Ngô Đình Diệm và tờ Thời Luận: Thuở hồng hoang của báo chí tự do Việt Nam

Luật Khoa

Võ Văn Quản

12-11-2021

Câu chuyện về tờ báo độc lập và đối lập nổi tiếng một thời của Việt Nam Cộng hòa.

Người Việt Nam sinh sống vào giai đoạn 1957 – 1958 luôn nín thở chờ kỳ tiếp theo của báo Thời Luận. Họ không biết lần này Thời Luận sẽ chỉ trích chính quyền ông Ngô Đình Diệm điều gì. Và nhiều người đồn đoán không biết qua bao nhiêu kỳ xuất bản nữa, hai cây bút chủ lực của Thời Luận – Nghiêm Xuân Thiện và Phan Quang Đán – sẽ bị “đẩy ra Côn Đảo”.

Ngô Đình Diệm không ưa gì báo chí đối lập. Đó không phải điều gì mới lạ. Nhưng cách ông này ứng xử với giới báo chí cũng chưa từng được sử sách chính thống Việt Nam đương đại mô tả một cách hoàn toàn chính xác. Mối quan hệ giữa Ngô Đình Diệm và Thời Luận có thể xem là một trong những đối tượng nghiên cứu đáng giá để hiểu hơn về tự do báo chí của Việt Nam Cộng hòa giai đoạn này. Qua nghiên cứu có tên gọi “‘Renegades’: The Story of South Vietnam’s First National Opposition Newspaper 1955–1958” của Tiến sĩ Jason A. Picard, [1] hiện đang là giáo sư về lịch sử và văn hóa Việt Nam tại Vin University, chúng ta có thể tìm chút ít thông tin về vụ việc.

***

Chính quyền miền Nam Việt Nam sau năm 1954 giữ lại phần lớn các đạo luật thuộc địa thời Pháp đang có hiệu lực. Các đạo luật này bao gồm quy định về quản lý báo chí vốn bắt buộc tất cả các báo phải nộp lưu chiểu mỗi ấn bản cho cơ quan quản lý truyền thông trước khi được phát hành cho công chúng.

Tuy nhiên, điều này thay đổi hoàn toàn với Lệnh số 23/TTP vào ngày 19/2/1956. Theo đó, Ngô Đình Diệm bãi bỏ quy định tiền kiểm đối với phát ngôn của báo chí (khái niệm “prior restraint” đã được giới thiệu trên Luật Khoa trước đây). [2] Điều này được Nguyễn Việt Chước trong tác phẩm “Lược sử Báo chí Việt Nam” gọi là mốc đánh dấu thuở vàng son của báo chí Việt Nam Cộng hòa. [3]

Hiển nhiên, như đã nói, gia đình họ Ngô không thích báo chí độc lập. Không lâu sau, Sắc dụ 13 được ban hành, trao thẩm quyền cho phép chính quyền mới phạt tiền, đe dọa phạt tù và đóng cửa các tòa soạn “thân Cộng”, “chống chính quyền” hay “vu khống”.

Ông Nghiêm Xuân Thiện (thắt cà vạt), cây bút chủ lực của tờ Thời Luận. Ảnh: petruskyaus.net.
Ông Nghiêm Xuân Thiện (thắt cà vạt), cây bút chủ lực của tờ Thời Luận. Ảnh: petruskyaus.net

Tuy nhiên, việc nới lỏng quy định liên quan đến tiền kiểm báo chí cũng được xem là một điểm nhấn tiến bộ mới của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Họ không kiểm soát hoàn toàn khâu quản lý nhân sự, sản xuất nội dung và định hướng báo chí như chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Điều này mở ra nhiều cơ hội hơn cho thảo luận báo chí tự do, thậm chí là những chỉ trích cụ thể nhắm vào chính quyền Ngô Đình Diệm và cá nhân ông Diệm.

Ví dụ, năm 1957, khi Ngô Đình Diệm vừa từ Hoa Kỳ trở về nước sau một chuyến công du, Thời Luận tung bài viết “Quan niệm dân chủ và hành động dân chủ”.

Trong bài viết này, Phan Quang Đán và Nghiêm Xuân Thiện yêu cầu Tổng thống Ngô Đình Diệm cho biết rõ kế hoạch để xây dựng một xã hội dân chủ thực thụ vắng bóng cộng sản. Theo họ, chúng ta không thể chỉ nói về dân chủ mà không có một biện pháp thực tế nào để thực thi dân chủ.

Hai đồng tác giả khẳng định lời nói không có ý nghĩa gì nếu các biện pháp cải cách dân chủ không được thực thi. Bài viết cũng đưa ra một số phân tích như lý do người Việt Nam không quen với việc chỉ trích chính quyền, coi đó là tư duy “khinh quân”, và cho rằng chỉ trích hay phản đối người cầm quyền là quấy rối trị an hay có ý tranh cướp chính quyền.

Trong liên tiếp các bài viết như “Kêu gọi của khối dân chủ” và “Đối lập dân chủ: Không có đối lập là bất thành dân chủ”, Thời Luận chỉ ra và yêu cầu một không gian mở rộng hơn để thảo luận dân chủ và loại trừ truyền thống tư duy phong kiến quân – thần.

Trong một sự kiện nổi bật khác, Thời Luận ra mặt chống đối chính quyền Ngô Đình Diệm liên quan đến chính sách “bài Hoa”.

Theo đó, với hai Sắc dụ 48 và 53 (lần lượt vào tháng Tám và tháng Chín năm 1956), chính quyền Việt Nam Cộng hòa kỳ vọng kiểm soát tầm ảnh hưởng của cộng đồng người Hoa đối với hệ thống kinh tế nói chung. Ví dụ, Sắc dụ 53 là văn bản ghi nhận 11 nghề không cho phép Hoa Kiều tham gia, bao gồm cho vay – tín dụng hay buôn gạo.

Thời Luận cho rằng ngay cả khi cấm người Hoa, năng lực sẵn có của các cơ sở sản xuất người Việt cũng không thể thay thế các hội nhóm kinh doanh này. Việc loại trừ người Hoa khỏi nền tảng kinh tế Việt Nam cũng sẽ khiến Việt Nam Cộng hòa lệ thuộc hơn vào một nhóm ngoại quốc khác – Hoa Kỳ.

Các bài viết liên quan đến nguồn viện trợ Hoa Kỳ như “Viện trợ Mỹ”, “Viện trợ Mỹ chuyển hướng thế nào cho thêm hiệu quả”, “Nhân việc khởi công xa lộ Saigon – Biên Hòa: Bàn về Viện trợ Mỹ”, v.v. đều thách thức trực tiếp đến các chính sách mà ông Diệm đề ra.

Sau đó, họ còn ra mắt nhiều bài báo mạnh bạo hơn và ra mặt chống chính quyền hơn như bênh vực cho các can phạm trong vụ xung đột vũ trang giữa quân lực Việt Nam Cộng hòa và Bình Xuyên.

Đầu năm 1958, trước sinh nhật của Ngô Đình Diệm chỉ vài ngày, Thời Luận cho đăng nhiều bài viết chỉ trích Quốc hội mới của Việt Nam Cộng hòa là không phục vụ nhân dân, thay vào đó không khác gì con rối của chính quyền ông Diệm. Điều này dẫn đến việc bản thân vị tổng thống xuất hiện trên tờ Cách mạng Quốc gia (tờ báo chính thức duy nhất do chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý), cảnh báo rằng có quá nhiều thành phần đang cố tình kích động phá hoại sự đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến chống cộng sản.

Tuy nhiên, trong suốt nhiều tháng sau đó, Thời Luận tiếp tục công kích mạnh mẽ hầu hết các cơ quan công quyền và chính sách của chính quyền ông Ngô.

Tính đến tháng Tư năm 1958, Thời Luận xuất bản được đúng 440 số báo, mỗi số bán được hàng chục vạn bản. Đó là con số mà báo chí thời nay cũng phải mơ ước.

***

Chính quyền Ngô Đình Diệm từ năm 1955 đến 1957 ít công kích trực tiếp báo chí và sử dụng hệ thống pháp luật hình sự như là công cụ chính yếu để chèn ép tự do báo chí.

Tuy nhiên, các công cụ khác không phải là không có. Điển hình nhất có thể kể đến việc phân phối giấy in và mực in.

Nói cho dễ hiểu, dù chưa đến mức chủ động can thiệp vào thị trường báo chí như chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và chính quyền Việt Nam đương đại, chính quyền Ngô Đình Diệm có thể kiểm soát mức độ lan tỏa của một tờ báo bằng cách giới hạn số lượng ấn bản của nó. Như vậy, về mặt lý thuyết, họ không cấm báo chí tự do, nhưng báo chí tự do đến tay được bao nhiêu người thì lại là chuyện khác.

Một tờ báo được xem là quá khiêu khích, chống đối đường lối của chính quyền sẽ bị hạn chế quyền tiếp cận với mực in và giấy in. Tuy nhiên, trong trường hợp của Thời Luận, nhiều thông tin cho thấy tờ báo này tiếp cận với nguồn giấy và mực in chợ đen để sản xuất đủ nhu cầu của bạn đọc miền Nam Việt Nam.

Mặt khác, dù không đến mức cấm đoán báo chí thành lập, chính quyền Diệm tìm cách kìm hãm một phần các tờ đối lập bằng cách quyết định tờ nào được trở thành nhật báo, tờ nào là tuần san, và tờ nào là nguyệt san.

Trong trường hợp của Thời Luận, Bộ Thông tin của chính quyền Việt Nam Cộng hòa nhất quyết không cho phép tờ này được xuất bản hằng ngày. Tuy nhiên, việc cấm cản Thời Luận thì vẫn chưa được xem xét, và trong một khoảng thời gian đáng kể tờ này tiếp tục được tồn tại, phát triển và biến thành tờ báo lớn nhất miền Nam Việt Nam thời kỳ bấy giờ.

Hiển nhiên, chuyện gì đến cũng phải đến.

Việc một tờ báo phổ thông, lấy tiếng vang bằng việc công kích chính quyền và thành công vang dội về mặt doanh số lẫn số báo bán ra trong thời kỳ còn chưa bình ổn về mặt quân sự lẫn chính trị dẫn Thời Luận đến một kết quả đã được báo trước.

Tờ báo bị đóng cửa vào tháng Tư năm 1958.

Chủ bút Nghiêm Xuân Thiện bị bỏ tù 10 tháng với tội danh “sử dụng báo chí để phỉ báng chính quyền”.

Tuy nhiên, các ngòi bút chủ lực như Phan Quang Đán không gặp vấn đề gì với chính quyền Ngô Đình Diệm.

***

Tính đến tận năm 1960, sau khi ông Diệm trở nên bị cô lập và không tin tưởng hệ thống chính trị miền Nam Việt Nam vì cuộc đảo chính không thành cùng năm, có thể nói các chính sách quản lý của ông và hệ quả dành cho các ngòi bút chỉ trích trực tiếp chính quyền là không đáng kể.Nhìn vào tình hình báo chí Việt Nam hiện nay, với hàng trăm tờ báo nằm dưới quyền biên tập duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam và con số án tù đến hàng chục năm dành cho các nhà báo độc lập (như vụ các nhà báo Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy Lê Hữu Minh Tuấn đều nhận trên 10 năm tù), có thể nói chính quyền ông Diệm vẫn còn non tay. [4]

_____

*Ghi chú:

1. PICARD, J. A. (2015). “Renegades”: The Story of South Vietnam’s First National Opposition Newspaper, 1955–1958. Journal of Vietnamese Studies, 10(4), 1–29. https://www.jstor.org/stable/26377890

2. Trung, N. Q. T. (2018, September 29). 4 án lệ định hình tự do báo chí tại Hoa Kỳ. Luật Khoa Tạp Chí. https://www.luatkhoa.org/2015/06/4-an-le-dinh-hinh-tu-do-bao-chi-tai-hoa-ky/

3. Chước, N.V (1974). Lược sử Báo chí Việt Nam. Nhà xuất bản Nam Sơn. https://vietbooks.info/threads/luoc-su-bao-chi-viet-nam-nxb-nam-son-1974-nguyen-viet-chuoc-122-trang.42610

4. Chính, Y. K. (2021, January 11). 37 năm tù cho ba nhà báo tự do. Luật Khoa Tạp Chí. Retrieved 2021, from https://www.luatkhoa.org/2021/01/37-nam-tu-cho-ba-nha-bao-tu-do

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Trịnh Hữu Long mở khóa bồi dưỡng cho Võ Văn Quản rồi ah. Hóa ra anh biên tập của luật khoa cũng chả dám đứng sau lưng nhân viên của mình . Tiếc, Võ Văn Quản đã từng là 1 trong nhiều tiếng nói độc lập, khách quan & dũng cảm của luật khoa, bi giờ thì bị Trịnh Hữu Long bảo sủa thì phải sủa, chui vào gầm giường thì chui vào gầm giường .

    “có thể nói chính quyền ông Diệm vẫn còn non tay”

    Chính vì vậy mà chính quyền của ông đã bị lịch sử đào thải

    “trong cuộc chiến chống cộng sản”

    Chống Cộng Sản tức là độc tài rồi, theo định nghĩa của nhà báo uy tín Lưu Trọng Văn . Nguyên Ngọc đúng, Cao Huy Thuần chống độc tài tư bản trị .

    “hàng trăm tờ báo nằm dưới quyền biên tập duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam và con số án tù đến hàng chục năm dành cho các nhà báo độc lập (như vụ các nhà báo Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy Lê Hữu Minh Tuấn đều nhận trên 10 năm tù)”

    Ậy, chính vì vậy mà lịch sử nước mình mới chọn lựa, & được nhân dân ủng hộ nên đứng vững tới giờ này, và muôn đời luôn . Kể ra lịch sử nước mình khá là khắt khe, nhưng cũng rất yêu Đảng . “nhà báo Phạm Chí Dũng” … WTF is that? Thấy các nhà báo xã hội chủ nghĩa như Hoàng Hải Vân rất tự hào về nghề nghiệp của mềnh, hóa ra thua 1 tay tay ngang, chả có bằng biếc gì hết, cứ viết nhăng viết cuội là bọn họ nâng quan điểm lên thành nhà báo . Hóa ra báo chí xã hội chủ nghĩa, cha kăng chú kiết nào cũng làm được .

  2. Một chế độ Cộng Hoà mới có 2 tuổi, còn chập chững bước giữa một cái nhà đang xây
    chưa xong với ngổn ngang gạch đá mà có người muốn nó phải “tiến nhanh tiến mạnh”
    thì người này đúng là người thiếu thực tế hay cầu toàn một cách vớ vẩn !
    Tưởng cũng nên nhắc lại là Phan Quang Đán từng tham gia vụ đảo chính năm 1960
    sau đó ra toà, ông ta khóc như một đứa trẻ con. Ông chính khách này dù chỉ là “tay mơ”
    hay tập sự nhưng tham vọng qúa nhiều !

  3. Chẳng biết cái đám Thời Luận ngày ấy còn ai sống sót, chẳng biết chúng có mở mỏ với nhà cầm quyền cộng sản hay câm như hến từ sau 1975, có đứa chuồn ra hải ngoại và chết nhục bên ấy, đm nó, khi có tự do thì hùa nhau phá nát như tương và khi bị kềm kẹp thì câm như hến. Nhục quá Thời Luận ơi, chúng bay chỉ biết bướng, ngang tàng và hèn hạ.

    • HẮN ĐÂY !!

      Nghiêm Xuân Thiện

      Nghiêm Xuân Thiện (1909 – 2003) là một chính khách (TỤI NÓ TỰ bơm hơi CHO NHAU !!!) và nhà báo Việt Nam. Ông từng là Đại biểu khóa I của Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc vụ khanh kiêm Tổng trấn Bắc phần Quốc gia Việt Nam.

      Ông quê ở xã Tây Mỗ,(ÔNG CỤ TÔI sinh cùng xã TÂY MỖ !!! nên biết khá nhiều về tay đồng châu này !!!) huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (Nay thuộc Hà Nội), cùng làng với nhà nông học Nghiêm Xuân Yêm.

      Gia tộc ông có truyền thống đỗ đạt, riêng gia đình ông có 6 anh em thì có 3 dược sĩ hạng nhất, 1 bác sĩ y khoa, 2 kỹ sư,

      trong đó có một người đỗ 3 bằng đại học mà đều là ở các nước có nền khoa học tiên tiến như Pháp, Đức.
      (TỆ NHẤT vẫn là thằng NGHIÊM PHONG TUẤN chuyên d…….A rửa tiền cho bọ quan đỏ Hà L..ội !!)

      Hoạt động chính trường

      Sau khi tốt nghiệp Kỹ sư hóa học tại Đại học Cambridge (Anh), khi trở về nước, ông được chính quyền thực dân Pháp bổ nhiệm về công tác tại nhà máy nước Yên Phụ. Thời gian này, ông bí mật gia nhập và sinh hoạt trong nhóm Đại Việt Quốc dân đảng tại Hà Nội.

      Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. Ngày 5 tháng 9 năm 1945, ông được bổ nhiệm làm thành viên của Hội đồng cải cách của Trường Kỹ nghệ chuyên môn Hà Nội, có nhiệm vụ phác thảo một chương trình học mới trường.

      Khi quân đội Trung Hoa Dân quốc tiến vào miền Bắc Việt Nam để giải giáp quân Nhật, thanh thế của Quốc dân Đảng được nâng cao. Ông chính thức công khai hoạt động với tư cách đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng (đo đảng Đại Việt bị cấm hoạt động), cùng với Nhượng Tống hoạt động trong ban Tuyên truyền, công tác tại tòa soạn nhật báo Việt Nam và tuần báo Chính Nghĩa của Việt Quốc. Ông cũng được cử là một trong 50 đại biểu Quốc hội khóa I của Việt Quốc không qua bầu cử. Ngày 8 tháng 6 năm 1946, ông được bổ nhiệm làm quyền Giám đốc Nha Khoáng chất và Kỹ nghệ khi ông Hồ Đắc Liên đi công tác.

      Tuy nhiên, liên minh Quốc hội liên hiệp nhanh chóng tan vỡ kể từ khi quân đội Trung Quốc Quốc dân Đảng rút về nước. Các lực lượng Việt Quốc và Việt Cách bị trấn áp, nhất là trong Vụ án phố Ôn Như Hầu tháng 7 năm 1946. Tòa soạn báo Việt Nam và Chính Nghĩa tại 80 phố Quan Thánh cũng bị khám xét và niêm phong.

      Ông cùng một số đảng viên Việt Quốc trốn thoát và được quân Pháp che chở. Do đó, ông bị Tòa án quân sự tuyên án tử hình vắng mặt.[2]

      Sau khi Toàn quốc kháng chiến nổ ra, quân Pháp kiểm soát hoàn toàn Hà Nội, khoảng tháng 3 năm 1947, ông cùng với một số đồng chí trở lại 80 phố Quan Thánh, thu thập lại các cơ sở cũ để tiếp tục hoạt động và phát hành nhật báo Trật Tự do ông làm Chủ nhiệm. Không lâu sau, nhật báo Trật Tự đổi tên thành nhật báo Thời sự. Một nhà báo hợp tác với ông trong thời kỳ này là ông Trần Trung Dung, một chính khách khá nổi tiếng trong chính trường Việt Nam Cộng hòa sau này.

      Bấy giờ, nội bộ Việt Quốc xảy ra chia rẽ giữ 2 xu hướng chống Pháp và hợp tác với Pháp. Ông và nhiều đồng chí ngả theo xu hướng hợp tác với Pháp để chống lại Việt Minh. Ngày 17 tháng 2 năm 1947, ông và các đồng chí tích cực vận động cho tổ chức Việt Nam Quốc gia Liên hiệp do ông làm lãnh đạo bộ phận tại miền Bắc, ủng hộ Giải pháp Bảo Đại, thành lập chính quyền Quốc gia Việt Nam.

      Tổng trấn Bắc Việt

      (cho nên Nghiêm Xuân Thiện mới CÀI QUÝ TỬ cậu ấm sứt vòi NGHIÊM PHONG TUẤN vào trường XXX (Tam Ích !!!! HA HA HA !!!) cũng như Phan Đình Diệu gài quý tử cậu ấm đỏ sứt vòi vào trường ENS chớ ngay Tây thật mũi lõ tóc vàng mắt xanh còn hết hơi mới qua kỳ thi tuyển CŨNG NHƯ năm Nguyễn Thành Trung (có 3 HÃNG MA màn hình !!) vào TRƯỜNG NHỚN XXX (Tam Ích !!!! HA HA HA !!! Ích nhà Ích nước Ích dân !!! ) có đến 15 sinh viên Việt Nam vào TRƯỜNG BÁCH KHOA vì các cậu ứng viên này qua THI TUYỂN ĐẶC BIỆT có lẽ may ra về TOÁN thì khó nhưng CHẮC MIỄN THI các môn khác nhưng BÌNH LUẬN Pháp văn )
      vì Pháp muốn mở lại ảnh hưởng Văn hóa Pháp tại Việt Nam

      Ngày 19 tháng 5 năm 1947, Ủy ban Lâm thời Hành chánh và Xã hội Bắc Kỳ (sau đổi tên thành Hội đồng An dân Bắc Kỳ) được thành lập dưới sự bảo trợ của người Pháp. Ông được cử giữ vai trò đại diện của Hội đồng, giữ nhiệm vụ thương thuyết với chính quyền địa phương (do Pháp bảo trợ) ở miền Trung và miền Nam tiến tới thành lập chính phủ thống nhất. Ngày 9 tháng 9 năm 1947, ông tham gia Hội nghị Hương Cảng do Cựu hoàng Bảo Đại chủ trì, bàn về một thể chế thống nhất cho Quốc gia Việt Nam sắp được hình thành.

      Ngày 27 tháng 5 năm 1948, Chính phủ Trung ương lâm thời Việt Nam (tiếng Pháp: Gouvernement central provisoire du Viêt Nam) được thành lập. Ông được cử làm Quốc vụ khanh kiêm Đại biểu chính phủ tại Bắc phần.[3][4] Ngày 14 tháng 7 năm 1949, chính phủ Bảo Đại thành lập, Quốc trưởng Bảo Đại đã chỉ định ông Nguyễn Hữu Trí thay ông giữ chức Đại biểu chính phủ tại Bắc phần kiêm Thủ hiến Bắc phần.

      Trở thành nhà báo đối lập

      Rời chính trường, ông trở thành giáo sư dạy Toán tại trường tư thục Minh Tâm (Hà Nội).

      Sau Hiệp định Genève năm 1954, ông bán nhà in đưa gia đình di cư vào miền Nam, tiếp tục làm giáo sư dạy Toán tại Petrus Ký tại Sài Gòn.

      Đến năm 1956, ông được Bộ Thông tin cho phép xuất bản tờ tuần báo Thời Luận [5], với tư cách Chủ nhiệm, kiêm Chủ bút. Báo có khuynh hướng chính trị đối lập với chính phủ Ngô Đình Diệm nên thường bị chính quyền gây khó dễ và luôn bị đình bản.

      == CHO NÊN THIỆN được tổ chức cho lên máy bay đoàn tụ với gia đình từ năm 1980

      Đặc biệt với bài báo “Gửi Dân biểu của tôi” đăng tuần báo Thời Luận ngày 15 tháng 3 năm 1958, chỉ trích mạnh hoạt động của Quốc hội hình thức của Việt Nam Cộng hòa. Do việc này mà ông bị bắt giữ, bị chính quyền Ngô Đình Diệm truy tố về tội “Sử dụng báo chí để phỉ báng chính quyền” và bị phạt 10 tháng tù giam. Tuần báo Thời Luận cũng bị rút giấy phép và đóng cửa.

      Tháng 9 năm 1967, ông được thụ ủy đứng liên danh Thượng nghị viện Việt Nam Cộng hòa cùng với một số đồng chí Đại Việt Cách mạng Đảng. Tuy nhiên, liên danh của ông bị thất cử.

      Sau năm 1975 ông sống bình lặng. Năm 1980 ông được phép xuất cảnh sang CHLB Đức sinh sống.

      Dòng họ Nghiêm Xuân coi trọng công tác khuyến học

      Góp ý cho chúng tôi
      NHỜ CÁC BÁC chép lại ý kiến của tôi BỎ VÀO ‘hòm ý kiến’ của BÁO DÂN TRÍ

      Dân trí Họ Nghiêm Xuân ở Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội luôn coi trọng công tác khuyến học. Đến định cư ở Tây Mỗ vào giữa thế kỷ XVI, 10 đời đầu chưa có người đỗ đạt nên các cụ trong dòng họ có quyết tâm rất cao cho con cháu ăn học.

      https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/dong-ho-nghiem-xuan-coi-trong-cong-tac-khuyen-hoc-1197734492.htm

      Khi đất nước bước vào thời kỳ mở cửa và hội nhập, quan hệ với các nước càng được mở rộng thì việc khuyến học của họ Nghiêm Xuân càng được phát triển. Hàng năm hội Nghiêm Xuân tương tế ở các nước như Hoa Kỳ, châu Âu quyên góp và gửi về quê nhà hơn 20 suất học bổng cho các cháu học sinh nghèo học giỏi. Hiện nay tổng số học bổng hàng năm dao động từ 20 triệu đến 30 triệu đồng.

      Nhờ có sự quan tâm và động viên của cả Họ mà con cháu càng cố gắng học hành. Mấy năm gần đây, dòng họ có nhiều cháu đỗ cao trong các kỳ thi vào các trường đại học và tốt nghiệp đại học. Một số cháu đã được nhận học bổng của nhà nước ta hoặc các nước ngoài để theo học các chương trình sau đại học ở Hoa Kỳ, Nhật Bản… Gần đây nhất, trong năm học 2006-2007 có 32 cháu được khen thưởng. Lễ khen thưởng được tổ chức tại nhà thờ của họ Nghiêm Xuân ở Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội.

      (CHỈ CÓ Nghiêm Phong Tuấn TỒI TỆ làm chuyên RỬA TIỀN HÀNG ít nhất HÀNG CHỤC TRIỆU cho đến TRĂM TRIỆU đô n…a
      HIỆN NAY hắn sống GẦN 9 BÓ 87 tuổi tại biệt thự Miền Nam Pháp ANTIBES, thị trấn gần thành phố CANNES nơi đối thủ ngã ngựa BẠC LAI HY Bạc ông Bạc bà có căn biệt thự do tỷ phú trọc phú địa ốc Tàu mua tặng )

      Quan niệm của họ Nghiêm Xuân trong việc khuyến học thật giản dị: Chăm sóc dạy dỗ con cháu là việc quan trọng như Bác Hồ đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.

      Ban đại diện họ Nghiêm Xuân
      (Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội)

      AVIS DE RECHERCHE : Antoine TRAN aka ”TRỢ mặt lọ” – métier : blanchisseur de l’argent sale en France

      http://www.hanoiparis.com/img_poeme/10933.jpg

      LỆNH TRUY NÃ LUẬT PHÁP NƯỚC PHÁP : TRẦN ANH TUẤN biệt
      danh ”TRỢ mặt lọ” – cựu học sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng. Chuyên nghề : SIÊU TRÙM RỬA TIỀN TẠI NƯỚC PHÁP


      BỌN RỬA TIỀN người Phốp gốc Vịt có thấy mình dơ bẩn
      như siêu vi khuẩn SIDA/HIV hay siêu vi trùng ung thư hay không ???

      https://www.youtube.com/embed/cNBRpQ-XK4Q

      Bác Georges BLANCHARD – Người đàn ông Pháp giải cứu hàng nghìn phụ nữ Việt khỏi nạn buôn người

      https://www.youtube.com/embed/HlaZvVX1rjw

      Khi ông TRÙM trường X gần 80 tuổi cuối đời tham gia RỬA TIỀN ….

      http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=actutxt&idfam=41&idactu=523

      BẤM VÀO ĐỌC TIN VUI : 10 năm tù + 50 triệu euros tiền phạt : Phó Tổng Thống Teodorin
      Obiang, tòa Pháp xử về Tài Sản Phi Pháp BAO GIỜ CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM tại PHÁP làm như cộng đồng Phi châu ĐỨNG RA CÙNG KIỆN với Dân Pháp bọn tham những +
      RƯA TIỀN

      http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg


      NGHIÊM ”Phong Tuấn” tên chàng gái-trai nước vịt .. ..
      *******************************

      Hắn bút hiệu Hà Tây
      Suốt đời cậu ấm sứt vòi bên Tây
      Khá thông minh vào Trường Lớn
      Nhưng chẳng khác đống đờm !
      Hắn như con chó đực lại cái
      Chỉ biết liếm lưỡi thở dài .. ..

      Sống lúc trước khá lương thiện
      Tuổi già gần đất xa trời hóa đảo điên

      Hắn về thăm chốn cũ Hà Tây
      Qua lại Pháp bỗng hóa bựa bầy hầy
      79 tuổi còn mở thêm một hãng
      Hãng trước nhà in vài quyển sách cóp hàng
      Bỗng thành viết phần mềm phần cứng bạt ngang

      Hắn núp bóng đen rửa tiền
      Cho Quan đỏ Thời đổ đểu đảo điên
      Mỗi hai ngàn Âu kim Euros hắn rửa
      Một cháu thôn nữ phải đi làm cô dâu xứ Hán
      Với tính tích PHÂN vi PHÂN toàn ‘PHÂN’
      Hàng chục triệu Âu kim Euros hắn rửa
      Bao nhiêu chục ngàn thôn nữ gạt lệ về xứ Hán ? ?
      Học từ Trường Bách khoa chỉ có não không tâm
      Làm gì biết liêm sỉ !
      Mặt thịt mặt dầy mày dạn
      Đã 81 tuổi tây – 82 tuổi ta
      Gần đất xa trời sắp chối già …
      Hắn siêu vi khuẩn giữa siêu vi trùng
      Hắn là phần hoại tử của Đồng bào và Nhân loại
      Loại siêu độc tố ung thư thư ung
      Hắn một siêu vi khuẩn giữa nhầy nhụa SIDA siêu vi trùng
      Hắn con chó sói đói tiền giữa bầy chó sói
      Hắn con siêu vi khuẩn giữa siêu vi trùng thư ung

      http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

      TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

      Chỉ mến thương Cố Nhà Văn Bùi Ngọc Tuấn tác giả Chuyện kể năm 2000 HAY Chim Bói cá (tôi chưa tin Nghiêm Phong Tuấn dịch thời gian lo rửa tiền cùng ăn nhậu ăn chơi thì chỉ có THUÊ dịch giả negro nègre dịch rồi đứng tên …. đúng là LOÀI CHIM BÓI CÁ ăn hết cả cá của Ngư phủ chủ nuôi HẮN tức là Nhân Dân Đồng bào !!!!

      Tôi sẽ post gởi lên những tài liệu số liệu KIỂM HỒ SƠ PANAMA hay HỒ SƠ PANDORA về Việt Nam tại Pháp mà các THÂN CHỦ VỊT KÌU IÊU NƯỚC ao NƯỚC LÃ làm dịch vụ SIÊU RỬA TIỀN cho SIÊU QUAN ĐỎ trên Diễn đàn Tiếng Dân vì trang nhà HanoiParis.com đã bị hacker phá vì công nghệ FLASH những năm 2002-2004 đẹp nhưng CÓ NHIỀU NGÕ NGÁCH kiếm tin tặc dễ lẻn vào phá hoại

Leave a Reply to montaukmosquito Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây