây đui già chát với cái tên nghe như Hồng Vệ Binh nó bập vô .

        Một đi hổng trở lại .

        You think tớ là chệt, god Đamn, tớ hổng thấm thía vào đâu hết . Bộ sách cho miền Nam sau ngày giải phóng của nhà giáo Phạm Toàn, những năm 80s cả trường vẫn mở những buổi tố cáo tội ác giặc Mỹ, và làm báo tường về 2 nước xã hội chủ nghĩa là Trung Quốc & Liên Sô . i was the one being left out, vì lý do rất chính đáng, lý lịch . Tụi nó sợ tớ bôi bác những hình ảnh đẹp đẽ của Trung Quốc & Liên Sô trong tâm khảm người dân các bác .

        Quốc tịch Việt Nam xã hội chủ nghĩa làm như béo bở lắm . Stoopide Commie. Nếu có người đem tới nhà, better come w a check fo half a mil w my name on it. Anything less, ill bring my stuff out. This is America, fo cryin out loud. Stoopide Commie.

        Quan Cộng Sản còn tính mua thẻ xanh đảo Sịp, chỉ có lũ điên mới sống nổi với các bác thui .

    • Hoa nặng (Họa) montaukmosquito 31/03/2022 at 7:27 am

      mình không sợ Nó To
      mình có Trục:Trung, Nga gì đó
      lúc loạn lạc Trung hoa nặng (họa) Nó lấy đảo, mình gởi Nó… không lo
      khi Trung hoa nặng (họa) phương bắc xâm lăng, mình không nhờ ai
      khi tường màng sắt đổ rã, mình khôn lanh đi ký giấy
      khi Trung hoa nặng (họa) Nó xâm chiếm biển đảo, mình khôn liền Nó Lạ
      mình không nhờ ai, mình chờ anh em xã hội chủ nghĩa ta
      mình phỏng dái thằng em (cũng ?) là cho Trục ấy
      …rôi mình Mỹ “miều”
      …Trời Lạ thấy đâu

      • Cuộc nội chiến 1979 là tội của Mỹ . Trường Sa là Trung Quốc xâm lược Ngụy chớ hổng phải xâm lược mấy bác . Lúc đó mấy bác có xâm lược Ngụy không ? Yes, then các bác cũng như Trung Quốc, tuyệt vời hơn, là đồng minh với Trung Quốc . No, then Get the Phúc out, or shut the Phúc up.

        Gạc Ma thì các bác ôn hòa & có học, có nghĩa hổng phải chiến tranh, tức hổng phải xâm lược . WTF you wanna call it, its up to you. Nhưng aint xâm lược in my book. Có thể lúc đó Việt Nam các bác tin tưởng trao nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc cho Trung Quốc . Chỉ khuyên các bác thế này, nên khép lại quá khứ với Trung Quốc đi . Sự trường tồn của Đảng các bác phụ thuộc rất lớn vào tình cảm với Trung Quốc .

        Các bác có muốn Ngụy nó nắm đầu không ? No, then Trung Quốc is the way 2 go.

        Tớ tin đại đa số các bác, nếu phải chọn giữa Ngụy & Trung Quốc, các bác sẽ chọn Trung Quốc . Tại sao ? Ngụy mà đoạt lại đất nước này, việc đầu tiên mà nó sẽ làm là cho nổ tung lăng Bác lên . Rùi sẽ có thằng lên Yên Tử lôi bài vị của Thủ tướng Võ Văn Kiệt ra, đập vỡ xong quẳng xuống núi . Nhưng nếu Trung Hoa vô, nơi này vẫn thế . Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh vẫn đáng kính, nhà văn Nguyên Ngọc vẫn tài hoa, dòng người vẫn đều đều vô thăm lăng Bác, bài vị của Thủ tướng Võ Văn Kiệt vẫn yên vị, sau này sẽ có thêm bài vị Putin. Sêm xít everywhere. Lá vẫn xanh trên con đường nhỏ mang tên những vị anh hùng cách mạng.


  4. Thế sử Việt sử Á sử Âu sử đã và đang cùng sẽ gọi Kiều nữ Vệ cả Ngàn lần !!!
    ************************

       
    Định mệnh Hoàng Sa còn dang dở đấy… về đâu hỡi Nửa Trường Sa – Em ?
    Khi kiều nữ não tâm chẳng còn chất xám !
    Cuộc tình Tay ba cùng Chú Chệt + Chú Sam ?
    Giấc mơ Tương lai Việt Nam càng xa hoang vắng
    Lỡ biết bao chuyến tầu Sử lịch bao lần sang trang !
    Bước chân càng sa ngã vào Vòng Kim cô thâm độc
    Từ Mã Giám Sinh MAO XẾNH XÁNG
    Đến Hồ Tôn Hiến TẬP Vua Đỏ nghênh ngang
    Trọn đời Boác và Đoảng mãi mãi lang thang
    Ngay giữa Đại dịch siêu vi trun..g c..uốc
    Cùng lúc Chiến sự Nga-Ukraine phá toang điêu tàn
    Vẫn chiến n..ược Ba KHÔNG Bốn KHÔNG c..uốc sách
    Như chiêu bài chống Mỹ cứu Tàu cộng bài bản đàng hoàng
    Cẩu phụ Nguyễn Chí Thanh sinh cẩu tử Nguyễn Chí Vịnh

     
    Đi về đâu hỡi Hà Nội hôm nay hỡi Em ?
    Khi kiều nữ não tâm vướng trầm luân chẳng còn chất xám !
    Cuộc tình Tay ba cùng Chú Chệt + Chú Sam ?
    Giấc mơ Tương lai Việt Nam càng xa hoang vắng
    Lỡ biết bao chuyến tầu Sử lịch bao lần sang trang !

    Bao lần đụng độ chết người trên Biển Đông lãnh hải Việt
    Biến cố trên biển như sóng thần tràn vào đất liền
    Viễn cảnh xâm lược Việt Nam cao hơn Đài Loan
    Hoa Thịnh Đốn cho dù không chung thủy với Đài Bắc
    Sau cuộc đi đêm thế sử bằng ngoại giao bóng bàn
    Chú Sam vẫn tuân theo Đạo luật Quan hệ Đài Loan
    Phụ cấp đô n..a cung cấp dáo mác súng đạn cho vợ cũ Đài Bắc
    Ả xẩm sẵn sàng chiến tranh vệ quốc chống Chú Thoòng ác gian

     

    Đi về đâu Xứ Vệ hôm nay hỡi Em?
    Khi trong trong tim Em không còn chút Hồn Việt !
    Giấc mộng đời kiều nữ cuộc tình tay ba Chú Sam + Chú Chệt
    Lỡ bước chân bất ngờ cả Thế giới thẩn thờ ngóng tin chờ đón
    Suốt đời Em trọn đời Em cứ mãi lang thang
    Giữa dòng Thế sử bất định bấp bênh hỗn mang
    Lòng lạnh giá Tâm băng huyết Tình cạn dần giữa Dâu bể đau thương

    Hà Nội phố Sinh từ – Em đã đang đi về đâu hỡi Em
    Từ khi Bức tường Bá Linh cùng Đế chế Liên Xô sụp đổ hoang tàn
    Em cô quạnh đơn côi cô liêu tự lo đảm đang
    Biển Đông thành con mồi ngon
    Trước trỗi dậy “hoà bình” Nước lạ rất quen
    Cứ nhìn xem Kỳ nữ Phi Luật Tân hay kỹ nữ Nam Dương
    Hay hiệp sĩ đạo Nhật hoặc võ sĩ Nam Hàn
    Đều cùng đi dưới Chiếc dù Nguyên tử
    Như Nấm Hạch tâm có thể mọc trên Bắc Kinh
    Mặt trời Nhân tạo Mỹ tạo nhiệt hạch

    Còn Em cô quạnh đơn côi cô liêu tự lo đảm đang
    Hà Nội phố Sinh từ – Em đã đang đi về đâu hỡi Em
    Từ khi Bức tường Bá Linh cùng Đế chế Liên Xô sụp đổ hoang tàn
    Biển Đông thành con mồi ngon
    Trước trỗi dậy “hoà bình” Nước lạ rất quen
    Bài học Hoàng Sa năm 1974 còn đó như Hôm qua
    Bá quyền ‘dạy cho Việt Nam một bài học’
    Tưởng như giờ còn bể đầu mẻ trán năm 1979
     

    Hãy cúi đầu ăn năn tự diễn tìm lối ra
    Thoát Trung thoát Hán..g MAO-TẬP lông lá bà bà ta bà
     
    Đời Tự do Dân chủ Hạnh phúc Phồn vinh gọi Nước Việt
    Biết bao Ngàn lần Vạn lần !
    Tự do gọi Hà Nội hôm nay Em hướng về Bờ là Quê Hương
    Dân chủ gọi Xứ Vệ hôm nay để Mai sau Hoà bình Hùng mạnh
     
     

    Đi về đâu Xứ Vệ thân Tề, hỡi Em ?
    Khi kiều nữ não tâm chẳng còn máu hồng chất xám !
    Cuộc tình Tay ba cùng Chú Chệt + Chú Sam ?
    Giấc mơ Tương lai Việt Nam càng xa hoang vắng
    Lỡ biết bao chuyến tầu Sử lịch bao lần sang trang !
    Bước chân càng sa ngã vào Vòng Kim cô thâm độc
    Từ Mã Giám Sinh MAO XẾNH XÁNG
    Đến Hồ Tôn Hiến TẬP Vua Đỏ bọn Ngô Cẩu nghênh ngang …
     
    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
     TRIỆU LƯƠNG DÂN
     

    • Hà Nội của bác vẫn đỏ rực màu lá cờ Hồng Kỳ của Tổ quốc các bác . No Star Where. Lá Hồng Kỳ của Tổ quốc, more likely là do Bác Hồ Chí Minh đem về . Tụi Ngụy nói là lá cờ đó là 1 chi nhánh của Đảng Cộng Sản ở Phúc Kiến đã dùng, và ngày nay chỉ còn dùng cho Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Trung Quốc . Bác nghĩ nó đại diện cho mình, rất tốt .

      Théc méc nhỏ, dân số Việt Nam làm gì tới Tỷ Lương Dân ? Oh, bác gộp cả bên kia biên giới . Só zi . Khâm phục tinh thần hòa giải hòa hợp dân tộc của bác . That explain tình cảm của bác dành cho lá Hồng Kỳ của Tổ quốc .

      • No star where hiểu là chẳng thấy có ngôi sao nào đâu cả…trên lá cờ cs, chỉ toàn màu đỏ nhưng hổng có sao,
        chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ, TD nói. Hổng thấy sao nào! Nhưng hổng có sao đâu!
        Miếng vải nào dính đỏ cũng là cờ cs ư?
        Kẻ xấu miệng nói chị em ta không thích cờ dính líu tới việc riêng của mình!

        Trả lời “théc méc nhỏ”:
        Tay này một hôm du lịch sang bắc kinh, vào tiệm ăn nem tung-của. Từ đó về lão ta cứ thấy sán lải ra từng đùm trông rất ghê, trị hổng dứt. Y bèn nghĩ chắc mình bị lây con số tỷ, ý nói dân tung-của nhập vào đây, báo hại ngày nào cũng sản xuất ra sán lải, có lúc sẽ nghẹt chỗ nầy.
        Chuyện đổi tên thấy sẽ xúc phạm bạn tung-của, nhà nước sẽ chận, nên tạm thời thỉnh thoảng nhớ lại nem bắc kinh, y chỉ đổi triệu ra tỷ thôi.
        Kỳ thật tỷ lương dân là y muốn ám chỉ dân số tung-của đấy. Chỉ tung-của mới có tỷ, dân V đâu tới số đó được!

        • Kỳ thật tỷ lương dân là y muốn ám chỉ dân số tung-của đấy. Chỉ tung-của mới có tỷ, dân V đâu tới số đó được!


          TỶ LƯƠNG DÂN và TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT ( Bút hiệu của tôi – Nguyễn Hữu Viện dùng khi viết mọi Đề tài CHỈ LIÊN QUAN ĐẾN Việt Nam ..) còn Bút hiệu TỶ LƯƠNG DÂN của tôi – Nguyễn Hữu Viện dùng khi viết mọi Đề tài chỉ liên quan đến NHÂN LOẠI toàn Thế giới và Loài người trên Hành tinh Trái đất-Mẹ Địa cầu này bao gồm CHỈ Công dân LƯƠNG THIỆN (ngay cả công dân Tàu LƯƠNG THIỆN như các nhà đối kháng bạn của Lưu Hiểu Ba, những công dân Tàu gốc Ô Nhĩ đang bị giam cầm … hay cao thượng hơn Nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn ..) Hành tinh này của gần 200 Quốc gia


          Riêng chú muỗi ham chích mông MAO XẾNH XÁNG xin miễn bàn vì không đáng nói !!!

          http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
          TRIỆU LƯƠNG DÂN

      • @montaukmosquito 31/03/2022 at 8:02 pm
        Quốc kỳ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Quốc kỳ Việt Nam)

        Cờ nền đõ với Sao vàng ở giữa: Thời kỳ:1955–1976 (Bắc Việt Nam) / 1976–hiện tại (Việt Nam)
        Không nên lạm dụng từ Tổ quốc. Tổ quốc có tính Linh thiên Lịch sử đặc biệt và hằng cửu..

        Thiết nghĩ không có cách gọi Quốc kỳ hiện hành là Cờ Tổ quốc.
        Nếu muốn chỉ nên chọn Cờ từ những thời đại trước … hay là từ chối cả lịch sử.
        Cờ Tổ quốc chỉ là tên đặt thêm có tính cách tuyên truyền.
        Tại sao lại Hồng kỳ, mà Hồng kỳ Tổ Quốc nữa chứ ?!?! Chun cuốc có hồng kỳ nhưng
        đâu có Hồng kỳ Tổ quốc?

        Từ Lịch sử Việt Nam Cộng Hoà (1954~1975 ) cũng cần nói về Cờ nền vàng với 3 Sọc đỏ ớ giữa theo chiều dài (1948~1975 gồm cả thời Vua Bảo Đại 1948~54 ), có thừa tự lịch sử mẫu Cờ từ Triều đại Nguyễn (1920s–1945) và mẫu Cờ Ly (1945~1948).
        ./.

Leave a Reply to SaKim Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây