Trao đổi thêm với GS Trần Ngọc Thêm

Nguyễn Đình Cống

29-11-2021

Đây là trao đổi về câu này của GS Trần Ngọc Thêm: “Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu ‘Tiên học lễ, hậu học văn’ để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo. Chống việc nhồi nhét kiến thức, chống việc học thuộc lòng…”

Về “Tiên học lễ…” tôi đã viết bài hưởng ứng. Nay viết thêm trao đổi về cụm từ “Chống việc học thuộc lòng”. Xin nói ngay là tôi không tán thành cách viết như vậy.

Học thuộc lòng có hai dạng. Một là học thuộc, có thể viết lại, đọc lại nguyên văn nhưng không hiểu nội dung, không nắm được bản chất. Kiểu này được gọi là học vẹt (hoặc học gạo), do việc dạy nhồi nhét tạo ra. Đây là cách học, cách dạy cần phải chống.

Hai là học thuộc lòng những áng văn thơ hay, thuộc lòng những định nghĩa, định lý, định luật. Sau khi đã hiểu kỹ bản chất, việc học thuộc lòng các định nghĩa, định luật, định lý là rất cần thiết. Sau khi đọc và hiểu một bài thơ hay, một đoạn văn hay (kể cả khi chưa hiểu một vài chi tiết trong đó), một câu danh ngôn mà thuộc lòng được thì rất tốt, rất đáng khuyến khích. Không nên chống lại việc học thuộc lòng những thứ đó.

Như vậy nên viết rõ chống học vẹt, không nên viết ‘chống học thuộc lòng’.

Tôi đoán rằng thâm tâm GS Thêm chống lại việc học vẹt chứ không phải chống lại việc ‘học thuộc lòng’ nói chung, bao gồm cả việc học thuộc các định nghĩa, định luật. Khi nghĩ đến việc chống học vẹt mà viết thành chống học thuộc lòng là cách diễn đạt hơi vội vàng, chưa được thật chặt chẽ, có thể làm cho một số người hiểu nhầm.

Hồi còn ở tiểu học (trước 1950) tôi rất thích khi được học thuộc lòng những áng văn hay, những bài thơ hay. Tôi còn dùng cách học thuộc lòng để luyện trí nhớ. Thế mà chưa có ai bảo rằng tôi học vẹt. Vì vậy, khi nghe ai nói chống học thuộc lòng thì tôi cảm thấy áy náy, cứ muốn viết vài điều bênh vực việc học thuộc lòng.

Năm 2020, kỷ niệm 200 năm ngày mất của Nguyễn Du, Hội Kiều học kết hợp với chính quyền Hà Tĩnh tổ chức cuộc thi đọc thuộc toàn bộ Truyện Kiều. Trong cuộc thi ấy có cả giáo sư toán học, là Việt kiều ở Đức về dự và đạt giải cao, có người không những đọc thuộc toàn bộ Truyện Kiều từ đầu đến cuối, mà còn đọc ngược nhiều đoạn.

Đành rằng ngày nay có nhiều phương tiện ghi nhớ rất hiệu quả, rất tiện lợi, nhưng không phải vì thế mà người ta không cần rèn luyện trí nhớ. Một trong những cách luyện trí nhớ là học thuộc lòng. Vậy xin thu hẹp lại là chống học vẹt, học thuộc mà không hiểu, chứ đừng chống toàn bộ việc học thuộc lòng, oan cho nó.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Thưa cụ Cống
    * Ngày xưa, các nhà khoa học không chịu đi vào con đường GIẢ KIM THUẬT thì bị coi là BÁNG BỔ CHÚA, tức là VÔ LỄ đấy!
    * Ngày xưa, các nhà khoa học như Newton, Bruno, Galileo, Copernicus lại ngạo mạn MUỐN CAO HƠN CHÚA vì CHÚA khẳng định rằng MẶT TRỜI QUAY XUNG QUANH TRÁI ĐẤT, vì thế, cái đám mà bản nhân đã nêu trên CÓ PHẢI LÀ BỌN VÔ LỄ hay không?
    * Vậy LỄ là cái gì, thưa cụ!??

  2. Tác giả bàn về việc mà thực ra tác giả cũng không biết rõ, cũng như Trần Ngọc Thêm đang dùng dầu chữa cháy trên báo đảng. Trần Ngọc Thêm đang dẫn các loại từ điển, giống Hoàng Tuấn Công, để tỏ rõ việc thuộc lòng sách vở, và đang bảo mọi người đều kém cả nên không hiểu điều ông ta nói!!!
    Để rõ ràng, đầu tiên cần biết câu “tiên học lễ, hậu học văn 先學禮 後學文” ở đâu mà ra, “lễ” được hiểu thế nào. Câu này là của người theo Nho giáo đưa ra, chữ “lễ” đây là theo nghĩa trong kinh Lễ.
    Lễ Ký-Khúc Lễ thượng: phù lễ giả, sở dĩ định thân sơ, quyết hiềm nghi, biệt đồng dị, minh thị phi dã.
    禮記-曲禮上: 夫禮者, 所以定親疏, 決嫌疑, 別同異, 明是非也.
    Làm gì có chữ nào bắt người ta phải “nâng bi” “bưng bô” bề trên, hay không cho người ta tỏ rõ lòng mình với người khác …v.v…
    Điều quan trọng là, trò dùng khẩu hiệu mang tính sáo rỗng của nhà cầm quyền, nhằm khỏa lấp việc mục nát, thối ruỗng của một xã hội mà điêu toa, đểu cáng, dốt nát lại ra giọng nói về “lễ”.

  3. “Cần chấm dứt….” đó là sự khai mào giai đoạn cuối của bọn giặc mồm Nguyễn phú trọng, tất cả những hành vi nhơ nhớp của bọn công an đều là mặc định của lưu manh,TIÊN HỌC ĐỚP, hậu học tập theo gương hồ chó vĩ đại.
    Thời kỳ của gian tà, một xuất cứu tế thiên tai là hai ngàn đồng hồ tệ, không đủ mua khúc lòng thối cho chó ăn, ăn trên xương máu dân nhờ dịch Covid, mấy vạn thông tin ca nhiễm dịch coi như trò đùa trò chơi, khi thì dấu nhẹm lúc thì phô trương…bao nhiêu án oan mà trời xanh cũng chẳng thấu…
    Thiên hạ nói nhiều về ông Thêm, nhưng đó là trò đánh lạc hướng rẻ tiền của đảng Hồ giặc mồm. Hãy quên đi để nghĩ về những chuyện thiết thực còn hơn.

  4. Ngày xưa, học trò được dạy :” Rắn là một loài bò ”
    Nay được thêm :” Muỗi là một loài bò ”
    Bò tràn lan, từ thánh Lú, thánh nổ trở xuống. Cơ hội VN trở thành Bò quốc đang nằm trong tay đảng cộng sản.

Leave a Reply to Lại Việt Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây