“Sự cố” lính TQ ném đá vào công nhân VN đang làm công tác “kè bờ” xảy ra ở đâu?

Trương Nhân Tuấn

17-1-2022

Clip video chuyền qua chuyền lại trên các kênh YouTube từ đầu năm 2022 cho thấy lính TQ “ném đá” vào xe ủi đất của công nhân VN khi những người này đang thi công “kè bờ” trên một khúc sông (hay suối) biên giới. Vụ này báo chí quốc tế tiếng Việt có đăng tin. RFA đăng ngày 4 tháng Giêng 2022. VOA đăng ngày 15 tháng Giêng, nhân dịp phỏng vấn nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp.

Vấn đề là mỗi tòa báo “mỗi bên nhìn một phía”.

RFA giải thích nguồn gốc của clip Video: “Vụ việc không rõ xảy ra ở đoạn nào ở biên giới, tuy nhiên người đăng tải clip là tài xế xe ben chở đất dạo gần đây cho việc thi công các công trình xây dựng bờ kè biên giới ở Lào Cai”.

Bài trên VOA phỏng vấn nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp. Ông này khẳng định rằng “sự cố” xảy ra ở Hà Giang. Dẫn: “Một đoạn video mới đây ghi lại cảnh các binh sĩ Trung Quốc ném đá và chửi bới lăng mạ những công nhân xây dựng không vũ trang của Việt Nam ở tỉnh Hà Giang, khu vực giáp giới với Trung Quốc”.

VOA dẫn tấm hình cửa khẩu Thanh Thủy (VN) – Thiên Bảo (TQ).

Cửa khẩu Thiên Bảo trước kia đặt trên sông Lô (TQ gọi là Khai Hóa Hà). Ngày nay là cửa khẩu đường bộ, kế cận sông Lô. Mốc giới cắm khu vực này mang số 261, mốc đôi (tức gồm có hai mốc 261(1) và 261(2)), là giao điểm giữa sông Lô và suối Ná La.

Khu vực này nổi tiếng qua cuộc chiến tranh “Đông Dương lần thứ ba”, cực kỳ đẫm máu, kéo dài từ năm 1984 đến năm 1989. Tranh chấp khu vực này đến từ lập trường đối nghịch về biên giới giữa hai quốc gia VN và TQ.

Hình trên: Bản đồ chiến trường Vị Xuyên 1984-1988. Vùng gạch đỏ là vùng tranh chấp. Nguồn bản đồ: Bản sao các bản đồ 1/100.000 biên giới Việt-Trung theo Công ước Pháp-Thanh 1887-1895 của SGI thành bản đồ 1/50.000 của Thư viện Đại học Texas.

Trận chiến này TQ chiếm được một số lãnh thổ của VN (nổi tiếng) rải rác trên biên giới như Giải Âm Sơn, Lão Sơn… Riêng khu vực cửa khẩu Thiên Bảo, TQ thành công dời đường biên giới về phía nam, phía hữu ngạn sông Lô, chiếm một đồi đất (tên gọi là Giải Âm sơn) có diện tích khoảng một vài cây số vuông. Phía tả ngạn sông Lô TQ cũng chiếm một vùng đất khá rộng lớn.

Hình trên: Bản đồ phân giới, dẫn từ Công báo các số 634, 635, 638 và 639 ngày 6 tháng 11 năm 2010. Vùng gạch xanh là đất VN mất cho TQ, nếu so sánh theo bản đồ do Sở Địa Dư Đông dương của Pháp (bản đồ theo công ước Pháp-Thanh 1887). Vùng đất được xác định bởi 3 mốc giới mang số 259, 260 và 261.

 

VOA dẫn lời ông Hà Hoàng Hợp “Việt Nam và Trung Quốc cho tới nay không thể coi là có “hoà bình”, vì dù không có tiếng súng đạn, nhưng hai quốc gia láng giềng lâu nay vẫn ở trong tình trạng “chiến tranh” trên rất nhiều mặt trận”.

Ông Hợp còn khẳng định “hành động của binh sĩ Trung Quốc là do “nhận lệnh từ Bắc Kinh”.

Ý kiến của ông Hà Hoàng Hợp cho thấy quan hệ hai bên VN-TQ căng thẳng, trong lúc tình hình cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và TQ có vẻ ép buộc các quốc gia trong khối ASEAN phải “chọn bên”. VN có chọn bên hay chưa? Chuyện gì đã khiến Bắc Kinh phật lòng đến đỗi cho lính “ném đá” về phía VN, trong vụ “kè bờ”, bên bờ phía VN, ở một con suối biên giới?

Mọi người có thể tin hay không tin chuyện Bắc Kinh can dự vào chuyện VN “kè bờ” những con sông, con suối biên giới. Hiệp định phân định biên giới hai bên VN-TQ đã ký từ năm 1999. Việc cắm mốc cũng đã hoàn tất từ lâu. Các hiệp ước về việc bảo vệ biên giới cũng đã được ký kết. Bờ sông (suối) bên nào thì thuộc chủ quyền quốc gia bên đó. Mỗi bên có phận sự “kè bờ” để chống lũ, miễn là công việc kè bờ không làm thay đổi dòng chảy (tức thay đổi hướng đi của đường biên giới). Đường biên giới luôn là trung tuyến của dòng sông (hay suối).

Hình trên: Qui định về biên giới nước, dẫn từ Hiệp định về qui chế quản lý biên giới trên đất liền giữa VN và TQ.

Ông Hà Hoàng Hợp so sánh vụ “ném đá” ở biên giới VN-TQ với vụ “ném đá” ở biên giới TQ-Ấn độ theo tôi là hơi bị “so le”. Biên giới VN-TQ đã được phân định rạch ròi còn biên giới TQ-Ấn độ thì chưa.

Điều tôi quan tâm là: Có thật vụ “ném đá” này xảy ra ở tỉnh Hà Giang, như ý kiến của ông Hà Hoàng Hợp?

Bên nào nói đúng? Lào Cai của RFA hay Hà Giang của VOA?

Trả lời được câu hỏi ta có thể xác định tính “khả tín” về ý kiến của ông Hà Hoàng Hợp.

Đường biên giới VN-TQ có một số đoạn biên giới đi theo trung tuyến dòng chảy của con sông (hay suối). Nhưng cũng có một số đoạn biên giới đi ngược trung tuyến dòng chảy.

Hướng chung đường biên giới là Tây sang Đông. Mốc số 1 cắm tại ngả ba biên giới Việt-TQ-Lào. Mốc cuối cùng ngoài cửa sông Bắc Luân, số 1378. Một số đoạn biên giới theo hướng chung Đông-Đông Bắc hoặc hướng chung Tây-Tây Nam.

Coi lại clip video của VOA và RFI. Xét “vị trí tương đối” giữa lính TQ (phía bắc) và công nhân VN (phía nam). Để ý dòng chảy của con suối đăng trong 2 clip video.

Từ bờ VN nhìn sang bờ TQ ta thấy dòng nước chảy “từ phải sang trái”. Điều này rất quan trọng để xác định vụ việc xảy ra ở đâu.

Nếu việc “ném đá” xảy ra ở khúc sông mà dòng chảy con sông theo hướng chung từ “đông sang tây”. Như vậy dòng sông “chảy ngược”.

Chảy ngược bởi vì, nói “sến súa” một chút, “cho tới dòng sông mệt mõi nhứt cuối cùng cũng chảy ra biển cả”. Hướng biển của VN là hướng Đông. Mệt mõi cách nào thì dòng sông cũng phải chảy từ Tây sang Đông.

Ý kiến của cá nhân tôi hôm đầu năm cho rằng “sự cố” ném đá có thể xảy ra trên sông Bắc Luân.

Theo Công ước phân định biên giới Pháp Thanh 1887, hầu như toàn bộ đường biên giới giữa tỉnh Quảng Ninh và Đông Hưng là “đường biên giới nước”, là trung tuyến sông Ka long (Bắc Luân) và vài con suối khác. Đường biên giới này có hiệu lực cho đến khi hai bên VN và TQ ký Hiệp định phân định biên giới ngày 30 tháng 12 năm 1999 để thay thế. Hiệp ước biên giới 1999 tái khẳng định hiệu lực biên giới cũ 1887.

Chiều dài tổng cộng đoạn “biên giới nước” ở tỉnh Quảng Ninh khoảng 89 cây số.

Lịch sử VN ghi lại, thời điểm từ 1954 đến 1975, hai bên VN và TQ có rất nhiều tranh chấp trong đoạn “biên giới nước” thuộc tỉnh Quảng Ninh. Vì lý do “kè bờ”. VN tố cáo TQ nhiều lần đơn phương kè bờ bằng bê tông với mục đích chuyển đổi dòng chảy, khiến bên lỡ bên bồi, đem lại lợi ích cho phía TQ.

Ngay cả sau khi phân định và cắm mốc lại biên giới, tranh chấp do “kè bờ” thường xuyên xảy ra.

Theo đại biểu Đỗ Thị Lan, đơn vị Quảng Ninh, nói tại Quốc hội, dẫn lại từ RFA: “biên giới Việt – Trung tại Móng Cái, Quảng Ninh, hệ thống kè biên giới của chúng ta mới hoàn thành 10%, phía nước bạn đã xây dựng kiên cố và có cống thoát lũ tiết diện lớn xả thẳng ra sông vào mùa mưa làm xói lở bờ sông và thay đổi vị trí tâm điểm xác định ranh giới hai nước.”

Dầu vậy “sự cố” lính TQ ném đá vào công nhân VN đang làm công tác “kè bờ”, theo clip video mà RFA và VOA đã dẫn, địa điểm khó có thể thuộc về tỉnh Quảng Ninh. Tất cả sông và suối biên giới khu vực tỉnh Quảng Ninh đều chảy theo chiều “thuận”, từ Tây sang Đông.

Đoạn biên giới này ta có thể loại ra ngoài.

Biên giới tỉnh Lào Cai có đoạn nào là dòng sông “chảy ngược”?

Theo tôi, “sự cố” ném đá có thể xảy ra ở khúc sông thuộc đoạn biên giới Lào Cai, từ giao điểm Sông Hồng với sông Nậm Thi.

Ta thấy có sông Nậm Thi là “sông biên giới” giữa Lào Cai và Vân Nam. Sông này từ thời Pháp thuộc đã được hai bên Pháp-Thanh sử dụng làm “biên giới” hai nước. Hiệp định phân định biên giới trên đất liền ký ngày 30 tháng 12 năm 1999 giữa VN và TQ cũng lấy lại sông Nậm Thi để làm ranh giới. Sông Nậm Thi có đoạn “chảy ngược”, từ đông sang tây, hợp lưu với sông Hồng (tại Lào Cai) rồi đổ ra biển.

Theo các biên bản phân giới và cắm mốc (Hiệp ước 30-12-1999), từ cột mốc số 100, là giao điểm sông Hồng và sông Nậm Thi, đến mốc số 106 đường biên giới đi ngược trung tuyến dòng chảy sông Nậm Thi.

Mốc số 106 là giao điểm hai sông Nậm Thi và sông Bá Kết. Vùng khoanh đỏ trong bản đồ là sông Nậm Thi. Ta thấy sông Nậm Thi, trong đoạn này, chảy từ đông sang tây.

“Sự cố” cũng có nhiều xác suất xảy ra ở đoạn biên giới thuộc Lào Cai, kế đó một chút trên bản đồ, từ mốc 106 đến mốc 111 (trong vòng vạch vàng). Đoạn này biên giới đi ngược trung tuyến dòng chảy sông Bá Kết. Sông Bá Kết chảy theo chiều Bắc xuống Nam-Tây nam.

Bản đồ giao điểm sông Hồng và sông Nậm Thi trong khoanh đỏ. Biên giới trong đoạn này là sông Hồng và sông Nậm Thi. Sông Hồng chảy về hướng Đông-Nam. Sông Nậm Thi “chảy ngược”, hướng chung từ Đông sang Tây. 

Cũng thuộc tỉnh Lào Cai, “sự cố” có nhiều xác suất xảy ra tại đoạn biên giới từ mốc 111 đến mốc 112, đường biên giới “ngược trung tuyến dòng chảy một con suối không tên”. Suối này cũng chảy theo hướng Bắc xuống Nam.

Ngoài ra, cũng thuộc tỉnh Lào Cai (huyện Mường Khương), từ mốc 163 đến mốc 171 biên giới theo trung tuyến dòng chảy của Sông Xanh, hướng chung Đông-Đông Nam.

Ta thấy thuộc tỉnh Lào Cai, các đoạn biên giới đi ngược sông Nậm Thi, ngược sông Bá Kết hay ngược con suối “không tên”… đều là các đoạn có thể xảy ra “sự cố” ném đá. Ngoại trừ đoạn “biên giới nước”, từ mốc 163 đến mốc 171, “sự cố” khó có thể xảy ra vì biên giới đo xuôi theo trung tuyến dòng chảy.

Còn tỉnh Hà Giang có sông nào tạo thành biên giới?

Bản đồ ranh giới Lào Cai và Hà Giang. Hướng đi đường biên giới Đông-Đông Nam. Điểm giao giới Lào Cai-Hà Giang-Vân Nam vẽ trong vạch đỏ. Nguồn bản đồ: Bản đồ quân sự vùng Đông Dương của Mỹ. Tỉ lệ 1/250.000.

Bản đồ đường biên giới Hà Giang – Vân Nam (và Quảng Tây). Hướng chung Đông-Đông Nam chuyển sang Bắc-Tây Bắc.

Từ mốc 171 đến mốc 172 biên giới đi ngược theo trung tuyến dòng chảy của Sông Chảy, hướng chung Đông, Đông Nam.

Từ mốc 208, biên giới theo trung tuyến dòng chảy “con suối không tên”, hướng chung Đông Bắc, qua mốc 209 là giao điểm “con suối không tên” với suối Hồ Pả,  rồi xuôi theo dòng chảy suối Hồ Pả đến mốc 210, hướng chung Đông-Đông Bắc.

Từ mốc 216 đến mốc 217 biên giói theo trung tuyến dòng chảy của mương nước Cốc Cái, hướng chung là hướng Đông.

Từ mốc 221 biên giới có một đoạn theo trung tuyến dòng chảy của một “con suối không tên”, hướng chung Bắc-Đông Bắc, đến giao điểm suối này với Suối Đỏ là cột mốc 222. Từ mốc 222 biên giới xuôi theo trung tuyến dòng chảy Suối Đỏ, hướng chung Nam-Đông Nam đến mốc 223 và mốc 224.

Từ mốc 224, giao điểm Suối Đỏ với suối Nậm Cư, biên giới đi ngược trung tuyến dòng chảy suối Nậm Cư, hướng chung Bắc-Đông Bắc cho đến mốc 225.

Từ mốc 260 đến mốc 261 biên giới có một đoạn xuôi theo dòng chảy suối Ná La, hướng chung Đông-Bắc. Từ mốc 261 biên giới xuôi theo trung tuyến dòng chảy suối Ná La đến giao điểm giữa suối này với sông Lô, mốc 262.

Từ mốc 428 đường biên giới cs một đoạn theo trung tuyến dòng chảy sô Nho Quế để đến mốc 429.

Trong các đoạn biên giới nước ghi trên thuộc tỉnh Hà Giang, đoạn nào có khả năng xảy ra “sự cố” lính TQ ném đá?

Một điều chắc chắn là sự việc không xảy ra tại cửa khẩu Thanh Thủy-Thiên bảo, mặc dầu đây là khu vực “chiến trường” của cuộc chiến “Đông dương lần thứ ba”. Đơn giản vì ở đây đường biên giới xuôi theo trung tuyến dòng chảy suối Ná La, hướng Đông-Bắc.

Sự việc có thể xảy ra ở đoạn từ mốc 224, biên giới đi ngược trung tuyến dòng chảy suối Nậm Cư. Hướng chung biên giới là Bắc-Đông Bắc. Dòng chảy suối Nậm Cư phải là Nam-Tây Nam. Vị trí tương đối lính TQ là phía Tây-Tây Bắc và công nhân VN ở phía Đông-Đông Nam. Phía VN sẽ thấy dòng chảy từ “phải qua trái”.

 

Kết luận lại. Theo tôi nhiều khả năng “sự cố” lính TQ ném đá vào công nhân VN đã xảy ra trên biên giới tỉnh Lào Cai. “Thống kê” chiều dài biên giới “đi ngược trung tuyến dòng chảy” cho thấy vùng Lào Cai “nhiều” cây số hơn vùng Hà Giang. Nhưng dầu thế nào thì sự im lặng của nhà cầm quyền VN trên các vấn đề chủ quyền lãnh thổ, hải phận biển đảo… là không phù hợp. Chỉ một “sự cố” ném đá trên biên giới người ta có thể suy diễn ra thành một tranh chấp “đổ máu”, tương tự vụ “ném đá chết người” giữa Ấn độ và TQ nhiều tháng trước.

Trên VOA ông Hà Hoàng Hợp còn tiết lộ những tin “giật gân”, cho rằng vụ lính TQ ném đá là “nhận được lệnh từ Bắc Kinh”. Càng “giật gân” khi ông Hợp cho rằng VN và TQ “vẫn còn trong tình trạng chiến tranh”, trên “nhiều mặt trận”.

Theo tôi để tránh tình trạng suy diễn, nhà cầm quyền VN cần loan tải những tin tức trung thực. Mù mờ là một “chiến lược đấu tranh” nhưng việc dấu nhẹm tin tức thì không phải là hành vi khôn ngoan.

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. TRÍCH NGUYÊN CON phát biểu của chủ tịT Nguyễn Xúc Phân xuân phúc !!!!

    Thủ tướng nêu rõ, thành tựu to lớn của đất nước thời gian qua, nhất là nỗ lực vượt khó năm 2020 có sự đồng hành, đóng góp quan trọng của 5,3 triệu đồng bào ta ở nước ngoài. Đảng và Nhà nước luôn trân trọng những đóng góp trên tất cả các lĩnh vực, về đầu tư, thương mại, chuyển giao tri thức, công nghệ, gửi tặng gần 80 tỷ đồng cùng nhiều hiện vật cho phòng chống dịch, khắc phục mưa lũ miền Trung;

    tổng lượng kiều hối gửi về trong 5 năm đạt gần 75 tỷ USD là nguồn vốn quý cho phát triển đất nước,… Đặc biệt, những góp ý của đồng bào ta ở nước ngoài ….

    (BÀI TÍNH chia TIỂU HỌC : Người Việt Tự do đã gởi về TRONG 5 NĂM với 75 tỷ USD đủ sức mua được HƠN 16 chiếc SIÊU HÀNG KHÔNG MẪU HẠM chạy bằng NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ mang tên TT Ronald REGEAN !!! như những ý kiến trên tôi đóng góp … trong khi chiến sĩ ta BƠI THUYỀN THÚNG quảng nôm ĐÁNH GIẶC hải tặc ĐẠI HÁN trang bị tầu sân bay LIÊU NINH, SƠN ĐÔNG hay lượm chiến hạm NAM HÀN vứt đi – Do đó GIẶC TRONG nội thù như thằng ĐỀ ĐỐC nguyễn văn hiến CÁT TẶC bán đất cho TÀU KHỰA xây đảo nhân tạo trên BIỂN MẸ Việt Nam BIỂN ĐÔNG quanh Quần đảp TRƯỜNG SA thằng ĐỀ ĐỐC siêu vi trun..g c..uốc này NGUY HIỂM hơn cả TẬP CẬN BÌNH gấp 1.000.000 lần )

    HẾT TRÍCH NGUYÊN CON phát biểu của chủ tịT Nguyễn Xúc Phân xuân phúc !!!!

    Thành tựu to lớn của đất nước có sự đồng hành, đóng góp quan trọng của kiều bào
    Tối 4-2 (tức 23 tháng Chạp năm Canh Tý), chương trình Xuân Quê hương 2021 đã được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
    BẤM VÀO ĐỌC chi tiết CỦA BÁO LÁ CẢI có tên quân đội nhăn răng !!

    https://www.qdnd.vn/van-hoa/doi-song/thanh-tuu-to-lon-cua-dat-nuoc-co-su-dong-hanh-dong-gop-quan-trong-cua-kieu-bao-651088
    04/02/2021

    https://www.youtube.com/watch?v=fXxmi6X4vPU

    The Aircraft Carrier USS Ronald Reagan (CVN 76) enters South China Sea

    SIÊU HÀNG KHÔNG MẪU HẠM RONALD REGEAN đang tiến vào BIỂN ĐÔNG ngày 15 tháng 6 năm 2021

    USS Ronald Reagan (CVN-76) là một siêu hàng không mẫu hạm thuộc lớp Tàu sân bay lớp Nimitz chạy bằng Lò phản ứng hạt nhân năng lượng. Nó là chiến hạm thứ 9 của lớp Nimitz được đóng.và được đặt theo tên của Ronald Reagan, Tổng thống Hoa Kỳ thứ 40 tại vị từ năm 1981 đến năm 1989. Vào buổi lễ xuất xưởng vào năm 2001, nó là con tàu đầu tiên được đặt theo tên của một vị cựu tổng thống vẫn sống.

    https://www.youtube.com/watch?v=A3Lccvr5Zb0
    USS Ronald Reagan (National Geographic Documentary)

    Tính đến tháng 5 năm 2012, USS Ronald Reagan là một phần của Nhóm tác chiến tàu sân bay 9 (CSG-9) của Hải quân Hoa Kỳ và được điều hành bởi Tư lệnh Không quân Hải quân Thái Bình Dương. Vào tháng 1 năm 2014, Hải quân Hoa Kỳ thông báo rằng, USS Ronald Reagan sẽ thay thế USS George Washington trở thành soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay 5 và lệnh tấn công thông qua Căn cứ Hải quân Yokosuka (Nhật Bản), như là một phần của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ.

    https://www.youtube.com/watch?v=6OxM46oO1x8
    The Enormous USS Ronald Reagan Super Carrier | Aircraft Carrier: Guardian Of The Seas

    VŨ KHÍ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
    Hàn Quốc loại biên 8 tàu chiến: Cơ hội tốt cho Hải quân Việt Nam?
    Văn Minh | 21/01/2022 10:32

    Hàn Quốc loại biên 8 tàu chiến: Cơ hội tốt cho Hải quân Việt Nam?Vũ khí Việt Nam hiện đại

    https://soha.vn/han-quoc-loai-bien-8-tau-chien-co-hoi-tot-cho-hai-quan-viet-nam-20220117171021009.htm
    ĐÁNH HƠI đi ăn mày !!!

    8 tàu chiến mà Hàn Quốc vừa loại biên dường như vẫn rất hữu dụng với những nước có tiềm lực hạn chế, trong đó có Hải quân Việt Nam.

    https://en.wikipedia.org/wiki/USS_Ronald_Reagan

    Ngân sách chỉ 4,5 tỉ đô la để chế tạo SIÊU HÀNG KHÔNG MẪU HẠM RONALD REGEAN !!!

    The budget for the ship had to be increased several times, and ultimately $4.5 billion was spent on her construction
    https://en.wikipedia.org/wiki/USS_Ronald_Reagan

    Việt Nam trong top 10 nước nhận kiều hối cao nhất thế giới
    28/01/2021
    VOA Tiếng Việt

    https://www.voatiengviet.com/a/vn-trong-top-10-nuoc-cung-cap-kieu-hoi-cao-nhat-the-gioi/5753968.html

    Người Việt sinh sống và làm việc ở nước ngoài gửi về Việt Nam 15,7 tỉ USD, đưa Việt Nam lên hạng 9 trong danh sách các nước có lượng kiều hối cao nhất thế giới trong năm 2020, theo các số liệu do Ngân hàng Thế giới công bố.

    Trang mạng của Global Data Point còn cho biết là bất chấp đại dịch Covid-19 buộc nhiều doanh nghiệp nước ngoài phải tạm ngưng hoạt động, tác động tới thu nhập của công nhân viên người Việt, nhưng số tiền họ dành dụm gửi về nước chỉ giảm 5%, so với năm 2019.

    Kiều hối chuyển về Việt Nam lập kỷ lục 18,1 tỉ USD
    10/12/2021 06:06 GMT+7

    https://tuoitre.vn/kieu-hoi-chuyen-ve-viet-nam-lap-ky-luc-18-1-ti-usd-20211209210435646.htm

    TTO – Dù dịch COVID-19 bùng phát và kéo dài trên toàn cầu nhưng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam vẫn tăng mạnh, trong đó nguồn kiều hối chủ yếu đổ về từ các thị trường truyền thống như Mỹ, Úc, Canada và châu Âu.

    Lượng kiều hối tăng mạnh kỷ lục
    Thanh Xuân
    https://thanhnien.vn/luong-kieu-hoi-tang-manh-ky-luc-post1405536.html
    27/11/2021 0 THANH NIÊN

    Dự ước năm 2021, lượng kiều hối chuyển về VN sẽ đạt mức kỷ lục 18,1 tỉ USD, bất chấp dịch Covid-19.
    Vượt 18 tỉ USD
    Ngân hàng Thế giới (WB) và tổ chức hợp tác quốc tế về người di cư KNOMAD dự báo lượng kiều hối về VN năm 2021 ở mức 18,1 tỉ USD, đứng thứ 8 thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

    NĂM 2020, HƠN 17 TỶ USD KIỀU HỐI VỀ VIỆT NAM, THUỘC TOP 10 NƯỚC NHẬN KIỀU HỐI NHIỀU NHẤT THẾ GIỚI
    14/05/2021

    https://kienlongbank.com/nam-2020-hon-17-ty-usd-kieu-hoi-ve-viet-nam-thuoc-top-10-nuoc-nhan-kieu-hoi-nhieu-nhat-the-gioi

    Xét theo quy mô tương đối với nền kinh tế, lượng kiều hối về Việt Nam năm 2020 tương đương 5% GDP, cũng nằm trong top 10 thế giới. Đặc biệt, phần lớn các quốc gia xếp trên Việt Nam đều có quy mô dân số rất nhỏ, khoảng 1 triệu người trở xuống (ngoại trừ Philippines).

    ‘Việt Nam sẽ trong top 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới’
    Lượng kiều hối năm 2021 vẫn tăng, bất chấp đại dịch, nhờ đó, đưa Việt Nam vào top 10 nước nhận kiều hối, theo ông Đào Minh Tuấn, Chủ tịch Công ty Kiều hối Vietcombank.

    https://vnexpress.net/viet-nam-se-trong-top-10-nuoc-nhan-kieu-hoi-lon-nhat-the-gioi-4397207.html

    Kiều hối về Việt Nam dự kiến lập kỷ lục mới

    https://vnexpress.net/kieu-hoi-ve-viet-nam-du-kien-lap-ky-luc-moi-4401485.html

    Bất chấp Covid-19, kiều hối về Việt Nam năm nay dự kiến đạt hơn 18 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay và thuộc top 10 nước nhận kiều hối lớn nhất.

    Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức hợp tác quốc tế về người di cư (KNOMAD) dự báo lượng kiều hối về Việt Nam năm 2021 tăng 5% so với năm ngoái lên 18,06 tỷ USD (chiếm 4,9% GDP).


    Với mức này, lượng kiều hối của Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực Đông Á – Thái Bình Dương và xếp thứ 8 thế giới.

    NGƯỜI VIỆT TỰ DO đã gởi về nuôi chế độ THÂN TÀU BÁN NƯỚC hơn 18 tỷ đô la NGHĨA LÀ nếu tậu SIÊU HÀNG KHÔNG MẪU HẠM

    chỉ trong năm 2021 kiều hối MUA ĐƯỢC 4 chiếc SIÊU HÀNG KHÔNG MẪU HẠM RONALD REGEAN !!!

    Mới đây chúng VỪA CÁCH CHỨC 8 thằng cấp Tướng hải quân trong số có tên ĐỀ ĐỐC phản quốc BÁN CẢ đất cát cho TÀU CỘNG xây đảo nhân tạo trên BIỂN ĐÔNG đúng là loại siêu cát tặc PHẢN CUỐC vào Thời đồ đểu HỒ CHÍ MEO Chí Phèo !!!!

    Bất chấp Covid-19, kiều hối về Việt Nam năm nay dự kiến đạt hơn 18 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay và thuộc top 10 nước nhận kiều hối lớn nhất.

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT


  2. Sau Dịch bệnh vẫn sẽ còn là Đại dịch siêu vi Trung C..uốc vẫn còn nguy hiểm !
    *********************************

    Người như Cây rừng sau cơn hoả hoạn :
    Đại dịch siêu vi Tàu bạo phát bạo tàn !
    Bớt tàn phá sắp xuống thang thành dịch bệnh
    Từ nay đây Nhân loại phải sống chung hết than van !
    Sau sóng thần Omicron gây miễn dịch tập thể
    Nhưng coi chừng biến thể mới xuất hiện lan tràn !
    Mầm mống siêu vi ngủ mùa đông trong hệ sinh thái
    Nằm vùng chỉ chờ thời cơ bùng sống lại lây lan
    Như sốt rét như đậu mùa như mùa cúm bừng dậy
    Ta không thể tận diệt siêu vi trung cuốc hiểm độc bạo tàn
    Khi bất bình đẳng về Thuốc chủng như ung thư y can
    Nguồn cội sinh biến thể từ Phi châu thống khổ cơ hàn !
    Ngay Đất Việt với Thánh rắc kít chỉ phần Băng sơn nổi
    Nhà nước tội phạm chống Nhân loại cố ý tham tàn
    Làm xổng chuồng siêu vi Liêu Trai kế Tôn Tử Đại Hán
    Giữa tiến trình Tàu-Toàn cầu hóa băng hoại Thế giới :
    Hố thẳm Giàu-nghèo phá toang Nhân loại Trần gian !
    Trái đất-Mẹ phân đôi : Thế giới Tự do – Trung Cuốc :
    Thời Chiến tranh Lạnh thứ Hai vừa mới mở màn !
    Trên ba mặt trận : kinh tế + quân sự + công nghệ
    Mùa Giáng sinh Năm nào Trung Cuốc rã tan ?
    Như Liên Xô băng huyết Giáng sinh Ba muơi năm trước
    Thế giới vui mừng bỗng Trung cuốc Xã * * hiện công ban !

    TỶ LƯƠNG DÂN

    * * Chinazi

  3. Thơ Thái Bá Tân

    Giờ thì sáng mắt nhé.
    Hữu hảo cho lắm vào.
    Thằng bạn vàng cướp đảo,
    Cướp cá của đồng bào.

    Trước, chiến tranh Bảy Chín
    Là dịp để thoát Trung.
    Mà rồi vẫn hữu hảo.
    Ngu đến thế là cùng.

    Là vì thà mất nước,
    Mất nòi giống, tổ tông
    Còn hơn mất chế độ.
    Tiên sư bố các ông.
    ……………………..

    Nguồn mạng

    • Còn Đảng còn tiền, còn trí thức . Hết Đảng, truyền thống văn hóa cách mạng tất thành cang, heck, tất như cang luôn . Lăng Bác không còn để trí thức ra đó tạo dáng, heck, lúc đó trí thức bơ vơ như gà con lạc mẹ, tiếng kêu thất thanh lạc cả giọng . Thương lắm . Nghĩ tới cảnh đó có lẽ Đảng đã không nỡ . Lịch sử đã sang trang, phóng lao thì phải theo lao thôi các bác ạ .

      Đề nghị của tớ với các trí thức, hãy xem đây là 1 thực tế khách quan . Tất cả những “tâm thư” à la xì tai Đỗ Anh Dũng hay những kiến nghị này nọ đều phải factor in yếu tố này . Tiếng u gọi là make the best outta the bestest situation. Theo Trần Văn Chánh, chỉ cần thay đổi cách nhìn là tình hình hổng còn u tối nữa . Mặt giời bi giờ mọc ở phương Đông rồi . U tối chỗ nào đâu mà u tối . Thôi, đừng có giữ cách nhìn bi quan nữa .

  4. “Nhưng dầu thế nào thì sự im lặng của nhà cầm quyền VN trên các vấn đề chủ quyền lãnh thổ, hải phận biển đảo… là không phù hợp. Chỉ một “sự cố” ném đá trên biên giới người ta có thể suy diễn ra thành một tranh chấp “đổ máu”, tương tự vụ “ném đá chết người” giữa Ấn độ và TQ nhiều tháng trước”

    Đầu tiên, Việt Nam hổng phải là Ấn Độ . Thứ nhì, Việt Nam học được thái độ ôn hòa & có học của giới phản biện trung thành nhà mềnh .

    Hà Hoàng Hợp sinh hoạt cùng chi bộ viện ISak Sing với Lê Hồng Hiệp, với Vũ Minh Khương là chi bộ trưởng . Việc Hà Hoàng Hợp phát biểu bậy bạ, ô Vũ Minh Khương sẽ phải chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân

Leave a Reply to montaukmosquito Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây