Chống tham nhũng nhìn từ vụ Việt Á

Huy Đức

27-12-2021

Bộ xét nghiệm covid của Việt Á không được WHO công nhận không phải là chuyện lớn, không được WHO công nhận mà Bộ KHCN, tháng 4-2020, công bố là “Hồ sơ được WHO công nhận” mới là chuyện tày đình [thông tin sai sự thật này được giữ trên Cổng thông tin chính thức của Bộ KHCN cho tới khi vụ án bị Công an khởi tố].

Cho dù không có bằng chứng ăn chia giữa Việt Á, hành vi sử dụng quyền lực và uy tín của bộ máy công quyền, tiếp tay cho Việt Á lừa dối dân chúng để trục lợi, rất cần bị điều tra hình sự.

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước nỗ lực nghiên cứu và sản xuất bộ xét nghiệm cũng như vaccine chống covid là cần thiết. Nhưng, bảo hộ sản xuất trong nước rồi chi ngân sách ra mua với giá cao hơn nhập khẩu rất nhiều thì không cần bằng chứng nhận phần trăm mới gọi là tham nhũng.

Quốc hội cần thành lập một ủy ban lâm thời để điều tra, việc Chính phủ, năm 2020, chậm có kế hoạch nhập vaccine liệu có liên quan gì đến những công ty như Việt Á.

Mở rộng điều tra vụ Việt Á là cần thiết. Nhưng, việc cần thiết hơn là cần phải đánh giá lại công cuộc chống tham nhũng trong 6 năm qua. Rõ ràng là kể từ khi chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, rồi Cộng hòa XHCN Việt Nam ra đời, chưa có giai đoạn nào quan tham bị bỏ tù nhiều như vậy. Nhưng tại sao còng số tám có rất ít tác dụng răn đe và sau những lời kêu gọi tu dưỡng đạo đức cá nhân của Tổng bí thư, quan chức vẫn thản nhiên “ăn” tới 20% giữa khi dịch bệnh đang cướp đi hàng chục nghìn sinh mạng.

“Đen thôi, đỏ thì quên đi”.

Ông chủ Việt Á từng nhận huân chương và nếu sự việc không vỡ ra, biết đâu ông ấy còn kiếm được cả cái anh hùng lao động.

Chống tham nhũng cần phải có sức mạnh của cả thể chế chứ không phải chỉ là ý chí cá nhân và các loại “tấm gương”. Các thành tựu chống tham nhũng càng tạm thời khi trao quá nhiều quyền lực cho các cơ quan chống tham nhũng. “Quyền lực luôn có khuynh hướng tha hóa…” Liệu có bao nhiêu quan chức trong hệ thống nghĩ, những người đang nắm quyền chống tham nhũng trong sạch hơn mình. Và, với những kẻ tin rằng, không chỉ ghế mà ngay cả sự an toàn cũng có thể… mua, thì với bọn họ “tiền nhiều” làm được nhiều thứ lắm.

Trừng trị tham nhũng là cần thiết nhưng cách làm hiện nay chỉ có tác dụng rất ngắn hạn. Muốn chống tham nhũng hiệu quả và bền vững, trở thành một di sản chính trị thì phải cải cách. Cách tổ chức nhà nước như hiện nay chỉ củng cố pháp trị chứ không thể tiến tới pháp quyền và bộ máy tư pháp chỉ đắc lực trong vai trò bắt bớ chứ không phải là nơi duy trì công lý.

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Thấy bò hường hường muốn mọi người phát tán bài của Huy Đức, cho phép tớ phát tán ké 1 bài cũng của Huy Đức

    “Trong cuộc chiến trước 1975, những người lính phi công tiêm kích chỉ phải đối đầu với Mỹ. Họ bay lên là để truy kích những kẻ mang bom ném xuống thường dân. Họ bay lên không chỉ đụng độ với những đối phương có phương tiện hiện đại hơn, kinh nghiệm tác chiến dày dạn hơn. Mà, có những phi công Việt Nam đã không trở về vì dính tên lửa từ mặt đất.

    Chúng ta có thể đã không được đọc những dòng nhật ký này nếu như vào ngày 10-5-1972, phi công Nguyễn Đức Soát không kéo kịp cần lái, tránh “hai quả tên lửa của ta” bắn lên vì “tưởng biên đội mình là địch”. Chính ông Soát, vào ngày 19-1-1972, cũng đã hạ một… Mig 19 theo lệnh của Phó tư lệnh Trần Mạnh vì nhầm lẫn.

    Khi đến thăm Không quân, Thủ tướng Phạm Văn Đồng bảo: “Mong các đồng chí bắn rơi dù chỉ một chiếc B52 cũng tốt. Hơn lúc nào hết, bây giờ, ta rất cần chiến thắng”. Trong mùa Hè 1972, từ những sân bay dã chiến ở Khu IV, nhiều phi công đã được lệnh cất cánh trong đêm để truy đuổi B52, dù, từ chỉ huy cho đến phi công đều biết họ không có cách nào hạ cánh… Những trang nhật ký được âm thầm viết trong những ngày chiến tranh, “trải dài 7 năm tuổi trẻ” của một chiến binh quả cảm, trung tướng, anh hùng phi công Nguyễn Đức Soát. Những trang nhật ký chép lại “những suy nghĩ rất riêng tư…” của một phi công tiêm kích. Những trang nhật ký nằm trong một “cuốn sổ nhỏ, đút vào túi áo ngực trái, bên cạnh khẩu súng ngắn… để nếu không may lâm nạn, nhật ký sẽ mãi mãi theo mình” … Trung tướng Nguyễn Đức Soát nằm trong số 250 thanh niên được đào tạo phi công vào năm 1965, khi Mỹ bắt đầu “cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ Nhất” (130 học viên được đưa sang Liên Xô; 80 được đưa sang Trung Quốc; 40 vào học tại trường Không quân Việt Nam; hơn 100 học viên trở thành phi công). Những ghi chép cho thấy vai trò giới hạn của các cố vấn quân sự Liên Xô ở Việt Nam (không được Việt Nam tiết lộ về chiến thuật); Cho thấy, cho tới những năm cuối cuộc chiến, một số phi đội Mig của Không quân Việt Nam vẫn được Trung Quốc cho giấu ở bên kia Biên giới”

    Những ngày này năm 1972, Mỹ bắt đầu chiến dịch dội bom miền Bắc . Nguyên văn là hổng để cục gạch nào nguyên vẹn . Từ cuộc ném bom ngay trong những ngày Chúa Giáng Sinh, giáo sư Tương Lai mới nhận thức ra rằng ngày Noel chính là ngày linh thiêng nhất của cả dân tộc . Tết Nguyên Đán có lẽ đ/v dân mình thời đó đã trở thành đồ bỏ, hổng quan trọng bằng .

  2. Bài này nêu được 4 điều:
    1- Bộ xét nghiệm covid của Việt Á không được WHO công nhận “lưu hành thế giới” vẫn có thể lưu hành quốc nội (tất nhiên 2 Bộ phải đảm bảo). Chuyện chưa LỚN.
    Chuyện LỚN (tày đình) là bộ KHCN công bố ngược lại suốt 20 tháng. Đó là tội hình sự. Phải được điều tra hình sự. Bộ CA đủ thẩm quyền.

    2- Chủ trương từ cấp cao, cho phép chi ngân sách để mua sản phẩm với giá cao hơn sản phẩm nhập khẩu, cũng là tội hình sự.
    Huy Đức vạch được âm mưu “đổ tội cho các CDC cấp tỉnh” mà tránh kết tội cấp cao nhất: THAM NHŨNG.

    3- Năm 2020 chính phủ chậm nhập vaccin, liệu có liên quan gì tới các công ty như Việt Á??? Cần điều tra.
    Điều tra cấp chính phủ (thủ tướng) thì bộ Công An không đủ thẩm quyền, mà phải Quốc Hội.
    Đề nghị của Huy Đức là để người dân đọc (nâng cao dân trí) mong tạo áp lực từ dư luận.
    Tôi rất chán ý kiến của Lê Cửu Long.

    4- Đoạn cuối là lời kết tội toàn bộ hệ thống chính trị của VN
    “Mở rộng điều tra vụ Việt Á là cần thiết. NHƯNG VIỆC CẦN THIẾT HƠN là cần phải đánh giá lại công cuộc chống tham nhũng trong 6 năm qua”. Tác giả đưa cả tổng bí thư vào…

    “Bọn họ” không bỏ qua các bài của Huy Đức đâu. Họ chỉ mong dân chúng không biết đến bài này…
    Xin những vị dân trí cao (như bác Lê Cửu Long) phát tán bài này. Dân càng cần đọc

  3. Trích : “ Quốc hội cần thành lập một ủy ban lâm thời để điều tra ” .

    Con xấp tay lạy Bố ” Bên thắng cuộc “. Cho tới giờ phút này, mà T/giả vẫn còn tin vào QUỐC HỦI của csVN, thì chắc chắn cái đầu của T/giả có vấn đề. Tôi xin thưa với T/giả :

    Quốc Hủi thì toàn bọn chúng cả : Toàn bộ BCT ( trừ Nên ), UVTƯ, Bộ, Thứ trưởng…., chứ có ai khác đâu, mà T/giả tin vào QH.

  4. Khi mà lãnh đạo tối cao cứ thích miên man giọng điệu đạo đức cổ lỗ sĩ “miếng ăn là miếng tồi tàn” (gián tiếp dạy TôLâm), “tiền bạc cho lắm- chết đi không mang theo được”, rồi có khi hứng thú lên còn nhắc đến sự “vô thường” của cuộc đời trong nhà Phật, nhưng bọn qủy đỏ con cháu nhà mình, kế truyền mớ đạo đức cách mạng tháng 10 anh dũng, hào hùng của ông-cha, chỉ xem lời vàng ngọc của ngài TBT như “vịt nghe sấm”, “đờn khảy tai trâu”, “nước đổ lá môn”, rồi tham nhũng- ăn bẩn vẫn cứ lê thê- ê chề hết đời này qua đời khác, hết gìa đến trẻ, hết ghẻ lở đến ung nhọt.

Leave a Reply to Lê Cửu Long Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây