Những điều cần biết về Chiến tranh Biên giới Việt – Trung 1979

Luật Khoa

17-2-2022

Nhìn lại một cuộc chiến mà cả hai bên chính quyền đều muốn lãng quên.

1. Thông tin sơ lược

Rạng sáng 17/2/1979, tức ngày 21 tháng Giêng năm Kỷ Mùi, Trung Quốc cho hàng trăm nghìn quân tấn công vào 6 tỉnh dọc biên giới phía Bắc Việt Nam, bao gồm Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.

Theo các dữ liệu phổ biến, số quân lính Trung Quốc lên đến hơn 600 nghìn, cùng với khoảng 400 xe tăng, xe bọc thép và hơn 1.500 khẩu pháo. [1] [10]

Cuộc chiến chính thức kéo dài 30 ngày. Đến ngày 18/3/1979, Trung Quốc rút quân khỏi Việt Nam (một số trang tiếng Anh ghi Trung Quốc rút quân vào ngày 16/3). Dù vậy, các cuộc tấn công quy mô nhỏ vẫn tiếp diễn đến tận 10 năm sau đó.

Kết quả: Cả hai phía đều tuyên bố chiến thắng. Các con số thương vong chính xác không được công bố, mỗi bên đều có xu hướng giảm con số phía bên mình và tăng con số phía đối phương. Theo một ước tính của giới nghiên cứu phương Tây được dẫn lại trên tờ Time, Trung Quốc mất ít nhất 20 nghìn người, trong khi số người tử vong tại Việt Nam là dưới 10 nghìn. [2]

2. Quyết tâm tàn phá của Trung Quốc

Quân Trung Quốc áp dụng chiến thuật “tiêu thổ” (scorched-earth policy), tức là đặt mục tiêu hủy hoại tất cả những gì mà họ cho là có lợi cho kẻ thù. Đây là sách lược mà Trung Quốc sử dụng trong Chiến tranh Triều Tiên 1950. [1]

Đoàn quân đông đảo của Trung Quốc vì thế phá hủy mọi thứ họ gặp trên đường, chiếm đóng các khu dân cư, giết hại thường dân. Cuộc chiến dù ngắn, nhưng sự hủy hoại của nó lại khủng khiếp.

Phía Việt Nam tuyên bố có đến hàng chục nghìn thường dân đã bị giết hại. [3] Không thể kiểm chứng con số này, nhưng có nhiều lời kể của nhân chứng về việc trẻ em và phụ nữ mang thai đã bị quân Trung Quốc giết hại và ném xuống giếng. [4] Nhiều thị xã bị hủy diệt hoàn toàn.

3. Lý do của cuộc chiến

Lý do phổ biến nhất được đưa ra là Trung Quốc “muốn dạy cho Việt Nam một bài học”, trích dẫn câu nói của Đặng Tiểu Bình trong cuộc họp riêng của ông này với Tổng thống Mỹ Jimmy Carter về vấn đề Việt Nam vào tháng 1/1979 tại Washington. [5]

Phía Trung Quốc muốn bắt tay với Mỹ để chống lại Liên Xô. Đặng Tiểu Bình gọi việc “Việt Nam xâm lược Campuchia” là tiếp tay cho chủ nghĩa bá quyền của Liên Xô. Ông bày tỏ ý định sẽ đưa quân vào để trừng phạt Việt Nam. [6]

Theo nhà ngoại giao Trần Quang Cơ, Việt Nam đã “không khôn ngoan” trong việc cân bằng quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc. Các động thái ngả về phía Liên Xô – kẻ thù lớn nhất của Trung Quốc lúc đó, cùng với chính sách hà khắc với người Hoa trong nước đã tạo thành cớ để Trung Quốc tấn công. Trong khi đó, việc dính líu sâu và lâu vào vấn đề Campuchia khiến Việt Nam mất đi sự ủng hộ của khu vực ASEAN, đồng thời để tuột mất cơ hội bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ. [6]

4. Ứng xử của Việt Nam

Việt Nam cho rằng Trung Quốc đã tiếp tay cho các hành động của Pol Pot, xâm phạm tình hữu nghị của hai nước và dựng lên sự kiện nạn Kiều để làm cớ tấn công Việt Nam. Phía Việt Nam tuyên bố chiến thắng cuộc chiến năm 1979, bảo vệ thành công biên giới phía Bắc. [7]

Trong phần lời nói đầu của Hiến pháp năm 1980, Việt Nam gọi Trung Quốc là “bọn bá quyền xâm lược”. Câu này được bỏ đi vào năm 1988, khi hai nước tiến đến bình thường hóa quan hệ ngoại giao. [8]

Sau khi bình thường hóa quan hệ năm 1991, Việt Nam tránh nhắc đến sự kiện này. Mọi chuyện chỉ thay đổi khi căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông dâng cao. Năm 2016, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trở thành chủ tịch nước đầu tiên công khai tưởng niệm cuộc chiến. Đến năm 2019, dịp kỷ niệm 40 năm, sách báo về cuộc chiến bắt đầu xuất hiện, cùng với lời kêu gọi sửa đổi sách giáo khoa để viết chi tiết hơn về cuộc chiến này. Các cựu chiến binh lên tiếng mạnh mẽ để đòi công bằng cho những người đã hy sinh trong cuộc chiến. [1] [7]

5. Quan điểm quốc tế

Ngày nay, Trung Quốc vẫn gọi cuộc chiến 1979 là động thái “tự vệ” trước Việt Nam. Bộ máy tuyên truyền của nước này thuyết phục công chúng rằng Trung Quốc là phe chính nghĩa, và đã bảo vệ thành công đất nước. [9]

Theo The Diplomat, giới nghiên cứu phương Tây đã đồng thuận rằng Trung Quốc mới là bên gây hấn, với bằng chứng rõ rệt rằng gần như toàn bộ khu vực chiến sự nằm ở phía lãnh thổ Việt Nam. [1]

Nhiều học giả cho rằng cuộc chiến là một thất bại của phía Trung Quốc ở ba phương diện: (1) không khiến Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, (2) không làm tổn hại nhiều đến quân lực chính của Việt Nam, vì lực lượng tham chiến phía Việt Nam phần lớn là dân quân tự vệ, và (3) không thuyết phục được Mỹ tham gia liên minh chống Liên Xô.

Đối với mục tiêu phá hoại miền Bắc Việt Nam, có thể nói Trung Quốc đã thành công, tuy nhiên, họ phải mất thời gian đến vài tuần, thay vì vài ngày như dự định.

6. Đọc thêm về cuộc chiến

– “Hồi ức và suy nghĩ”, hồi ký của nhà ngoại giao Trần Quang Cơ. Link tải.

– “Biên giới 1979 trước biển người phương Bắc – Phóng sự đặc biệt của báo điện tử VnExpress.

– “Những mùa xuân con không về” – Tập bút ký về Chiến tranh Biên giới 1979, Nhiều tác giả, Nhà xuất bản Trẻ 2019

– “The bitter legacy of the 1979 China – Vietnam war, Nguyễn Minh Quang, đăng trên tạp chí The Diplomat ngày 23/2/2017.

– “Bên thắng cuộc – Quyển I: Giải phóng”, chương 4: Vụ Nạn kiều

– Bài viết tổng hợp các nguồn tư liệu về cuộc chiến trên Luật Khoa: Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979: Đọc gì về một cuộc chiến bị lãng quên?”.

_____

*Ghi chú: Các nguồn ảnh: Getty Images, VnExpress, AP Photo, Bettmann/ CORBIS, Flickr. Đồ họa: Luật Khoa.

Tài liệu tham khảo:

[1] The Diplomat. (2017, February 24). The Bitter Legacy of the 1979 China-Vietnam Warhttps://thediplomat.com/2017/02/the-bitter-legacy-of-the-1979-china-vietnam-war/

[2] Time, China-Vietnam Border War, 30 years later http://content.time.com/time/photogallery/0,29307,1879849_1846224,00.html

[3] VnExpress. (2014, February 13). 35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc. vnexpress.net. https://vnexpress.net/35-nam-cuoc-chien-bien-gioi-phia-bac-2950346.html

[4] VnExpress. (2017, February 17). Remembering Vietnam’s bloody border war with China – VnExpress Internationalhttps://e.vnexpress.net/news/news/remembering-vietnam-s-bloody-border-war-with-china-3542147.html

[5] VnExpress. (2019, July 4). Biên giới 1979 trước “biển người” phương Bắc. vnexpress.net. https://vnexpress.net/bien-gioi-1979-truoc-bien-nguoi-phuong-bac-3879866.html

[6] Hồi ức và suy nghĩ, Trần Quang Cơ, 2001.

[7] VnExpress. (2019, February 15). Cuộc chiến biên giới phía Bắc sẽ có vị trí xứng đáng trong sách giáo khoa. Tin nhanh VnExpress. https://web.archive.org/web/20200813094247/https://vnexpress.net/cuoc-chien-bien-gioi-phia-bac-se-co-vi-tri-xung-dang-trong-sach-giao-khoa-3881522.html

[8] Hiến pháp 1980, Nghị quyết về việc sửa lời nói đầu của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 28/6/1988.

[9] Lu, R. (2014, February 21). Comment: Beijing wants people to forget the Sino-Vietnamese War. SBS News. https://www.sbs.com.au/news/comment-beijing-wants-people-to-forget-the-sino-vietnamese-war

[10] Báo Thanh Niên (2021, February 17). 42 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17.2.1979 – 17.2.2021): Thắm màu cờ cực Bắc. Báo Thanh Niên. https://thanhnien.vn/42-nam-cuoc-chien-dau-bao-ve-bien-gioi-phia-bac-1721979-1722021-tham-mau-co-cuc-bac-post1038033.html

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Ông Béo, Thái Bá Tân.

    Giờ thì sáng mắt nhé.
    Hữu hảo cho lắm vào.
    Thằng bạn vàng cướp đảo,
    Cướp cá của đồng bào.

    Trước, chiến tranh Bảy Chín
    Là dịp để thoát Trung.
    Mà rồi vẫn hữu hảo.
    Ngu đến thế là cùng.

    Là vì thà mất nước,
    Mất nòi giống, tổ tông
    Còn hơn mất chế độ.
    Tiên sư bố các ông.

    Giờ thì lo mà bảo
    Mấy triệu đứa đảng vên
    Ra biển chống Trung Quốc.
    Bọn còn đảng còn tiền.

    Không thì thả Ông Thức
    Để Ông ấy dẫn đầu
    Cùng con dân Đại Việt
    Sống chết với thằng Tàu.

    Nguồn Mạng.

  2. Lemme see, cái list “khách quan” -hahahaha, cho cười cái- mà Luật Khoa đưa ra, đa số là báo Đảng, thêm Trần Quang Cơ là cán bộ ngoại giao của Đảng . Diplomat là tờ báo thiên tả, & Time chỉ là photogalley. Mite as well đọc báo Đảng thời đó . WTF d’ya know, ngay cả “khách quan” của Luật Khoa cũng mang tính Đảng .

    Thui thì đó là chuyện quá khứ . Bây giờ ta tính tới hiện tại & tương lai . Đây là 12-step therapy

    – Các học trò của 4 ông đầu rau Lân-Lê-Tấn-Vượng, nhất là ô chủ tịch viện Khổng Tử, cần có những buổi họp trực tiếp & thân mật với ngành Sử của phía bên kia . 2 bên cần có 1 nhận thức chung rằng đây là 1 cuộc nội chiến, rất tiếc đã xảy ra & có thể tránh được . Việt Nam thì nên nhận rằng mình đã nhận thức về ôn hòa & có học quá trễ, ảnh hưởng của Thầy Thích Chân Phương, lộn, Nhất Hạnh lúc đó trong dân & chính quyền cũng hổng đủ mạnh . Sau đó đưa nhận thức chung vào giáo dục của cả 2 bên . Thường xuyên có những cuộc giám sát định kỳ & bất chợt để make sure không xảy ra những lỗ thủng trong cách am hiểu lịch sử
    – Acknowledge chuyện đáng tiếc, aka cuộc nội chiến đã xảy ra, bằng các lãnh đạo thừa nhận sự hiện diện của hiện tượng này, đồng thời rút ra những bài học bạo lực không & chưa bao giờ là lời giải thỏa đáng, chỉ gây thêm đứt gãy trong xã hội & chia rẽ trong lòng người
    – Lãnh đạo đã đi thăm các nghĩa trang của riêng phía mình, bước kế tiếp là lãnh đạo bên này đi thăm nghĩa trang bên kia & ngược lại . Sau đó sẽ có đoàn lãnh đạo chung cùng đi thăm, thắp hương & cầu nguyện ở cả 2 nghĩa trang . Kế tiếp là tìm 1 địa điểm làm nghĩa trang chung, rồi đưa hết các phần mộ, xương cốt 2 bên vào 1 chỗ, như nghĩa trang Arlington của Mỹ . Nếu không khả thi thì cần 1 đài tưởng niệm chung thật sự có ý nghĩa . Nhớ đặt lư hương .

    Chuyện hận thù vẫn còn rất nóng bỏng vì dân Việt mang trong đầu tính hận thù . Dương Tự Lập cho 1 ví dụ “Mang máu hờn căm dữ tợn của người cha -1955 ông Tuân bị quy oan địa chủ (ông bị bắt cho đủ số lượng cấp trên quy định) và bị đám dân quân làng xông tới đốt nhà rồi trói mang đi giam … nửa đêm thấy bọn chúng ngủ gà ngủ gật, ông còn quát lớn: Tụi bay ngủ quên để tau chạy thoát ra ngoài thì tau xẻo đứt c*c tụi bây. Vài ngày sau, ông Cửu Tuân bị chúng đem ra bắn ngoài rìa làng … Mang máu hờn căm dữ tợn của người cha nên dì Thúy cũng gớm ghê đáo để có hạng”. Thế hệ lớn lên trong mùa phản cách mạng như Huy Đức, về chuyện này coi như vứt . Chỉ trông chờ vào trí nhớ cá vàng của dân tộc & phổi bò của trí thức, thì nếu thực hiện được hòa hợp -hòa giải đã xong rùi- trong vòng 10 năm đổ lại, ta có thể hy vọng ở những người ngày xưa quá đam mê 2 chữ “thống nhất” của Lê Học Lãnh Vân, hoặc những người noi gương ông ta . Những người đó sẽ tự nhận nhiệm vụ bảo vệ trật tự, make sure Trung Hoa vô nơi này vẫn thế . Cái gì chứ mấy thứ Trời đánh đó, dân Việt thời này khoái noi gương họ . Lúc đó Hoàng Sa, Trường Sa lại trở thành của Ta . Ngày mai có thể đến sớm hơn mọi người tưởng, lại rất ôn hòa & có học . Nếu thống nhất như kể trên, tớ nghĩ Thầy Thích Nhất Hạnh ở chỗ Bác Hồ & Bác Mao cũng mỉm cười . Yên chí, lúc đó trí thức như Nguyễn Đăng Hưng sẽ an tâm mà về giúp đất nước . Nguyễn Ngọc Chu có thể sẽ phải làm thuyền nhân shipper -có lẽ vì vậy nên ông này khàn cả cổ hô hào phò Mỹ bài Trung- nhưng lúc đó Ta sẽ có cả 1 ngành khoa học không gian với những kết quả rất cụ thể . Plan là sẽ có commercial space travel vào 2025, 3 năm nữa, thay vì tới cuối thế kỷ này, thậm chí tới cuối thế kỷ sau cũng chưa chắc thấy bóng dáng chủ nghĩa xã hội ở VN nằm chỗ nào, let alone định hướng . Con nít Bắc kỳ ờ mây zinh VN thế mà tinh hơn lũ trí thức nhà mềnh . WTF you expect.

    • Tôi đã tưởng ông tuyên bố, rằng kệ mẹ bọn “cộng sản” muốn làm con cá sặc gì thì làm rồi mà 🤔.
      F.U ây !!!
      Đối với những đứa đã từng được Mỹ giúp đỡ dựng nước , rồi chỉ vì Mỹ không giữ nước cho mình, quay ra chửi Mỹ, thì loại ấy không xứng đáng để người ta đến xỉa !
      Chẳng phải là ông cũng như cái đám “phi cộng sản” đã từng phò Mỹ bài Trung sao ???
      Vậy bây giờ thì ông đang phò ai, mà phải đi liên thiên quá Chí Phèo như thế này 🤔

      • “rằng kệ mẹ bọn “cộng sản” muốn làm con cá sặc gì thì làm rồi mà”

        W conditions, là 1- các bác đấu tranh với Đảng các bác để cho bọn dân Ngụy đi khỏi hết VN. 2- Đấu tranh thành công . Nếu có thêm 1 cuộc di tản nữa như thời 54, tớ hứa sẽ hổng xía vô chuyện các bác xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa

        In the mean time, tớ học theo -chỉ học theo thui- các bác cứu Đảng là cứu nước, the best way i know how, chỉ cứu Đảng thui . Chuyện “chửi” Mỹ, define nước Mỹ trước rùi hãy cáo buộc tớ “chửi” Mỹ . Còn chuyện tớ khuyên/mong dân ta hổng nên “phò Mỹ bài Trung” cũng là cứu Đảng là cứu nước best way i know how. Trung Quốc là lời giải cho bất cứ vấn đề mà loại dân các bác gặp phải, từ quá khứ, hiện tại & tương lai lun . Vì vậy, những lời kêu gọi hòa giải hòa hợp với dân Ngụy ngoài này của trí thức nhà bác … Lộn Chuồng rồi! Chỉ có bên kia mới đồng ý với gs Tương Lai rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng là 1 người lịch lãm, sâu sắc & tinh tế . Họ vẫn thường nhắc tới người thầy sâu sắc & tinh tế của gs Tương Lai đấy thui . Heck, nếu tượng Hoàng Văn Hoan mà được xây, tớ bảo đảm next gonna be tượng người thầy của gs Tương Lai . Hổng sai, ai nên khôn mà chả dại vài lần . Hòa hợp lộn thì hòa hợp lại, đúng người đúng việc hơn thôi .

Leave a Reply to montaukmosquito Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây