Tòa xổ toẹt quy luật “Cung – Cầu” trong kinh tế học K.Marx?

Chu Mộng Long

26-12-2021

Trong Tư bản luận, K.Marx khẳng định, ở cơ chế thị trường độc quyền, Cung quyết định Cầu. Đó là sự quyết định có tính chất cưỡng ép, biến người tiêu dùng tự do thành kẻ bị tiêu dùng một cách nô lệ, giá trị hàng hoá bị biến dạng thành thứ giá cả cắt cổ, đặc biệt là những thứ hàng hoá thiết yếu.

Chỉ có một cơ chế thị trường lành mạnh, Cầu mới quyết định Cung. Đó là sự quyết định bởi sự lựa chọn tự do, không chỉ là sự lựa chọn tự do, người tiêu dùng bắt buộc kẻ sản xuất phải thực hiện đạo đức của sự trung thực và sự tự do, và tất yếu giá cả phải dựa trên nền tảng của giá trị mà cốt lõi là sức lao động và vốn đầu tư.

Việc mua bán bằng cấp, chứng chỉ ở ta không thể chối cãi nó đang là một thị trường, dẫu là mua bán bất hợp pháp kiểu Đông Đô hoặc hợp pháp hoá bằng học phí, lệ phí ở các đại học khác. Số lượng bằng cấp, chứng chỉ được sản xuất và thu lợi nhuận bằng tiền, không thể chối cãi bằng cấp, chứng chỉ đang là một thứ hàng hoá theo quy luật Cung – Cầu. Tôi dám khẳng định đó còn là mặt hàng thiết yếu như cơm ăn, áo mặc, bởi bằng cấp, chứng chỉ gắn liền với nghề nghiệp và đồng lương. Nói thẳng thắn, chính nhà nước đã biến cái vốn không thiết yếu thành thiết yếu khi đẻ ra hàng loạt các nghị định, thông tư bắt buộc mỗi công chức, viên chức phải có cả một hệ thống đồ sộ các loại văn bằng, chứng chỉ.

Trong điều kiện như vậy, có Cầu mới ắt có Cung. Nhà nhà, người người chạy đua các loại văn bằng, chứng chỉ cho mình thì các cơ sở giáo dục mới thi nhau sản xuất văn bằng, chứng chỉ để đáp ứng. Và quan trọng hơn, khi nhà nước chỉ cần văn bằng, chứng chỉ cho đẹp hồ sơ mà không cần năng lực thật thì tất yếu chất lượng đào tạo sẽ hoàn toàn mang giá trị ảo. Và hiển nhiên giá cả cũng biến ảo theo thị trường.

Theo tôi, giá một tấm bằng ở Đông Đô như vậy là rẻ so với các cơ sở giáo dục khác. Bởi việc mua bán tắt ngang như vậy không gây tốn kém công sức cho người dạy và người học. Tốn quy trình đào tạo, tốn thời gian thầy và trò, nhưng chất lượng không có thì còn tệ hại hơn.

Toà chỉ xử tù người bán mà không xử tù người mua, tức xem Cung quyết định Cầu thì Toà đã đặt cái thị trường ở xứ sở này vào loại gì theo kinh tế học của K. Marx?

Một lần tôi hỏi một bạn Mỹ, rằng ở Mỹ có một số cơ sở đào tạo mua bán bằng cấp giả, sao cảnh sát Mỹ không tóm? Bạn Mỹ ấy trả lời, rằng xã hội Mỹ và thế giới văn minh không dùng, tức không có Cầu thì nguồn Cung ấy vô hại, thậm chí tự phá sản. Vậy nguồn Cung ấy tiêu thụ ở đâu? Người bạn ấy nói ngay: cho quan chức Việt Nam! Các vụ lộ bằng giả của quan chức Việt Nam, cho thấy rõ điều đó. Vậy Cung hay Cầu có tội? Và cần xác định thủ phạm nào đã tạo ra cái Cầu bệnh hoạn như vậy rồi bắt Cung phải chịu đòn?

Xử như vậy thì không khác gì xử bán dâm mà không xử bọn mua dâm. Thảo nào đám Mã Giám Sinh, Sở Khanh cứ nhung nhúc trong bộ máy công quyền?

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Chuyện vui thời đó giữa đám của tớ . Kèm toán cho cán bộ nhà mềnh, thay vì 1 + 1 = 2, cán bộ nhà mềnh hổng hiểu gì hết. Phải đổi thành 1 tr đô + 1 tr đô = ? Nửa cái nháy mắt là có đáp số .

  2. Hãy định nghĩa và nói chính xác về “bằng giả”, đừng lôi chuyện Huê Kỳ ra mà lòe thiên hạ.
    Một cá nhân hoặc tổ chức A cấp (dưới hình thức nào đó: bán, tặng ..) bẳng của tổ chức B mới gọi là giả. Bằng của Đông Đô chẳng hạn, thật 100%, lấy gì để bảo rằng giả. Ở đây là bằng cấp, chứng chỉ có chất lượng đào tạo thấp, trình độ không đúng với bằng … Xứ Huê Kỳ nói riêng, phương tây nói chung, anh là tiến sỹ thì tiến sỹ trường nào, môn gì … rõ ràng rành mạch, chứ không phải “cứt cũng như rươi, ba bốn mươi cũng như hai tiền”.
    Hãy tiếp tục theo đuổi đến cùng Cánh Diều như lời đã nói, để xem thật hay điêu.

  3. Chuyện chủ nghĩa Mác hổng dính dáng gì ở đây . Chuyện bằng giả ở VN hoạt động theo đúng luật cung cầu, có điều ở VN nên cái luật cung-cầu đó có mang yếu tố châu Á, aka quan thường lười học . i was knee-deep trong chuyện này nên tớ biết . Ngày xưa còn có thi cử, & them still beat it. Thời của tớ đòi hỏi cán bộ phải có 2 thứ, tốt nghiệp phổ thông & 1 bằng tiếng ngoại ngữ, bất kể thứ gì . Miền Nam thời mở cửa, chiến hữu của ô Kiệt từ bưng biền ra chỉ biết đọc biết viết nhưng giao cho họ quản lý nhiều cty. Họ cũng muốn giành phần vì hổng lẽ cứ để miền Bắc vào nắm hết . Đường tắt, bọn sinh viên nhà tớ kiếm bộn bạc nhờ giải đề & kèm cặp các vị cán bộ này . Coi thi & ra đề thi chỉ là cán bộ quèn, thủ trưởng của họ có khi là bạn chiến đấu hay ngồi kế “học viên” trong các cuộc họp dành riêng cho cán bộ cấp cao . Tụi tớ chỉ còn việc giải đề, kèm cặp cho có, kiêm luôn dịch & soạn thảo văn bản tiếng nước ngoài . Tổ tam tam của đám sinh viên nhà tớ luôn bao gồm người tiếng em, tiếng u & tiếng trung . Hàn, Nhật bắt đầu vô nên đôi khi phải liên hệ với các tổ tam tam khác . Thời tớ còn có thi, nghe nói thời này dẹp cả thi cử, chỉ cần bằng biếc vì các trường muốn hưởng trọn gói, thay vì chia xìn cho đám “dòi” bọn tớ ngày xưa .

    “Đổi Mới” nên trong thực tế, chủ nghĩa Mác hổng có tác dụng mấy . Nếu phải nhét lý thuyết vào đây, Darwinism in reverse. Môi trường quyết định tất cả . Và ai designed cái môi trường này ? You know who.

  4. Về vấn đề bằng cấp giả bên Mỹ thì nếu ai chịu khó google bằng đại học của bất cứ một trường nào, họ sẽ thấy cả chục website bán bằng giả một cách công khai trên đó. Ở Mỹ việc mua hay bán bằng giả không phải là chuyện phạm pháp vì mấy cái bằng giả đó chỉ có thể để treo trên tường như một bức tranh trang trí chứ không thể dùng vào bất cứ việc gì khác hơn. Ai xin việc bên Mỹ cũng đều biết các công ty không bao giờ hỏi người xin việc phải trình bằng cấp cả. Trong đơn xin việc, người ta chỉ cần ghi ra mình tốt nghiệp trường nào, năm bao nhiêu… còn lại là tụi HR sẽ điều tra xem coi thực hư như thế nào. Ngoài việc liên lạc trực tiếp với trường mình tốt nghiệp để kiểm chứng, HR còn điều tra tìm hiểu về tất cả mọi phương diện của người xin việc, như từ những vi phạm giao thông cho đến điểm tín nhiệm tài chánh (credit score) hoặc những hành vi tội phạm trong dĩ vãng… Còn ở Việt Nam, bằng cấp giả do chính trường cấp thì quả thật là bó tay.

    • “Ai xin việc bên Mỹ cũng đều biết các công ty không bao giờ hỏi người xin việc phải trình bằng cấp cả”

      Tùy việc & tùy chỗ mướn . Nếu muốn việc tương-đối-gọi-là, then you gotta have it. Tất cả các cty “hàng hiệu”, KPMG, Siemens, Lockheed, Boeing … You better have ít nhứt 1 cái bằng xịn lận lưng, hoặc thuộc loại thần đồng từ năm 12 tuổi . Gần đây tớ nghe nói 1 số công việc hổng cần bằng, nhưng cần những cái khác như portfolios & sẽ có tests. 1 số những cty SFX cho phin ảnh thường không có bằng & BFA thường hổng làm được gì, thus they require portfolios như shorts (phin ngắn) do chính mình tạo ra, hoặc tests để kiểm tra năng lực . Những ngành đó quá mới & quá riêng biệt nên ít trường provide cái đó . Art Institutes là 1 trong những trường được lập ra để đào tạo những skill sets như vậy .

      Chuyện bằng dỏm, người ta không ai xài & hệ thống kiểm tra bên đây chặt chẽ . Mỗi trường phát bằng (accredited) đều phải qua 1 hệ thống . Resume gửi tới, họ scan keywords là lòi ra hết . Đồ dỏm bị loại thẳng cẳng .

      Ngoại trừ dân cầm chuông thì đi kiếm việc hổng cần bằng cấp . Biết đọc biết viết cũng có thể làm phụ tá Tổng thống . Ngoài những việc đó, good luck trong việc hổng có bằng, và phải là bằng xịn từ những trường đàng hoàng (accredited).

      • Nhưng theo Đoan Trang bạn vưỡn chỉ là công dân hạng 3. Uiuiui tớ chỉ muốn ngồi tù gặm nhấm đời mình vì Đảng và béc Hồ coi tớ là công dân hạng 1

Leave a Reply to Bùi Như Lạc Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây