Sực nhớ Liên Xô, Nga, Ukraina trong cõi lờ mờ (Phần 1)

Nguyễn Thông

5-3-2022

Điều đầu tiên, nhà cháu phải thật thà khai báo, rằng chưa hề tận mắt thấy Liên Xô liên xiếc, Nga nghiếc, U ka u kiếc thế nào. Có được đi bao giờ mà thấy. Chỉ ra nước ngoài một lần, rồi cái hộ chiếu để lâu không dùng mốc thếch, hết hạn.

Mấy lần anh Nguyễn Thế Khải giám đốc Công ty Du lịch Hoàn Mỹ riết róng bảo, chú làm lại hộ chiếu đi, anh sẽ bao chú một chuyến đi hẳn Mỹ, Canada, cả Cuba nữa. Nhà cháu dò hỏi, biết sẽ tốn hơn trăm triệu, nặng tiền của bác Khải quá nên cứ lần khân thoái thác. Năm nào bác cũng nhớ cũng giục, bác bảo chú nên biết rằng anh đã hứa là làm.

Rồi đùng một cái, bác ấy bị Chúa triệu về đột ngột ngay khi dịch sắp vào đỉnh điểm hồi năm ngoái, đem cả lời hứa theo. Mà nói thật, bác có còn thì nhà cháu cũng không dám nhận, dù bác Khải nói rằng anh không đòi hỏi em điều gì, chỉ cần sau chuyến đi em viết chân thực những điều mắt thấy tai nghe. Mình là cái thá gì mà được hưởng quả phúc dồi dào như thế.

Hồi trước 1975, “quyền” đi Liên Xô thuộc về đám con ông cháu cha, họa hoằn lắm mới có con nông dân học giỏi (như Vương Đình Huệ chẳng hạn) được chiếu cố nhét vào đội ngũ lưu học sinh, học tiếng Nga một năm ở khu trường Mễ Trì gần ga tàu điện Thanh Xuân (Hà Nội). Đi Liên Xô là thứ quyền lợi đẳng cấp thượng lưu, còn con nông dân, công nhân, thị dân thì được ưu tiên đi… bộ đội.

Từng có bài hát nhại (nhại Tiếng hát trên đường quê hương, của nhạc sĩ Huy Thục): “Ai chả biết chồng cô đi bộ đội vào Nam, qua đường 9 bị bom bi nó rơi vào đầu. Được tin cô đi thăm chồng, lên xe đạp đến trại thương binh, cô nhìn thấy chồng cô đang đứng trên vỉa hè“…, thương lắm.

Hồi đó, có câu thành ngữ mới “sướng như đi Liên Xô” để nói rằng chả cái gì sướng hơn. Đến nỗi người ta còn kể cho nhau nghe, đôi trai gái nọ ban đêm hì hục vất vả dưới bụi trúc đào trong công viên Thống Nhất (có một thời bị đổi thành công viên Lê Nin, sau nghe chướng quá, lại trả về tên cũ), nhẽ ra cứ giữ mồm giữ miệng thì không sao, nhưng lúc không kìm được, nàng hổn hển hỏi, anh ơi, có sướng không, chàng cũng hổn hển, phó phướng, phó phướng, sướng như đi Liên Xô. Đội cờ đỏ đã kéo qua một đoạn, nghe thấy bèn quay lại bắt quả tang, bắt mặc quần áo vào, về trụ sở công an khu vực (hồi đó chưa có phường) làm hộ chiếu đi… Liên Xô.

Không được nhìn Liên Xô tận mắt, nhưng nhìn qua mắt người khác thì có. Rõ nhất, thường xuyên nhất là qua họa báo. Thời ấy, những cuốn báo ảnh Liên Xô hoặc Trung Quốc, dân ta quen gọi nôm na là họa báo, khổ to bằng nửa tờ báo Nhân Dân, dày dặn nhiều trang, in màu rất đẹp, gần như là kênh duy nhất để người dân thường biết tới hai ông kễnh phe xã hội chủ nghĩa. Tinh những hình ảnh, cuộc sống, con người xứ thiên đường, niềm ao ước của nhân loại. Thời ấy những cuốn họa báo quý lắm, xem xong còn được tháo rời ra dán lên tường nhà như một thứ tranh trang trí. Học trò mà có cuốn họa báo để bọc sách bọc vở thì nhất hạng.

Có một dạo, khi Trung Quốc thực hiện cái gọi là cách mạng Đại tiến vọt, ca ngợi Công xã nhân dân, họ đăng trên họa báo bức ảnh cánh đồng lúa chín vàng, hạt mẩy, bông lúa kín đặc, có mấy đứa trẻ trèo lên đứng trên thảm lúa mà ‘lúa vẫn vững vàng thẳng hàng đứng dọc ngang” (mình nhớ câu này trong bài “Tiếng hát hậu phương” của nhạc sĩ Thái Cơ), rất khiếp. Ai coi cái ảnh cũng lắc đầu lè lưỡi, dặn nhau nhanh nhanh tiến lên chủ nghĩa xã hội như Liên Xô, Trung Quốc, lúa tốt như thế thì chắc không bị ăn độn khoai, không bị đói.

Tụi trẻ con hồi đó, chả biết do ai dạy, đứa nào cũng thuộc bài đồng dao (hơi tục một tí nhưng vui, đồng dao mà lị), nhà cháu vẫn còn nhớ: Ông Liên Xô, bà Trung Quốc/Ông đi guốc, bà đi giày/Ông nhảy dây, bà đá bóng/Ông đánh rắm, bà ngửi hơi/Ông đi chơi, bà theo gót/Ông nhảy nhót, bà múa ca/Ông đi qua, bà đi lại/Ông thì dại, bà thì khôn/Ông ăn (l)ồn, bà chấm muối/Ông ăn chuối, bà ăn dưa/Ông ăn dừa, bà ăn đậu/Ông hậu đậu, bà tinh ranh”… Hát xong, cười khơ khớ. Những ai sống ở miền Bắc thập niên 50 – 70 hầu hết đều biết bài ca hữu nghị này.

(Còn tiếp)

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Khiếp !😂
    Bác Thông cứ làm như anh Hoàng Thế Khải nhà bác “lập được Công ti du lịch” mà đ*o cần phải là “con anh Lào mà to thế” . Cho tới tận thế kỉ hai mốt, muốn được làm việc tại Sứ quán nước ngoài, còn phải là “Anh nọ anh kia”, nữa là …
    Tớ thề “trên đầu có ánh mặt trời rạng soi”, người giúp tớ làm giấy tờ tại Đức khi gọi điện lên Sứ, gặp ngay đứa “một chữ bẻ đôi tiếng Đức” cũng đ*o biết, phải chờ để nó “gọi người biết tiếng tới nói chuyện”, huống hồ là “Nập ra cả một Kông Ty Ru Nịch” đủ sức bao bọn dân Vệ kiếm được Ví Sa nhập cảnh Huê Kì !
    Tất nhiên, tớ cũng chỉ là đoán mò, vì tớ đ*o phải là dạng “con ông cháu thằng”, để “có thể nghe hơi nồi chõ” chuyện Cung đình, chuyện mà trước 75, muốn há mõm ra tán những gì mình nghe lỏm được cũng phải là “Con của một ông có ít nhất là Bìa B”, nếu không muốn ngày mai được anh Công an hộ khẩu hỏi thăm sức khỏe . Nhưng từ chuyện nhỏ , suy ra chuyện to, khi mà “Thứ nhất hậu duệ, Thứ nhì Quan hệ, thứ Ba mới là Tiền tệ, Còn lại thì …mặc kệ”, chả phải là Bôn Sệt gì đâu, chẳng qua là “ăn mà đéo chùi sạch mõm, bọn ‘to hơn’ nó cho ăn bùn. Nên có muốn “đút cho các bố già nhà mình” xơi, thì cũng còn phải…quan hệ thân thiết như cứt với đít, nhá !
    Trăm năm phấn đấu, đ*o bằng một lần được Đảng giao cấu, nhầm, cơ cấu, nhá ! Vì vậy, nếu chả phải con ông cháu thằng, thì dù có được “sang Tây”, cũng khổ như chó, chứ sướng CCC giề ???

  2. “Tinh những hình ảnh, cuộc sống, con người xứ thiên đường, niềm ao ước của nhân loại”

    Vì hồi nhỏ học trong Nam nên tớ hổng biết sách giáo khoa miền Bắc có tương tự như trong Nam không, chớ sách giáo khoa do nhà giáo Phạm Toàn biên soạn cho miền Nam sau ngày giải phóng thì đúng là có dạy yêu nước là yêu Tổ quốc xã hội chủ nghĩa . Cô giáo ví von Liên Xô là trái tim hồng thủ đô, còn Trung Quốc như 1 thành phố lớn, phát triển hiện đại . Chuyện họa báo thì ở miền Nam cũng có, vấn đề là phần lớn gia đình công chức ở miền Nam đều có người từng đi du học ở Mỹ, Úc, Đài, Hàn, Nhật, Anh, Pháp … nói chung là toàn tư bản, hình chụp thì nhà nào cũng có cả lô, & thường khoe với nhau, hoặc mỗi lần có slide show thì con nít hàng xóm cũng có thể coi ké . Đúng, thời thanh trừng văn hóa -dựa trên nền tảng lý thuyết khoa học & khách quan của Lữ Phương- đã đốt 1 mớ, ví dụ như chụp ở Pentagon, nhưng những tấm hình dân sự, phong cảnh thì vẫn còn . Chưa kể hình người ngoài này gửi về . So, nope, Liên Sô chưa bao giờ là mơ ước của dân miền Nam . Có đủ tiền để đi vượt biên là mong ước của dân miền Nam, chớ hổng phải học giỏi để được đi LX. Tất nhiên, lúc bấy giờ nổi lên 1 đám thanh niên như Jackhammer, luôn phấn đấu để chứng tỏ mình là người Đảng có thể tin cậy . Loại người đó thì cũng na ná các công dân xã hội chủ nghĩa trong giấc mơ & hành động .

    Tớ nói điều này ra hổng có ý mong dân phi Cộng Sản sẽ có 1 ngày rũ bùn đứng dậy sáng lòa . Thông điệp mà tớ muốn nhắn gửi cho loại dân phi xã hội chủ nghĩa là các bạn đã trở thành tuyệt đại thiểu số, chỉ đủ để làm ruốc hay bát sụn cho dân xã hội chủ nghĩa . Aint nothin in Việt Nam cho các bạn, vì vậy, JUST GET OUT.

      • Bạn có cách nào khá hơn không, xin chỉ bảo . Tớ hơi xì lô bép pờ, tới bi giờ mới giác ngộ cái lý tưởng Cộng Sản mà các trí thức nhà các bác, nhất là đám trí thức đấu tranh, hổng ngớt lời nói về nó . Chỉ hứa sẽ cố gắng học hỏi từ mọi người, kể cả đồng chí, để bớt đi sự vụng về trong che dấu .

Leave a Reply to montaukmosquito Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây