Tại sao tôi phản biện?

Nguyễn Hưng Quốc

16-2-2022

Lý do chính khiến tôi hay phê phán chính quyền trong nước xuất phát từ việc không đồng ý với vô số các chính sách đối nội và đối ngoại của họ, đặc biệt, trong quan hệ với Trung Quốc. Từ các chính sách ấy, toát lên một điều: Họ không biết cách lãnh đạo, không có khả năng lãnh đạo. Đó là điều mà rất nhiều học giả nghiên cứu về Việt Nam trên thế giới đều đồng ý: Đảng cộng sản chỉ biết cai trị chứ không biết lãnh đạo. Để cai trị, rất đơn giản, chỉ cần ba thứ: Công an, quân đội và nhà tù. Để lãnh đạo, người ta cần cái đầu và con tim. Cái đầu để biết nhìn xa, nghĩ rộng; và con tim để biết bao dung với những cái khác, từ đó, tạo nên sức mạnh bằng sự đồng thuận chung trong xã hội. Hơn nữa, lãnh đạo cũng cần rất nhiều kiến thức và kỹ năng cũng như một số đức tính phù hợp với một văn hóa chính trị dân chủ lành mạnh.

Thiếu khả năng lãnh đạo, Đảng Cộng sản phá hoại nhiều hơn là xây dựng. Đã có nhiều nhà kinh tế học vạch trần: Mảng kinh tế quốc doanh do nhà nước trực tiếp quản lý là mảng lỗ lã nhiều nhất, nợ nần nhiều nhất, và đặc biệt, thối nát nhất. Tất cả những thành tựu về kinh tế của Việt Nam đều đến từ những mảng tư nhân. Để phản ứng lại những sự phê phán của dân chúng trước các thất bại ấy, Đảng Cộng sản lại tăng cường vai trò cai trị bằng các biện pháp khủng bố tàn khốc.

Tuy nhiên, điều tôi phản đối nhất là tính chất độc tôn và độc tài của chế độ Cộng sản. Có nhiều lý do. Lý do đầu tiên, từ cái nhìn của một con người: Nó vô nhân đạo; từ cái nhìn của một công dân: Nó tàn phá đất nước hầu như trên mọi mặt, không những chỉ về kinh tế mà còn về xã hội, văn hóa, giáo dục và đạo đức; từ cái nhìn của một trí thức: nó ngu dân hóa; từ cái nhìn của một người cầm bút: nó giành độc quyền viết lịch sử một cách gian trá.

Tôi không có tham vọng cứu dân chúng, đất nước và nhân tính, tôi chỉ muốn làm một điều trong phạm vi khả năng và sở trường của mình: Quyết giành cho được cái quyền được góp phần tạo nên những tự sự (narrative) khác. Bằng chính ngòi bút của mình.

Bình Luận từ Facebook

8 BÌNH LUẬN

  1. Phản biện là việc phải làm của những ai cảm thấy mình có vai trò đối lập với nhà
    cầm quyền thống trị và bênh vực cho giai cấp bị trị (là thường dân) !
    Ở đây, tác giả NHQ.có hẳn một bài minh định việc làm của mình và giải thích lý do
    tại sao ông ta phản biện. Ngoài những lý do tác giả nêu ở trong bài trên, hình như
    còn lý do này là ông ta từng bị “nịck Nhô” bám đuôi ông ta để bắt bẻ, chửi bới v.v.
    dưới tất cả mọi bài viết của ông ta trên đài VOA. nên ông ta cần phải có một bài
    dài giải thích như thế này ? Tôi thiển nghĩ có lẽ không cần thiết gì lắm vì tên này có
    nhiệm vụ của một dlv. phải theo dõi ông như một tên “chỉ điểm”, vì thể dù có lý do
    hợp lý & hợp tình đi nữa, nó cũng chẳng thẻm nghe !

  2. Tất tán đống với tác giả Nguyễn Hưng Quốc. Như anh thấy đó, lụ mọi chui từ rừng ra thì chỉ biết cai trị bằng nòng súng và còng số 8, nhà tù chứ làm sao chúng biết lãnh đạo, lãnh đạo à phải có cái đầu và trái tim kkk, hai thứ này chúng nó không có. Cái chúng nó có là cái miệng để đớp thứ gon và cái lưỡi để nịnh hót. Mỗi lần nghĩ đến câu chữ giải phóng Miền Nam mà lợm giọng, một đứa đói rách ngu dốt lại đi giải phóng nơi giàu sang văn minh kkk, chuyện khó tin nhưng đau lòng là nó có thật. Hãy xem cái đám quan dốt nát đang diễn hài trước mặt thế giới mà cảm xấu hổ vì phải làm đồng hương với chúng. Kiếp sau nếu thượng đế cho quyền chọn lựa thì chắc chắn là khố người chẳng muốn nhảy vào làm dân việt.

  3. Xin cám ơn người viết bài nầy! Rất hay và súc tích! Phản biện, biểu tình, phản đối, đình công, đối lập, đối kháng, phản kháng, đam mê, đổi mới, chất vấn, chửi rủa có lý lẽ phải là những chuyện bình thường trong xã hội.

    Tôi không thích Cộng Sản, dù ở Việt Nam, Trung Quốc, Cuba hay Nam Hàn. Không thích tất cả chúng nó!

  4. “Đó là điều mà rất nhiều học giả nghiên cứu về Việt Nam trên thế giới đều đồng ý: Đảng cộng sản chỉ biết cai trị chứ không biết lãnh đạo”

    Nhưng các học giả Việt Nam đang làm việc trên thế giới thì có thể sẽ không đồng ý . Học giả trong nước lại càng không đồng ý . Siêu học giả trí thức đáng kính nhà mềnh thì … đụng vô liệu hồn đấy .

    “Quyết giành cho được cái quyền được góp phần tạo nên những tự sự (narrative) khác”

    Ah, làm chuyện ruồi muỗi bằng ngụy biện . Ngày xưa blog VOA của Nguyễn Hưng Quốc có nick Nhô, chuyên gia chích đùi F0 OG.

    “Để cai trị, rất đơn giản, chỉ cần ba thứ: Công an, quân đội và nhà tù”

    Not really. 1 đội quân chích đùi & sử gia kiểu 4 ông đầu rau Lân-Lê-Tấn-Vượng, cộng thêm 1 lực lượng trí thức đông đảo . Gadhafi bay đầu vì không tạo ra được 1 tầng lớp trí thức chích đùi, chỉ tạo ra những hồng vệ binh . Khi nhận ra thì đã quá muộn .

    “Tôi không có tham vọng cứu dân chúng, đất nước và nhân tính”

    Tốt . Không nên có những tham vọng kiểu này bất cứ ai . Dân bây giờ chỉ còn có Đảng cứu . Ngày xưa chuồn ra khỏi Đảng các bác là thở phào, bây giờ có cả “chuyến bay giải cứu”, cả RFA cũng khuyên dân hổng nên đi khỏi Việt Nam . Chỉ nên cứu những người mà RFA năn nỉ gãy lưỡi đừng bỏ đi thôi . Những người còn lại, cứ để họ cùng chung tay xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng phản biện bất cứ & tất cả các chính sách Đảng đưa ra .

    Còn nhớ bác Phúc tới tỉnh nào cũng mong cái tỉnh đó thành đầu tàu ? Thats what happens. Đảng là đầu tàu, hay như Lê Phú Khải ví, là người cầm lái . Cả nước, ai cũng nghĩ mình mới là đầu tàu . Đất nước mắc phải nạn tứ mã phân thây . May mà mấy con ngựa chứng này ôn hòa & có học . Gonna take a while, nhưng kết quả vẫn sêm xít .

    • Chí Phèo !!!
      Không , không đúng ! montaukmosquito thua cả chí phèo, vì chí phèo biết rất rõ , ai đã làm hắn trở thành không lương thiện. Do đó, Chí Phèo đã nói “chỉ còn cái này, cái này”, khi hỏi Bá Kiến, ai sẽ cho tao lương thiện !
      Vì mông-tau-k mốt kùi to chửi cả làng , nhưng lại đ*o dám đâm chết Đảng là nguyên nhân làm Mông-tét-cùi-to trở thành đứa con hoang, thì thua anh Chí nhiều lắm !

  5. “Để lãnh đạo người ta cần cái đầu và con tim”

    Để lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối người ta cần bàn tay sắt và cái lưỡi không xương.

Leave a Reply to Phạm Đình Bá Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây