Việc Putin công nhận các khu vực ly khai ở Ukraine: Ý nghĩa và Ảnh hưởng

Deutschlandfunk

Tác giả: Florian KellermannThielko Grieß

Đỗ Kim Thêm dịch

22-2-2022

Khu vực Luhansk có diện tích 26.700 km2 với 2,1 triệu dân cư, trong đó 1,4 triệu dân sống trong khu ly khai. Khu vực Donek có diện tích 26.500 km2 với 4,1 triệu dân cư, trong đó có 2,2 triệu dân sống trong khu ly khai. Phụ chú của người dịch. Nguồn ảnh: dpa-infografik/ Deutschlandradio / Andrea Kampmann.

***

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công nhận các nước tự xưng Cộng hòa Nhân dân Luhansk và Donetsk là các quốc gia độc lập. Các “nước Cộng hòa” do phe ly khai thân Nga kiểm soát có thể yêu cầu được kết nạp vào Liên bang Nga.

Trước sự chứng kiến của các nhà lãnh đạo ly khai Ukraine và ống kính của truyền thông, Putin đã ký một “Thỏa thuận Hữu nghị” với các phe ly khai. Ngay trong tối hôm đó, Putin đã ra lệnh triển khai quân đội đến cái gọi là “Cộng hòa Nhân dân”.

Ý nghĩa việc công nhận

Cho nên tiến trình hòa bình theo Hiệp ước Minsk sụp đổ vì Nga công khai vi phạm. Do đó, theo quan điểm của Moscow, các khu vực này là độc lập. Tuy nhiên, theo luật pháp quốc tế, chúng vẫn thuộc về Ukraine, điều mà Nga không còn công nhận. Hòa ước Minsk quy định rõ rằng, các khu vực này sẽ dần được tái hòa nhập vào nhà nước Ukraine.

Biện minh của Putin

Putin đã làm một việc lạc dòng lịch sử, khi từ chối cho Ukraine quyền sinh tồn. Ukraine là một cấu trúc được Lenin khởi xướng. Đó đã là một sai lầm của những người Cộng sản ở Liên Xô khi chỉ định Ukraine là một lãnh thổ tự trị thường trực.

Việc Ukraine tồn tại và chuyển hướng sang phương Tây là một rủi ro an ninh đối với Nga. Hội đồng An ninh Quốc gia của điện Kremlin trước đây đã nói rằng, một số loại hoạ diệt chủng đang diễn ra, Ukraine sẽ muốn tiêu diệt khối dân số nói tiếng Nga ở lưu vực Donetsk. Cuối cùng, Ukraine muốn chiếm lại vùng Donbass về mặt quân sự. Để ngăn chặn điều này, Putin cho là nước Cộng hòa Nhân dân này phải được công nhận.

Tuy nhiên, vấn đề là Putin giải thích “các nước Cộng hòa” theo cách nào: Liệu Putin muốn nói tới các nước Cộng hòa Nhân dân trong hình thức hiện tại hay các khu vực mà họ tuyên bố có chủ quyền. Bởi vì đây là toàn bộ các phạm vi Donetsk và Luhansk ở Ukraine.

Diễn biến tiếp theo?

Nếu các quốc gia này được công nhận, Nga cũng có thể thiết lập quan hệ ngoại giao với họ và chính thức cho quân đội đóng ở đó. Vào buổi tối mà Vladimir Putin ký cái gọi là “Hòa ước”, Putin đã ra lệnh cho quân đội đến các khu vực ly khai này.

Có hai cách giải thích cho các phương cách của Putin: Putin công nhận hai nước Cộng hòa Nhân dân và do đó có thể thể hiện cảm giác thành công trước “công luận trong nước”. Điều này sẽ cho phép Putin giữ thể diện mà không cần khai chiến.

Cách giải thích khác là Putin nói rằng: “Các nước Cộng hòa Nhân dân” tuyên bố có chủ quyền đối với toàn bộ khu vực quanh vùng Donetsk và Luhansk, bao gồm cả các nơi hiện vẫn còn do Ukraine kiểm soát. Với lý do này, “Cộng hòa Nhân dân” giờ đây có thể bắt đầu một cuộc tấn công vào các khu vực này.

Cũng có thể ước lượng rằng, các “quốc gia” này sẽ yêu cầu được thu nhận vào Liên bang Nga. Sau đó, Nga có thể quyết định sáp nhập các vùng lãnh thổ này.

Nguy cơ chiến tranh trong tương lai?

Trong khi nguy cơ của một cuộc chiến tranh quy mô vẫn chưa được ngăn chặn, vì nhiều binh sĩ cũng như trang thiết bị vẫn còn ở biên giới và Ukraine còn bị cắt xén hơn nữa. Do đó, một trật tự an ninh chung cho châu Âu đã bị phá vỡ.

Sau năm 2008 và 2014, bất cứ ai còn tin rằng có thể theo đuổi một chính sách với Vladimir Putin, niềm tin được giả định này lại một lần nữa bị lừa dối. Nền ngoại giao của phương Tây đã thất bại. Tất cả các bài phát biểu, các cuộc thăm viếng, các bài phỏng vấn đều vô ích. Putin đang thực hiện một chính sách bằng quyền lực. Putin có quân đội và năng lượng hạt nhân trong tay. Hoà ước Minsk cũng là một di sản của Angela Merkel, đã không còn giá trị. Sự công nhận bất hợp pháp của Nga khiến cho việc Kiev nói về thêm về hiệp ước này là vô nghĩa.

Sự công nhận này của Putin từ lâu đã rõ ràng. Đó là những gì chính Putin đã nói. Điều này cũng rất quan trọng đối với bất cứ ai tin rằng, họ có thể gây ảnh hưởng đến cách suy nghĩ và quyết định của Putin.

Những câu nói cuối cùng trong bài phát biểu của Putin là quyết định, trong đó có một mối đe dọa rõ ràng: “Chúng tôi, Nga, cũng có thể làm điều gì đó khác”.

Điều này vẫn có thể bao gồm việc xâm chiếm nhiều lãnh thổ hơn, hiện nay, quân đội Nga sẽ đóng quân ở các lãnh thổ ly khai công khai và không cần ngụy trang, là một điều chắc chắn.

Trừng phạt của phương Tây?

Putin dường như không bị một ấn tượng nào đối với các lệnh trừng phạt do Mỹ và châu Âu đe doạ. Putin đang quyết tâm muốn đạt được mục tiêu của mình. Mặc dù các biện pháp trừng phạt sẽ gây thiệt hại to lớn cho sự phát triển kinh tế của Nga, nhưng nếu Putin nhìn thấy một sứ mệnh lịch sử để sửa đổi cấu trúc an ninh ở châu Âu nổi lên sau sự sụp đổ của Liên Xô, thì các biện pháp trừng phạt không gây sốc cho mình.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Nước Đức hôm nay có Độc lập và Dân chủ để lựa chọn sao cho phù hợp lợi ích của họ, ĐỒNG thời có tiếng nói vì lợi ích chung của EU .

  2. Tôi không nghĩ rằng, các biện pháp trừng phạt của Phương Tây không gây sốc cho Putin. Nhiều khả năng là ông ta chỉ làm ra vẻ như vậy, để chứng minh rằng, tất cả những gì ông ta làm đều có tính toán trước và đã suy xét tất cả các hậu quả có thể xảy ra !
    Nhưng nếu thế, thì sẽ không thể giải thích được, tại sao ông ta không hề nghĩ rằng, Đức quốc (một quốc gia từ rất lâu, ngay cả trước khi có hiệp định Minsk, luôn tìm cách hoà hoãn với Nga, và các nguyên thủ lẫn các chính trị gia Đức đều luôn khẳng định Nga không phải là Kẻ thù của EU, mà luôn là một đối tác Partner), sẽ “quay lưng” với ông ta nếu ông ta đi quá ngưỡng ? Cái “lằn ranh đỏ” mà Berlin bóng gió truyền đạt cho Putin thấy, rằng Đức quốc sẽ luôn đứng về phía Ucraina trong việc bảo vệ quyền tự quyết của quốc gia mình, nghĩa là nếu Putin sức mạnh quân sự để xé tan Ucraina, thì Đức quốc sẽ sẵn sàng chịu tổn thất KT cao nhất để chống lại Putin ( Bộ trưởng Ngoại giao Đức cũng tuyên bố không chỉ một lần, rằng Đức sẽ làm tất cả để ủng hộ và đứng về phía Ucraina). Putin hoặc đã đánh giá quá thấp khả năng của Đức, hoặc đã không đủ suy nghĩ logic để thấy, hành động xâm phạm Ucraina của ông ta là một hành động “dồn Đức vào chân tường”. Đức quốc không thể Công khai gửi vũ khí (dù chỉ là vũ khí phòng vệ), cũng như không thể tuyệt giao với Putin để chỉ đứng về phía Ucraina là do chính Đức đã một lần tàn phá vùng lãnh thổ này thời thế chiến II, và vì thế, Putin cho rằng, Đức quốc sẽ tìm cách “đứng ngoài cuộc khủng hoảng Nga-Ucraina” ???
    Dù thế nào đi nữa, thì hành động “lừng chừng” của Đức trong cuộc khủng hoảng không thể được đánh giá là một hành vi “không quyết định dứt khoát đứng về phía Mỹ và đồng minh”.


  3. Tiếc thay cho Sa hoàng Putin tự rơi vào bẫy cạm Tàu xuống giá trước Âu-Mỹ mất giá trước Chệt hiểm gian
    *****************************

    Chiến tranh Lạnh thứ Hai vừa mở màn !
    Trái đất-Mẹ đôi bờ đối cực Cõi trần gian
    Nga-Tàu như Liên xô-Tàu chống Âu-Mỹ
    Dẫn theo Chiến tranh Nóng ngoại vi tương tàn
    Eo biển Đài Loan + Biển Đông : đại hải chiến
    Ấn độ – Thái bình dương rồi cũng tràn lan
    Tàu tận dụng thời cơ phương Tây bận can dự
    Như con rối Bin Laden giúp Tàu dựng sa bàn
    Tiếc cho Sa hoàng Putin rơi vào bẫy Khựa
    Xuống giá trước Âu-Mỹ mất giá trước Tàu hiểm gian
    Dân Nga vừa mất đi vận hội lớn trong Nga sử
    Tài năng giờ đang lao vào chiến chinh ngút ngàn
    Hạnh phúc – Tự do – Dân chủ Nga đành khép lại
    Viễn cảnh – Tương lai bấp bênh cạnh Tàu ác tham
    Chúng lại di dân vùng thưa dân Tây Bá Lợi Á
    Đội quân kinh tế gián điệp tha hồ lợi hốt ham

    Tiếc thay cho Sa hoàng Putin rơi vào bẫy Khựa
    Xuống giá trước Âu-Mỹ mất giá trước Tàu hiểm gian
    Dân Nga vừa mất đi vận hội lớn trong Nga sử
    Tiềm năng tài nguyên đang lao vào chiến chinh hoang tàn

    TỶ LƯƠNG DÂN

Leave a Reply to TỶ LƯƠNG DÂN Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây