Tăng lương có giải quyết được nạn dạy thêm, học thêm hay không?

Thái Hạo

22-11-2021

Quan điểm của tôi là KHÔNG.

Khi chúng ta quan niệm rằng vì lương thấp nên mới có nạn dạy thêm thì cũng đồng nghĩa với việc cho rằng tăng lương thì sẽ giải quyết được tình trạng ấy. Nhận thức như vậy liệu đã thỏa đáng?

Trước tiên, phạm vi bài viết không bàn đến những trường hợp dạy thêm – học thêm chính đáng do những nhu cầu như phát triển tài năng hay năng khiếu, và cũng loại trừ cả những hình thức dạy thêm phi lợi nhuận (không thu tiền). Như thế, sẽ còn lại hai trường hợp chính sau đây:

Một là, nhu cầu có thật của người học để được phụ đạo, bồi dưỡng, nâng cao. Câu hỏi đặt ra đối với trường hợp này là: liệu có cách nào khác để đáp ứng các nhu cầu ấy, thay vì học thêm? Con đường của thế giới để giải quyết bài toán này chính là phân luồng, phân ban, định hướng nghề nghiệp sớm (học ít môn, và học theo hướng phân ban chuyên sâu từ sớm); không cào bằng, không có tham vọng “giỏi toàn diện” mà chỉ có tinh thần giáo dục toàn diện mà thôi. Và như thế đối với họ, dạy thêm – học thêm không phải là lựa chọn, vì nội tại hệ thống giáo dục và chương trình đã tự đáp ứng được yêu cầu.

Hai là, dạy thêm vì lương giáo viên không đủ sống. Không có logic mang tính bản chất nội tại nào giữa việc kiếm sống và dạy thêm cả; vì hai vấn đề này hoàn toàn không có bất kỳ mối quan hệ hữu cơ nhân quả nào. Nói nhẹ thì đó là tư duy ngụy biện, mà nặng thì chính là hành vi gian dối. Việc thiếu tiền mà ép học sinh học thêm, so với hành vi ăn cắp, tham ô, lừa đảo về bản chất không có khác nhau. Nếu thu nhập không đủ sống thì giáo viên phải tranh đấu đòi quyền lợi, đòi chủ sử dụng lao động tăng lương chứ không thể quay lại bắt nạt nạn nhân là người học như thế được.

Đó là hành vi vừa thể hiện sự hèn nhát, vừa thất đức. Nói cách khác, lối dạy thêm như thế không phải là vì gánh nặng mưu sinh mà vì sự xuống cấp của nhân cách và đạo đức. Con người thế nào thì hành xử thế ấy; với những người như thế, nếu một khi thu nhập có ổn thỏa thì cũng không thể kỳ vọng ở họ được. Tại sao mỗi năm có cả ngàn cán bộ đủ mọi cấp vào tù vì tội tham nhũng, dụ họ đã rất giàu có? Nếu với cái logic “có tiền rồi thì không tham nữa” thì đáng lý ra những cán bộ ấy sẽ không chiếm đoạt hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỉ đồng chứ?

Không có chuyện đảm bảo cho một xã hội vận hành và phát triển lành mạnh chỉ bởi vì mọi người trong xã hội ấy đã có đời sống kinh tế khá giả. Đất nước Bhutan nghèo, rất nghèo nhưng họ thuần phác, tốt lành hơn rất nhiều quốc gia có GDP cao hơn gấp nhiều lần, là vì sao? Chỉ có cách thức tổ chức quản lý xã hội một cách khoa học và nền tảng văn hóa đạo đức vững vàng mới là chỗ dựa cho sự văn minh.

Nói như thế không phải là để chấp nhận và tự ru mình trong lối nghĩ “hàn nho phong vị phú”, mà là để khẳng định rằng, muốn chữa bệnh thì dứt khoát phải tìm ra căn nguyên gây bệnh. Dạy thêm – học thêm có lý do là chương trình lạc hậu, và sự xuống cấp của đạo đức nhà giáo. Chỉ có đoạn được hai cái nguồn cơn này thì mới có thể trị dứt căn bệnh dạy thêm học thêm tràn lan gây nhức nhối cho toàn xã hội suốt hàng thập kỷ qua.

Tăng lương cho giáo viên là bài toàn phải có lời giải, nhưng không thể đặt nó trong mối quan hệ với dạy thêm – học thêm, vì như thế là đánh tráo bản chất của vấn đề. Mà một khi đã “hiểu lầm” thì tăng lương xong rồi nhưng vấn nạn vẫn sẽ còn nguyên ở đó. Tăng lương cho giáo viên là trách nhiệm mà chính phủ dứt khoát phải thực hiện để nhà giáo có thể “sống được bằng lương”, nhưng nếu nhầm sang chuyện chữa bệnh dạy thêm thì chúng ta sẽ lại lỡ một nhịp nữa. Lương cần phải tăng nhưng đồng thời phải thực hiện song song với những cải cách về chương trình, về quản lý hành chính nhà nước. Và tuyệt đối không thể đánh đồng hai câu chuyện này với nhau.

Vì sao lương không chữa được bệnh dạy thêm học thêm nhưng vẫn phải tăng? Vì sứ mệnh của giáo dục là để phát triển con người. Khi giáo viên không đủ sống như hiện nay thì sao họ có thể toàn tâm toàn ý với công việc giáo dục thế hệ trẻ? Thế là họ phải làm các nghề tay trái để phụ thêm thu nhập, sao nhãng, làm việc cầm chừng v.v.. Một tình trạng như thế thì nếu có thay đổi chương trình mà dẹp được nạn dạy thêm thì cũng chưa chắc chất lượng giáo dục sẽ được cải thiện.

Hiện nay rất nhiều nhà trường đang tổ chức dạy học buổi thứ hai có thu tiền mà về thực chất là dạy thêm. Nếu tăng lương thì các nhà trường ấy có bỏ buổi dạy thứ hai kia hay không? Không, vì chương trình quá nặng, học sinh không tiếp thu tốt được kiến thức trong một buổi; mà áp lực thành tích lại là một gánh nặng sống còn của nhà trường. Cho dù nhà trường có đủ dũng khí bỏ dạy thêm thì người học (và phụ huynh) cũng sẽ đề nghị và yêu cầu được học. Áp lực thi cử buộc học sinh phải đi học thêm; nếu nhà trường không dạy thì các em cũng sẽ đến trung tâm hoặc năn nỉ thầy cô của mình dạy thêm. Một ví dụ như thế thôi đủ để chúng ta thấy mối quan hệ giữa lương và dạy thêm không phải là nhân quả, càng không phải là logic có tính bản chất.

Để thấy rõ điều này, ta thử giả định rằng nếu tăng lương mà chương trình và phương pháp kiểm tra đánh giá, kiểm định… không thay đổi thì nhu cầu học thêm của học sinh vẫn còn đó. Thầy cô có không còn nhu cầu dạy thêm để kiếm sống nữa thì dạy thêm sẽ vẫn phải tiếp tục. Có cầu thì có cung. Còn nếu chương trình đã thay đổi thì nhu cầu học thêm của học sinh cơ bản không còn; tuy nhiên giáo viên vẫn đói. Và tất nhiên họ phải kiếm sống bằng những cách khác nhau, và không thể đầu tư chuyên môn đến nơi đến chốn được. Như thế, tăng lương đồng nghĩa với việc nâng cao chất lương giáo dục chứ không phải để chấm dứt nạn dạy thêm học thêm. Chúng ta cần phân biệt rõ điều này.

Tóm lại, có 2 việc hệ trọng phải được thực hiện: tăng lương để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung bằng cách nâng cao đời sống của giáo viên; và thay đổi chương trình để giải quyết nạn dạy thêm (và nhiều vấn đề nhức nhối khác nữa, cũng có quan hệ mật thiết với chất lượng giáo dục). Còn riêng việc giải quyết bài toán dạy thêm – học thêm là trách nhiệm của Bộ GD-ĐT trong việc xây dựng chương trình, tổ chức kiểm tra đánh giá…, chứ không phải là việc của Bộ Tài chính.

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Mình cũng đồng ý với bạn TH là dù có tăng lương cũng không thể chấm dứt việc dạy thêm học thêm. Nhà nước cấm thì dạy chui .
    Ai cũng biết rằng, nhờ dạy thêm mà GV các môn Toán. Lý, Hóa, Ngoại ngữ đã xây được nhà cao cửa rộng, Có người sắm cả xe du lịch, nhất là với những GV đắt sô, HS vào ra ra lũ lượt .
    Thấy vậy BGH cấm dạy ở nhà, buộc phải đưa vào trường để thu 20%, gọi là tiền quản lí phí và hao hụt bàn ghế . Nghĩa là cả GV và BGH đều hưởng lợi trên mồ hôi, nước mắt của phụ huynh HS nghèo .
    Đa số GV đều chơi đểu, dạy trong lớp qua loa cho hết giờ, HS không hiểu bài nên không muốn cũng phải tự nguyện ôm tập tới học thầy. Có học thêm mới làm bài được, em nào không học cứ cắn bút, cuối năm thi lại. Bố đứa nào cũng không không dám bỏ lớp học thêm .
    Các ngài ở Bộ cứ toàn nói chuyện lý tưởng ở trên mây mà không hiểu thực tế gì ráo . Thế bây giờ cứ mạnh tay, giao cho chính quyền địa phương giám sát, anh chị GV nào vi phạm việc cấm dạy thêm thì lập biên bản, xét kỉ luật buộc thôi việc tức khắc. Có vậy mới hi vọng chấn chỉnh được việc dạy thêm tràn lan hiện nay.
    Dạy thêm, học thêm cái kiểu gì mà học sinh mẫu giáo, tiểu học cũng bắt con người ta đi học thêm. Không gì khốn nạn cho bằng !

  2. “không thể quay lại bắt nạt nạn nhân là người học như thế được”

    Why the Phúc not? Cả xã hội đang làm thế, have star where? Ôn hòa & phản biện mãi, không có chỗ giải tỏa nên xoay qua vặc nhau . Giáo dục imitates life imitates giáo dục .

    “Đó là hành vi vừa thể hiện sự hèn nhát, vừa thất đức”

    i like him, hes vừa cực đoan vừa vô học . 2 cái tính từ đó sắp đi vào sách đỏ ngôn ngữ tiếng Việt rùi . Nếu ai cũng hèn nhát & thất đức, ai phàn nàn những người khác hèn nhát & thất đức … Nghịch lý Epimenides. Look it up. i know hổng có truyền thuyết Tàu ở đây . Só zi.

    Chuyện tăng lương không giải quyết được vấn đề gì cả, thậm chí gây thêm phiền toái . Tớ ủng hộ chương trình giáo viên làm dư luận viên để kiếm thêm thu nhập . Phụ trội bằng dư luận viên là cách tốt nhất để nâng cao tay nghề của giáo viên xã hội chủ nghĩa, nhất là các môn xã hội . Chó ngáp phải ruồi được giải thưởng của tổng cục chính chị thì mát giời luôn . Những môn tự nhiên thì giáo viên có thể dạy thêm .

    Tăng lương giáo viên có nghĩa phải tăng lương toàn bộ các ngành nghề khác . Chuột chạy cùng sào, tốt nghiệp ra giáo chức . Bây giờ tăng lương giáo viên, mấy ngành khác sẽ càm ràm, rằng thì là mà tốt nghiệp sư phạm chứ có báu gì đâu, mà bây giờ lương bằng bác sĩ . Tăng lương toàn bộ thì ảnh hưởng (nặng) tới ngân sách & gây ra lạm phát . No bueno.

  3. Theo đồng chí Quang Eo, hội trưởng hội xhds, công đoàn đập dập Việt nam nước, Đẻn ta đã có nền KTTT ” hoàn chỉnh” nên vậy do đó là nó phải Cung Cầu.. hihi… vì tất cả đều phải mần ăn
    Cố tí nữa sắp lên thiên đèn rùi

  4. ..”giáo viên phải tranh đấu đòi quyền lợi, đòi chủ sử dụng lao động tăng lương…”
    Trong một XHCN mà nếu đấu tranh kiểu này là trở thành hững thế lực thù địch, can tội phản quốc của chế độ rồi, còn chuyện dạy thêm thì được nhà nước khuyến khích/động viên nên cứ làm thả cửa, đâu có tù tội gì…

Leave a Reply to Quang Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây