Oligarchy tại Việt Nam

Lâm Bình Duy Nhiên

8-1-2022

Tại Việt Nam, có lĩnh vực nào lại không mang dấu ấn, tầm ảnh hưởng và sự đầu tư của tập đoàn Vingroup? Chắn chắn rất ít!

Hoặc đơn giản hơn, sáu tỷ phú, theo Forbes năm 2021, với gần 16,7 tỷ đô la Mỹ, gần như nắm giữ và chi phối mọi lĩnh vực quan trọng tại Việt Nam. Đó là chưa nhắc đến sức ảnh hưởng của các triệu phú tiền đô khác.

Nhưng chỉ cần tinh ý và quan sát kỹ, chúng ta không khó để nhận định rằng những gì liên quan đến Vingroup (hay những tập đoàn khác) đều là sự phô trương và mang hơi hướng của những chiêu trò bịp bợm.

Phạm Nhật Vượng là một ví dụ điển hình cho giới mafia đỏ tại Việt Nam. Không có sự hậu thuẫn, nâng đỡ và chia chác với chính quyền, chắc chắn sẽ không có những tài phiệt, tỷ phú đô la với tầm ảnh hưởng cực lớn trong mọi lĩnh vực như Vượng.

Giới tỷ phú đỏ Việt Nam hay “doanh nhân” chẳng khác gì nhóm những oligarch quyền lực tại Nga dưới trướng của Putin. Những Evguéni Prigojine, Oleg Deripaska, Alexeï Miller hay Kirill Chamalov, … là những tên tuổi với những khối tàn sản kếch xù, bất chính đang thao túng nền kinh tế Nga, thậm chí cả châu Âu.

Oligarch tại các nước Đông Âu, hậu cộng sản, là những “sản phẩm” của một bối cảnh chính trị nhiều biến động. Họ tranh thủ, nắm bắt “thời cơ” làm giàu, trở nên rất giàu, cộng với sự “bảo kê” của các chính khách, họ trở thành những tập đoàn xuyên quốc gia và là bình phong của chế độ.

Trở lại với Phạm Nhật Vượng với phương châm “đi tắt đón đầu” để phô trương những thương hiệu rỗng tuếch của mình. Đốt cháy giai đoạn, vung tiền mua chất xám rồi dán nhãn tự chế tạo. Đó chỉ là sự lừa bịp chứ không thể là niềm tự hào và hãnh diện quốc gia như bao giọt nước mắt từng rơi khi nhắc đến VinFast chẳng hạn!

Tự sướng bằng mọi giá, cộng với sự ảo tưởng, bất chấp năng lực thực tế. Đó mới chính là bản chất thật của những “sản phẩm” của cơ chế cộng sản.

Có một khía cạnh quan trọng khác của giới oligarch Nga, đó chính là tầm ảnh hưởng của họ đối với quyền lực chính trị. Họ không chỉ bằng lòng với sự giàu có về tài sản. Cái họ muốn, chính là quyền lực chính trị và họ sẽ làm mọi cách để tạo nên và duy trì sự ảnh hưởng của họ đối với chính quyền và đối với những kẻ cầm quyền.

Đối với giới tài phiệt đỏ siêu giàu, oligarch Việt Nam như Phạm Nhật Vượng, Trần Đình Long, Nguyễn Thị Phương Thảo,… chắn họ sẽ không bỏ ngỏ tầm ảnh hưởng của mình đối với đời sống chính trị tại đây.

Tuy nhiên trong một thể chế độc tài toàn trị với “nền kinh tế thị trường” thì mối quan hệ thắt chặt giữa những kẻ cầm quyền và giới tài phiệt không hẳn sẽ luôn êm ái. Sự tranh giành tài sản bất chính và quyền lực chính trị sẽ dẫn đến những cuộc đấu đá và tranh trừng nội bộ lẫn nhau.

Giới tài phiệt, oligarch Việt Nam chắn chắn cũng sẽ không thoát khỏi sự trừng phạt từ giới chóp bu lãnh đạo cộng sản. Không hề có sự an toàn và ổn định để các doanh nghiệp phát triển khi chỉ có luật rừng được sử dụng tại Việt Nam.

Cho nên sự hào nhoáng hôm nay của Vingroup có thể cũng chỉ mang tính nhất thời, không ngày mai, không tương lai. Như chính số phận hẩm hiu của những chiếc xe xăng, chỉ sau 3 năm được tung ra trên thị trường, thậm chí của những chiếc xe điện mà VinFast đang ra sức hô hào sẽ áp đảo thị trường thế giới.

Giả dối và phù phiếm là vậy!

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Tỷ phú doanh nhân các nước độc tài: khúm núm với nhà độc tài nắm quyền.
    Tỷ phú doanh nhân các nước không độc tài: gác chân lên bàn nói chuyện với các chính trị gia nắm quyền.

Leave a Reply to tư tệ Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây