Điểm báo quốc tế: Chiến tranh sẽ bùng nổ ở Ukraine?

Đỗ Kim Thêm tuyển dịch

14-2-2022

Các cuộc vận động ngoại giao gần đây của Mỹ, Pháp, Đức, NATO, Liên Âu với Nga về cuộc xung đột ở Ukraine đã thất bại. Liệu chiến tranh sẽ bộc phát và một thảm hoạ sẽ không thể tránh khỏi?

Các nhà bình luận của báo giới quốc tế đang đi đến kết luận chung là, một giải pháp hòa bình không còn khả thi và nguy cơ chiến tranh sẽ bùng nổ trước mắt. Sau đây là phần tuyển dịch một số điểm chính.

***

Nhật báo THE OBSERVER cho rằng Putin là người chịu trách nhiệm: “Nếu ngoại giao thành công, nó đòi hỏi không phải chỉ là sự hỗ trợ toàn diện của Liên Hiệp Quốc mà còn của tất cả các nhà lãnh đạo trong khối NATO“, nhà bình luận của nhật báo “The Observer” từ Vương Quốc Anh viết.

Điều này cũng áp dụng cho Boris Johnson, là người đã công khai đe dọa Nga, nhưng hầu như không đưa ra bất kỳ một giải pháp xây dựng nào. Điều quan trọng nhất là Putin phải thấy được những hậu quả kinh tế nghiêm trọng.

Các biện pháp trừng phạt chống lại chế độ của Putin và cá nhân Putin phải tiến hành càng nhanh càng tốt và Đức, Hungary, Áo, và những người trì hoãn khác phải tham gia. Cuối cùng, Anh cũng phải hành động để chấm dứt các hoạt động rửa tiền của Nga ở Luân đôn“.

Việc đổ lỗi của tờ báo rất rõ ràng: “Phương Tây đã không tìm kiếm tranh chấp này và không muốn có nó. Cuối cùng, phải chịu trách nhiệm về điều này, rõ ràng là những lời nói dối của Putin và Putin. Đây là cuộc xung đột của Putin“.

NZZ ấn bản Chủ Nhật viết: “Các dấu hiệu cho thấy đang đứng trước chiến tranh”. NZZ ấn bản Chủ nhật từ Zürich, Thụy Sĩ phân tích: “Về mặt quân sự, đối với Nga, cuộc xâm lược Ukraine có vẻ như là một công việc có thể giải quyết được, nhưng về mặt chính trị là nghĩa. Đó sẽ là một cuộc phiêu lưu điên rồ“.

Điện Kremlin muốn làm gì với một Ukraine bị đánh bại và ném bom? Chia rẽ, thiết lập một chế độ thân Nga ở Kiev? Thực thi một nền hòa bình bằng bạo lực và có thể chấp nhận việc hàng chục ngàn người chết, hàng triệu người tị nạn và một sự đoạn giao kinh tế với phương Tây?

Cuộc khủng hoảng Ukraine càng kéo dài, thì càng thấy rõ ràng rằng, Vladimir Putin và bộ máy an ninh của Putin đã lạc lối. Ngược lại, phương Tây đã phản ứng chính xác bằng cách giải thích nhiều lần với Tổng thống Nga về các tốn kém của hành động và đề nghị các cuộc đàm phán.

Thật khó để tưởng tượng làm thế nào Putin có thể hủy bỏ sự bao vây quân sự Ukraine mà không mất thể diện và thiệt hại chính trị. Các dấu hiệu cho thấy đang đứng trước cuộc chiến“.

Nhật báo TAZ ở Berlin kết luận, rằng Ukraine phải trả giá. “Các nhà chiêm tinh của điện Kremlin bây giờ nên chuyển sang số de“, nhật báo TAZ từ Berlin đòi hỏi.

Thật không có lợi gì khi suy đoán về việc liệu Moscow có hài lòng với việc phô diễn thành tích quân sự ở biên giới Ukraine không hay khoảng 130.000 binh sĩ vẫn sẽ tiến vào nước láng giềng.

Tuy nhiên, thực tế là mọi thứ có thể tồi tệ hơn đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin và đoàn tùy tùng. Trong nỗ lực ngăn chặn chiến tranh, và vì những lý do chính đáng, các chính trị gia phương Tây lặp đi lặp lại là Nga sẽ phải trả với “cái giá quá mắc” nếu tình trạng nghiêm trọng xảy ra.

Suy luận ngược lại, điều này có nghĩa là, nếu Putin không làm như vậy, sẽ không có chi phí. Nhưng những người khác phải trả cái giá cho họ, trước hết là Ukraine“.

Ukraine hiện đang phải đối mặt với kế hoạch địa chính trị lớn hơn: Ngày càng có nhiều người Ukraine có ấn tượng rằng Pháp và Đức, với tư cách là trung gian hòa giải theo định dạng Normandy, cũng đang gây áp lực cho Kiev theo nghĩa của Moscow để đưa các thỏa thuận Minsk thực thi. “Người ta luôn nói rằng, không có quyết định nào được đưa ra về Ukraine, mà chỉ với Urkraine”.

Nhật báo LA REPUBBLICA từ Ý cho rằng, vấn đề liên hệ với Nga còn quan trọng hơn với Ukraine. “Cuộc điện đàm sôi nổi trong ngày hôm qua giữa Joe Biden và Vladimir Putin khiến cho Ukraine và toàn bộ châu Âu đứng trên bờ vực của chiến tranh“, La Republica nhận định.

Theo bài báo, ba mục tiêu tạo ra hành động của Putin là: “Khôi phục phạm vi ảnh hưởng địa chính trị theo mô hình Liên Xô vào năm 1989; tạo sự chia rẽ giữa các đồng minh phương Tây để làm suy yếu NATO; thay đổi cán cân chiến lược trên lục địa châu Âu theo hướng có lợi cho Nga“.

Do đó, kết luận là: “Trò chơi cho Ukraine có giá trị hơn nhiều so với đặt cược: Đó là phần chính của một thách thức hỗn hợp, nhằm chống lại phương Tây để tái khẳng định các lợi ích quốc gia của Nga trên quy mô toàn cầu”.

Nhật báo BILD am SONNTAG của Đức nhận xét, chiến tranh là chuyện đã chung quyết. “Từ năm 2014, chính phủ Đức đã khuất phục trước quan niệm sai lầm chết người, cho rằng không nên đụng quá mạnh tới Putin“, “Bild am Sonntag” từ Berlin chỉ trích.

Bài báo đã trên các luận điểm với các trưng dẫn về những trì trệ của nền chính trị Đức: Nord Stream 2 vẫn chưa bị phong toả, mặc dù mọi người đã lên tiếng ủng hộ cho việc này. Các biện pháp trừng phạt kinh tế đã không được thắt chặt vì không muốn gây hại cho các doanh nghiệp Đức.

Tóm lại: “Bây giờ mọi thứ có thể đã quá muộn, chiến tranh đã được chung quyết từ lâu. Hôm thứ Ba này tại Moscow, Thủ tướng Scholz có lẽ có cơ hội cuối cùng để ngăn chặn Vladimir Putin tham chiến“.

Nhật báo SÜDDEUTSCHE ZEITUNG từ miền Nam Đức, giải thích, liệu Putin có thực sự biết mình muốn gì không?

Nhiều người đang lo sợ rằng Nga tấn công Ukraine. Cho dù điều này thực sự xảy ra, có lẽ chỉ có một người biết việc này là Vladimir Putin.

Gần đây, Tổng thống Nga đã gửi nhiều xe thiết giáp và binh sĩ đến gần biên giới Ukraine. Putin nói không muốn tấn công bất cứ ai. Nhưng tại sao sau đó Putin lại di chuyển phần lớn quân đội?

Süddeutsche Zeitung từ München, đặt câu hỏi và đề cập đến khối NATO. “Putin coi liên minh này là một đối thủ. Đó là lý do tại sao Putin cũng lo âu bởi thực tế là ngày càng có nhiều quốc gia gia nhập khối NATO. Trong số đó có nhiều nước từng thuộc Liên Xô cùng với Nga. Putin muốn khối NATO rút khỏi các nước này. Ngoài ra, liên minh nên bảo đảm với Putin rằng họ sẽ không thu nhận các nước khác“.

Theo quan điểm của tờ báo này, Mỹ và châu Âu sẽ có khó khăn với câu trả lời. Họ đã gửi trang thiết bị đến Ukraine, đe dọa Nga bằng các biện pháp trừng phạt và nhiều nhà lãnh đạo đã cố gắng thuyết phục Putin về một giải pháp hòa bình.

Thủ tướng Liên bang Đức Olaf Scholz cũng sẽ bay tới Moscow vào tuần tới để đàm phán. Tuy nhiên, cho đến nay, Putin vẫn chưa rút lại yêu cầu của mình. Có lẽ tự Putin vẫn chưa quyết định liệu có muốn chiến tranh hay không“.

***

Nhật báo FRANKFURTER ALLGEMEINE ZEITUNG đề cập đến cuộc xung đột Ukraine-Nga như sau:

Nỗ lực ngăn cản Nga tấn công Ukraine đã thất bại chưa? Các xe tăng vẫn chưa lăn bánh, nhưng cánh cửa ngoại giao dường như đang đóng lại. Có thể Thủ tướng Scholz là vị khách cuối cùng từ phương Tây đến điện Kremlin vào thứ ba trước khi vị gia chủ ra lệnh tấn công. Tổng thống Mỹ Biden đã cảnh báo cho Scholz và những người khác về một cuộc tấn công vào thứ Tư. Thủ tướng Scholz đứng trước nguy cơ trở thành một người đóng vai phụ trong một trò chơi do Vladimir Putin săp đặt.

Đối với Joe Biden, dường như còn không liên lạc được với Putin nữa. Tổng thống Pháp Macron cũng đã thất bại trong nỗ lực gây ảnh hưởng đến Nga. Ở điện Kremlin, Macron đã bị Putin dẫn dắt“, F.A.Z nhấn mạnh.

Nhật báo NEUE OSNABRÜCKER ZEITUNG phân tích: “Tổng thống Nga chắc chắn không phải là một nhà dân chủ hoàn hảo, mà là một nhà chiến thuật khéo léo. Do cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine, giá khí đốt có thể sẽ tăng hơn nữa, điều này có lợi cho một nhà xuất khẩu lớn như Nga. Đồng thời, Putin muốn kiểm tra xem EU, NATO và Mỹ sẽ gắn bó nhau như thế nào sau Brexit, Afghanistan và Corona. Chỉ riêng sự ô nhục ở Kabul đã khiến phương Tây trở nên yếu hơn bao giờ hết kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Theo quan điểm của Moscow, bây giờ là thời điểm tốt để khẳng định lợi ích của Nga – nếu cần thiết cũng bằng các biện pháp quân sự“, NEUE OSNABRÜCKER ZEITUNG viết.

Nhật báo STUTTGARTER ZEITUNG chỉ ra rằng: “Những lời kêu gọi rời khỏi Ukraine đang gia tăng. Với tất cả sự hiểu biết đưa đến một việc cẩn trọng: Mục tiêu gây bất ổn của Nga đã đạt được mà không cần bắn một phát súng nào. Không ai đầu tư vào một đất nước mà người ta phải giả định rằng sẽ không còn gì để xây dựng”.

Nhật báo NÜRNBERGER ZEITUNG nhấn mạnh: “Hai bên trực tiếp tham gia cuộc xung đột cáo buộc lẫn nhau là đã không đáp ứng được các điều kiện của hoà ước Minsk đề ra. Ở biên giới Ukraine có hơn 100.000 binh sĩ Nga bao gồm cả thiết bị quân sự. Thực sự là chỉ để phô diễn hay ủng hộ phe ly khai theo Nga? Rõ ràng ở khu vực Donbass, Ukraine cũng có một phe tham chiến. Kiev muốn ngăn chặn khu vực này thực tế trở thành một phần của Nga. Điều này là không thể, nếu không có bạo lực. Ngoại giao trong cuộc xung đột vẫn chưa kết thúc. Putin đặc biệt không thể – và sẽ không – đủ khả năng để thoát khỏi điều này mà không mất mặt“, lưu ý vấn đề.

________

Tổng hợp từ các nguồn của SPIEGEL -ONLINE, DEUTSCHLANDFUNK

Bình Luận từ Facebook

10 BÌNH LUẬN

  1. Cập nhật tình hình Ukraine
    Sau khi đi Ukraine, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết là Đức sẽ cho Ukraine vay 300 triệu Euro, trước mắt là 150 triệu, sau đó sẽ cho vay thêm 150 triệu. Đức từ chối việc cung cấp vũ khí cho Ukraine và không tiến hành việc phong toà Nord Stream 2 để gây áp lực với Nga.

    Sau khi gặp Thủ tướng Đức, Tổng Thống Nga Putin tuyên bố là sẽ rút một lực lượng nhỏ tại phía Tây và Nam của biên giới Ukraine và tái xác định là Nga không có ý định gây chiến tại châu Âu và muốn tìm cách tiếp tục đàm phán.
    Các tin tức tình báo của Mỹ, Pháp, Đức và NATO xác nhận là cho đến hôm nay, thứ tư, chưa có dấu hiệu rút quân nào của Nga mà các hệ thống vệ tinh có thể kiểm chứng được, còn phải cần thời gian để xem lời hứa của Putin có đi đôi với việc làm không.
    Joe Biden sẽ điện thoại với Olaf Scholz tối thứ tư để tham khảo tình hình mới và phía NATO cũng lên tiếng là sẽ họp trở lại để tìm động thái thích hợp.

    Đối với Việt Nam chuyển biến này không ảnh hưởng trực tiếp, nhưng không có nghĩa là Việt Nam được yên thân.
    Nếu Nga thực sự tấn công Ukraine và phương Tây không đáp trả quyết liệt, đó cũng là một động lực khích lệ cho Trung Quốc thu tóm biển Đông nhanh gọn hơn. Lập luận tấn công chớp nhoáng của Trung Quốc dễ hiểu: trật tự thế giới không còn luật lệ, thì ai và làm sao có thể cùng lúc chống đỡ Nga và Trung Quốc cùng xâm lăng hai nơi.

    Biến động trong những tháng ngày tới sẽ càng khó lường đoán.

    Chúng ta cùng hy vọng là mọi bình luận của báo chí quốc tế đều sai lạc và chiến tranh tại Ukraine và Biển Đông sẽ không xảy ra.

  2. Ngay một người thông minh bình thường năm quyền tại Nga hiện nay cũng biết rõ Chiến tranh NGAY CŨNG BÂT LỢI với Nga chứ đừng nói CÁO GIÀ LÃO LUYỆN CHÍNH TRỊ như PUTIN … khi điều kiện và khát vọng tham dự NATO của Dân tộc UKRAINA chờ chậm lại CŨNG LÀ rít ngòi nổ Chiến tranh …và chính PUTIN cũng biết rõ NGƯ ÔNG Tàu cộng đắc lợi trên xương máu Dân Nga chứ không NGU DẠI như Hồ Chí Meo Chí Phèo tay sai đắc lực bưng bô đổ ống nhổ cho Thầy MAO ẾNH XÁNG đã hy sinh hàng chục triệu thưiwng tật suốt đời và TỬ VONG làm bàn đạp cho TÀU thương lượng llafm học trò MỸ để vươn lên như Hôm nay

     

    Cuộc khủng hoảng biên giới Nga-Ukraina sẽ chớm kết thúc trong băng tuyết thanh bình …
    **************************

    Giờ đấy trống trận gót giày vang biên cương
    Nga-Ukraina vọng động chiến trường
    Ván cờ Putin cao tay thương lượng chiến thuật
    Chắc chỉ đòn hờ vẫn mong lượng thương
    Chiến lược Mỹ ưu tiên quyết ngăn Tàu cộng
    Âu châu mong Nga tránh sa vòng tay Tàu khựa khôn lường
    Dân Ukraina vẫn còn Con đường Tự quyết
    Đành tạm gác vào NATO dù đang vấn vương
    Nên lới thoát Chiến tranh : Hoà bình đang còn vận hội !!
    Biến cố từng giây cố giải đáp trên Chính trường
    Bao luân vũ ngoại giao diễn ra liên tiếp
    Dù biên giới Nga-Ukraina dễ thành sa trường
    Đại pháo hỏa tiễn binh đoàn chiến hào dàn trận
    Nhưng Niềm tin Hòa bình như Hoa Xuyên Tuyết nứt vỡ băng sương
    Hy vọng Bồ câu Trắng đang thiên di về chiến tuyến
    Thủ đô Kiev-Mạc Tư Khoa thanh bình hàn gắn lại vết thương
    Âu-Mỹ-Nga-Ukraina tận đáy lòng tha thiết !
    Hóa giải xung đột biên giới ầm vang biên cương
    Nhân loại đang thức tỉnh cùng chung giải quyết chinh chiến
    Đế c..uốc Tội ác Đại Hán đang trỗi dậy mộng bá vương
    Nguy hiểm thâm độc gấp vạn lần phát xít diệt chủng
    Trung c..uốc xã chắc sẽ gây triệu lần đại họa chết chóc tang thương …

     

    Hoa Biên Cương KỶ NIỆM 43 NĂM CUỘC CHIẾN VỆ QUỐC XUÂN 1979

    TỶ LƯƠNG DÂN

  3. Các bạn Ukraina:
    1. Đến thời điểm này, chắc các bạn đã thấm thía lời kêu gọi rất đau đớn của Gogol (nhà văn của các bạn nhưng phải sáng tác bằng tiếng Nga thì các tác phẩm mới được lưu hành): DÂN TỘC NHỎ PHẢI CÓ NGỌN GIÁO DÀI!
    2. Đến thời điểm này, chắc các bạn đã thấy lời kêu gọi của Abutalip là lời kêu gọi mị dân và đểu cáng nhất: DÂN TỘC NHỎ PHẢI CÓ NGƯỜI BẠN LỚN!

    • Các bạn Ukraine:
      1. Mấy ngày nay, các bạn đã thấy THIÊN ĐƯỜNG MÙ 1 cho THIÊN ĐƯỜNG MÙ 2 vào bẫy lừa thế nào rồi (người ta chỉ tập trận trên lãnh thổ của mình mà đã hoắng lên, kích động các bạn đánh Nga và diệt bọn ly khai với ảo mộng là sẽ có THIÊN ĐƯỜNG MÙ 2 làm chỗ dựa)
      2. Chính các bạn (chứ không phải ai khác) sẽ nhận ra THIÊN ĐƯỜNG MÙ 2 chỉ là bọn c..c.. chúng lấy các bạn LÀM TRÁI ĐỘN để với mục đích vừa móc túi của bọn MẼO, vừa mua được dầu khí của Nga với giá rẻ mà thôi. HÃY NHỚ LẤY!!!

      • Liên thiên !!!
        Putin muốn học thói “cao bồi”, nên ngay cả Đức cũng cuối cùng cũng còn phải khuyến cáo Putin đừng quá ngông cuồng . Bạn chả hiểu đếch gì về “thiên đường mù 2” nên phán như thằng khùng ! Putin muốn bán khí đốt giá cao, nên mới tìm cách tạo cớ uýnh nhau thì có ! Nếu không uýnh nhau, thì làm sao giá dầu có thể lên giá ???
        Bây giờ Putin thử rút quân ra xa khỏi biên giới Ucraina xem, giá dầu với giá khí đốt sẽ tụt ngay tức thì !

        • Hề…. hề…. nó đ.. rút quân mà lại ra sắc lệnh công nhận 2 khu vực đông Ukraine là lãnh thổ độc lập rồi đưa quân của mình vào đó thì giá dầu sẽ giảm à!?

  4. Trong khi cã thế giới đang điêu đứng vì Đại Dịch Cúm Tàu COVID-19 với tổng cộng gần 415,100 (triệu) người bị nhiễm và gần 5,489 (triệu) người chết, gồm có Nga với gần 14,49 (triệu) người bị nhiễm và gần 341,64 (ngàn) người chết thì Nga Hoàng Putin xài phí xăng dầu khi điều đông hơn 160 ngàn lính với xe tăng, máy bay và tàu chiến “tập trận” ở gần biên giới với Ukraine, ở Bellarus, ở Biển Baltic và ở Biển Đen.
    Nhưng màn kịch này chẳng có khán giả nào vổ tay và khen ngợi. Ngược lại, Nga sẽ bị phãn pháo vì Đường ống sắt Nord Stream 2 dẩn khí đốt dài 1,234 (ngàn) cây số với tổn phí xây dựng 10,83 tĩ đôla (Hãng dầu khí Shell của Hòa Lan chung vốn 50% hay 5,415 tỹ và Gazprom của Nga bỏ vốn 305 triệu) từ Nga băng qua Biển Baltic đến Đức sẽ không được hoạt động vì Đức nghe theo lời yêu cầu của Mỹ không cho ống dẩn khí đốt nàỵ hoạt động. Các nước tư bản ở Âu Châu dùng 39% khí đốt từ Nga và các nước ở Đông Âu dùng 75% khí đốt từ Nga.

    Trùng Dương, TĐH

  5. Có lẽ Putin không quá ngu để quên mất rằng, cuộc chiến mười năm ở Afghanistan đã khiến Liên Xô tan rã.
    Nga thừa sức để đánh chiếm Ukraine, nhưng hậu quả sẽ là sự sụp đổ của điện Kremlin. Đó chính là đáp số cuối cùng của cuộc chiến, nếu nó xảy ra .

  6. Tất cả các báo Đức đều bình luận rằng, cuộc chiến xâm lược của Nga vào Ucraina sẽ khó tránh khỏi vì các biện pháp ngoại giao đã thất bại ! Rất có thể, nhưng cũng rất có thể, đây là một động thái “ngoại giao bằng báo chí” của người Đức ! Putin phải biết rằng, nếu người Đức họ “sẵn sàng hủy bỏ đường ống dẫn khí đốt thẳng từ Nga sang Đức”, thì dù giá khí đốt tăng lên tới đâu đi nữa, thì thiệt hại không chỉ phía Đức cũng như Liên Âu phải gánh chịu, mà thực tế, Nga cũng sẽ thiệt hại nặng nề ! Phía Đức đã bị ép tới đường cùng, khi Mỹ cũng như NATO sẵn sàng “chiến”, và Đức không thể đứng ngoài cuộc, và cuối cùng, đã phải “đánh con bài cuối cùng là Nordstream 2” lên bàn ! Dù Đức cố né tránh chưa nói thẳng , nhưng khả năng rất cao là nếu Nga không chịu lui, bất kể mất mặt hay không, thì Đức bắt buộc phải hủy kế hoạch đưa đường ống dẫn khí đốt này vào hoạt động . Điều đó có nghĩa rằng, Putin phải biết rất rõ, rằng Nordstream 2 KHÔNG BAO GIỜ CÓ THỂ LÀ MỘT VŨ KHÍ để bắt Đức phải “nhảy theo điệu huýt sáo của Kremlin” !
    Mặc dù Mỹ nhiều lần khuyến cáo và cản trở Đức xây dựng Nordstream 2, nhưng Đức đã vượt được qua rất nhiều trở ngại để hoàn thành nó, và hiện giờ , đó đã trở thành vũ khí KT của Đức để buộc Putin đừng vượt qua lằn ranh đỏ . Tất cả giờ chỉ còn nằm trong tay Putin ! Nếu Putin xâm lược Ucraina, thì cũng đồng nghĩa với việc ép Đức phải hủy hợp đồng mua khí đốt của Nga qua Nordstream 2, cho dù điều đó sẽ làm Đức gặp khó khăn trong việc đảm bảo an ninh năng lượng . ( Hiện tại dự trữ khí đốt của Đức chỉ còn khoảng 30% so với trữ lượng dự trữ cần thiết).

  7. Nếu trước sau cũng xảy ra chiến tranh thì vì sao không dứt khoát mọi yêu sách của Putin, kết nạp ngay Ukraine vào Nato, đưa quân Nato vào, mà cứ kêu gào con gấu rừng rú để nó khoái chí vì chỉ rung cây nhát khỉ mà đã nháo nhào!!!

Leave a Reply to Đỗ Kim Thêm Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây