Việt Nam cần một cuộc cách mạng về quyền trẻ em

Thái Hạo

6-12-2021

Tôi nhận thấy rằng, ở Việt Nam người ta đang đối xử và đòi hỏi đối xử với trẻ em chủ yếu trên tinh thần của lòng tốt, sự thương cảm; tức là như một nghĩa vụ đạo đức mà không mấy ai thật sự có ý thức về QUYỀN trẻ em.

Thế hệ chúng tôi, suốt những năm học phổ thông dường như chưa từng có ý niệm về quyền của mình. Cho đến cả những giai đoạn sau đó khi đã trưởng thành cũng không hề được biết. Trẻ em ngày nay, trong giáo dục, thì nội dung này vẫn rất mờ nhạt; và đặc biệt không được thực hành một cách tự giác và thực chất trong môi trường giáo dục cũng như xã hội.

Đến bây giờ, tôi vẫn có thể khẳng định, trẻ em VN chưa được tôn trọng, và không biết gì về quyền của mình. Chúng ta vẫn sống trong nhận thức và vô thức rằng, “trẻ em là con nít chưa biết gì”; và ta có thể chỉ trích, đánh mắng, bỏ mặc, bạo hành tinh thần… Tất cả những điều này đang diễn ra một cách phổ biến, thường xuyên và rộng khắp trọng mọi hang cùng ngõ hẻm, từ miền núi tới miền xuôi, từ nông thôn tới thành thị với những mức độ khác nhau. Vài bài học về quyền trẻ em trong sách GDCD chỉ là bắt các em ghi nhớ để thi chứ không mảy may được áp dụng vào thực tiễn.

Hãy xem, ngay cả trong các trường hợp trẻ em có dấu hiệu phạm pháp thì Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em quy định:

“Điều 40.

1. Các Quốc gia thành viên Công nhận quyền của mọi trẻ em bị tình nghi, bị cáo buộc hay bị xác nhận là đã vi phạm luật hình sự được đối xử theo cách thức phù hợp với việc thúc đẩy nhận thức của trẻ em về nhân cách và phẩm giá vốn có, một cách thức tăng cường sự tôn trọng của trẻ em đối với những quyền và tự do cơ bản của người khác và có tính đến độ tuổi của trẻ em cũng như mong muốn thúc đẩy sự tái hòa nhập của trẻ và giúp trẻ em đảm đương một vai trò có tính chất xây dựng trong xã hội”.

Người Việt “Coi con như của”, như một thứ tài sản hay vật sở hữu mà ta có toàn quyền định đoạt. Tính chủ thể của trẻ em dường như không hề được đếm xỉa tới. Ở các nước văn minh, nếu cha mẹ đánh con (dù là “đánh dạy” như Việt Nam) thì lập tức sẽ phải đối diện với nhà tù.

Nhà trường ngày nay vẫn là nơi vi phạm một cách thô bạo nhất các quyền trẻ em bằng đủ thứ nội quy, quy đinh và lối cư xử thô bạo, tàn tệ. Việc xếp loại, dán nhãn, công bố điểm thi, công khai chỉ trích trước tập thể, xúc phạm danh dự nhân phẩm của trẻ em vẫn được coi là các biện pháp giáo dục “thương cho roi cho vọt”.

Chúng ta đang ở trong vùng trũng về nhận thức và văn hóa so với phần còn lại của nhân loại. Nó thê thảm hơn rất nhiều so với những gì bạn có thể cảm nhận và hình dung.

Trẻ em phải được bảo vệ, tôn trọng và luôn luôn được tôn trọng. Tôn trọng chứ không phải thương hại hay rủ lòng thương! Giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội cần một cuộc cách mạng trong việc thúc đẩy ý thức của trẻ em về quyền của chính các em. Các em phải thấy được quyền, và có đủ hiểu biết cũng như lòng dũng cảm để bảo vệ các quyền ấy trước sự chuyên chế và độc đoán của người lớn.

Chúng ta nói quá nhiều về giáo dục trẻ em nhưng có lẽ, một khoảng mờ, thậm chí là khoảng trắng mà không phải lý sự gì nhiều nhưng có thể và phải thực hiện ngay, đó là quyền trẻ em. Phải đưa quyền trẻ em vào trường học, gia đình và xã hội một cách mạnh mẽ, toàn diện, sâu sắc, và đặc biệt là phải thực chất. Đối với Việt Nam hiện tại thì nội dung này phải được nâng lên thành trung tâm, trọng tâm và thay thế cho vị trí của môn đạo đức đầy tính giáo điều hiện hành.

Con người Việt Nam muốn trưởng thành, trước tiên cần xóa bỏ nạn chuyên chế cả trong gia đình, nhà trường và xã hội. Nếu không thực hiện được nội dung này, thì tình trạng độc đoán vẫn ngự trị, và các thế hệ nối tiếp vẫn sẽ mang tâm thế và tâm thức của nô lệ do nạn chuyên chế tàn nhẫn gây ra.

Bình Luận từ Facebook

8 BÌNH LUẬN

  1. Hề… hề…, thưa mọi loại trẻ em: Hãy cùng cha mẹ thoát khỏi các CÔNG TY GIÁO DỤC đã đành, mà lại phải cùng cha mẹ thoát khỏi các CÔNG TY Y TẾ nhé, vì, từ khi ta vào WHO thì các bệnh viện của chúng ta CHỮA BỆNH là PHỤ,nhưng, bán các CHỈ DẪN, các LOẠI THUỐC, các loại THIẾT BỊ Y TẾ là CHÍNH đấy. VÌ THẾ, các TRẺ EM và MỌI GIA ĐÌNH đừng bao giờ bị bọn BÁN CHỮ và BÁN THUỐC lừa nhé. Giữ mình được trước bọn lừa đảo này, thì, CHÍNH LÀ CỰC LỄ đấy!!

  2. Lại bổ sung tiếp nữa, đây là lời nhắn nhủ tới CÁC TRẺ EM: Trong khi chờ đợi NGƯỜI LỚN tìm cách giải thoát cho các em, thì, các em ĐỪNG BAO GIỜ tìm mọi cách để được vào học ở CÁC CÔNG TY GIÁO DỤC nhé!?

  3. Lại bổ sung nữa: Vì thế, BẢO VỆ TRẺ EM, ngoài chuyện quan trọng nhất là không để phụ huynh bị rỗng túi, thì, việc quan trọng thứ hai KHÔNG KÉM PHẦN QUAN TRỌNG, chính là không để trẻ em HỌC THEO LÝ THUYẾT CỦA LŨ BIỀN! (VĂN BIỀN, VÕ BIỀN, GIÁO BIỀN…..) đấy!?

  4. Chính vì thế, bảo vệ trẻ em tốt nhất chính là dậy chúng có kỹ năng xa dời BẢN NĂNG GỐC để hướng tới TỰ GIÁC (tính PHẬT), để sau này trở thành NGƯỜI chứ không phải là thứ CHÓ LỢN HÌNH NGƯỜI!!

  5. Bổ sung: Bởi thế, quyền trẻ em chính là phải bảo vệ chúng không bị rơi vài BẢN NĂNG GỐC. Ngày xưa, các cụ đã tổng kết rằng: Gái thương chồng ĐỪNG SAY CHỢ, trai thương vợ TRÁNH SAY NẮNG. Ngày nay phải cần giáo dục cho trẻ con để chúng có thêm: Con (trò) thương cha mẹ (thầy cô) TRÁNH SAY GAME!!

  6. Quyền trẻ em quan trọng nhất là làm sao để phụ huynh của mình không phải móc túi để mua chữ cho mình!!

  7. Không thể tạo ra bất cứ thay đổi nào với v́ân đề này, dù mọi kiến nghị có nghiêm túc, đạt tình, đạt lý đến đâu chăng nữa. Vì nhận thức bám rễ trong đầu của bọn đảng viên đã nói ra từ bao lâu rồi, nó cho thấy bọn họ coi:
    “Đảng viên và con cháu đảng viên là của dành của để, còn người dân và con cháu của dân là của bỏ của ôi”.

  8. “Thế hệ chúng tôi, suốt những năm học phổ thông dường như chưa từng có ý niệm về quyền của mình.” …” trẻ em VN chưa được tôn trọng, và không biết gì về quyền của mình.”

    Hiện nay, kể cả người trưởng thành cũng không có tự do suy nghĩ một cách độc lập, cũng không có ý niệm về quyền công dân, nên chỉ còn chấp nhận sống và hợp tác với chế độ là cách cuối cùng. Do đó, khi có chuyện gì liên quan đến nhà nước xảy ra, thì chỉ lo đem tiền chạy chọt cho tai qua nạn khỏi. Ý thức quyền của cá nhân trong tinh thần trách nhiệm chính trị theo pháp luật cũng chưa được đa số thể hiện. Người lớn mà còn như vậy thì nói chi đến trẻ em.

Leave a Reply to Lại Việt Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây