Mỹ cần hợp tác với Nhật, Ấn, Úc và châu Âu để chống Trung Quốc

 

New York Times

Tác giả: Joseph S. Nye Jr.

Đỗ Kim Thêm dịch

3-11-2021

Ảnh minh họa. Nguồn: Doug Mills/ NYT

Suy luận Mỹ còn giống như trong thời Chiến tranh Lạnh là lười biếng và nguy hiểm

Trong một số chính trị gia và các nhà hoạch định chính sách ở Washington có một ý tưởng mới đang gây thu được thu hút, Hoa Kỳ đang sống trong thời Chiến tranh Lạnh với Trung Quốc. Đó là một ý tưởng tệ hại, nhơ nhuốc về lịch sử, thối tha về chính trị, đen tối cho tương lai của chúng ta.

Chính quyền Biden đã khôn ngoan đẩy lùi việc định khung. Nhưng hành động của tổng thống cho thấy rằng chiến lược của ông để đối phó với Trung Quốc thật sự có thể bị ảnh hưởng bởi tư duy về Chiến tranh Lạnh, khoá chặt tâm trí của chúng ta trong mô hình về một ván cờ có hai chiều theo truyền thống.

Tuy nhiên, cạnh tranh với Trung Quốc là một trò chơi ba chiều. Và nếu chúng ta tiếp tục chơi cờ hai chiều, chúng ta sẽ thua.

Trong khi cả cuộc xung đột với Liên Xô và cạnh tranh hiện nay với Trung Quốc đều không dẫn đến cuộc chiến toàn lực, nhưng các trò chơi rất khác nhau. Trong Chiến tranh Lạnh, đối với Hoa Kỳ, Liên Xô là mối đe dọa trực tiếp về quân sự và ý thức hệ. Chúng ta hầu như không có mối liên hệ kinh tế hoặc xã hội nào: Việc ngăn chặn là một mục tiêu khả thi.

Bởi vì trò chơi dựa trên một tiền đề hai chiều đơn giản, cuộc chiến duy nhất là giữa từng phe quân đội, mỗi bên phụ thuộc vào đối phương không bóp cò. Nhưng đối với Trung Quốc, trò chơi ba chiều có sự phân bổ quyền lực ở từng cấp, quân sự, kinh tế và xã hội, không chỉ một.

Đó là lý do tại sao ẩn dụ Chiến tranh Lạnh, mặc dù thuận tiện, nhưng lại lười biếng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nó che khuất và đánh lừa chúng ta bằng cách đánh giá thấp thách thức thật sự mà chúng ta phải đối mặt và đưa ra các chiến lược không hiệu quả.

Trên bình diện kinh tế, Hoa Kỳ và Trung Quốc phụ thuộc vào nhau sâu đậm. Hoa Kỳ đã có hơn 500 tỷ đô la thương mại với Trung Quốc vào năm 2020. Trong khi một số người ở Washington nói về việc “tách rời”, sẽ thật ngu ngốc khi nghĩ rằng chúng ta có thể tách nền kinh tế của mình hoàn toàn ra khỏi Trung Quốc mà không phải chịu thiệt hại nặng nề. Và chúng ta cũng không nên mong đợi các quốc gia khác làm như vậy, vì theo các báo cáo cho biết, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của nhiều quốc gia hơn Hoa Kỳ.

Các kết cấu xã hội của Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng gắn bó nhau sâu xa: Có hàng triệu kết nối xã hội, từ sinh viên, khách du lịch và những người khác giữa hai quốc gia. Và về mặt vật lý, không thể tách rời các vấn đề sinh thái như đại dịch và biến đổi khí hậu.

Tình trạng phụ thuộc là một con dao hai lưỡi. Nó tạo ra các mạng lưới nhạy cảm với những gì đang xảy ra ở một quốc gia khác có thể khuyến khích sự thận trọng. Nhưng nó cũng tạo ra những điểm yếu gây thương tổn mà cả Bắc Kinh và Washington có thể cố gắng thao túng như những công cụ để gây ảnh hưởng.

Bất chấp những yếu tố trên, một suy nghĩ hai chiều cho rằng, Hoa Kỳ có thể đối đầu với Trung Quốc phần lớn là nhờ ưu thế quân sự. Trong khi Trung Quốc đang hiện đại hóa quân lực, Mỹ vẫn thật sự là cường quốc duy nhất trên toàn cầu. (Mặc dù không rõ điều đó sẽ kéo dài bao lâu). Chúng ta phải cẩn thận vạch ra các hành động của mình, như cải thiện quan hệ với Ấn Độ và củng cố liên minh của chúng ta với Nhật Bản, trên bàn cờ quân sự truyền thống để duy trì cán cân quyền lực ở châu Á. Đồng thời, chúng ta không thể tiếp tục bỏ qua các mối quan hệ quyền lực khác nhau trên các hội đồng kinh tế hoặc xuyên quốc gia, và mức độ tương tác nhau. Nếu chúng ta làm vậy, chúng ta sẽ gặp khó khăn.

Trên khía cạnh kinh tế, sự phân bổ quyền lực là đa cực, Hoa Kỳ, Trung Quốc, châu Âu và Nhật Bản là những tác nhân quan trọng nhất. Và trong hội đồng quản trị xuyên quốc gia, khi đề cập đến các vấn đề như biến đổi khí hậu và đại dịch, các tổ chức phi chính phủ đóng vai trò quyền lực và không quốc gia nào kiểm soát được.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ có chính sách thương mại đối với Đông Á không phù hợp, khiến đất nước này nhường sân cho Trung Quốc. Về các vấn đề xuyên quốc gia, Hoa Kỳ có nguy cơ để mối quan hệ sóng gió với Bắc Kinh gây nguy hiểm cho các mục tiêu về khí hậu. Trung Quốc là quốc gia thải khí có hiệu ứng nhà kính lớn nhất. Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã cảnh báo Mỹ không nên kỳ vọng rằng các cuộc đàm phán về khí hậu sẽ vẫn là một ốc đảo trong một sa mạc của các mối quan hệ tổng thể.

Không quốc gia nào có thể đơn phương giải quyết các vấn đề xuyên quốc gia như biến đổi khí hậu và đại dịch. Do đó, nền chính trị của sự tương thuộc sinh thái liên quan đến quyền lực cũng như đối với những người khác.

Cuộc cạnh tranh chính trị ngày nay cũng khác. Hoa Kỳ và các đồng minh không bị đe dọa bởi việc xuất khẩu của chủ nghĩa Cộng sản giống như thời Stalin hay Mao. Có ít việc truyền bá chủ nghĩa hơn; ngày nay ít có người xuống đường ủng hộ “tư tưởng Tập Cận Bình”.

Thay vào đó, Trung Quốc thao túng hệ thống của tình trạng tương thuộc sâu xa về kinh tế và chính trị để hỗ trợ cho chính phủ độc tài của mình và gây ảnh hưong về mặt quan điểm trong các nền dân chủ để phản bác và ngăn chặn những lời chỉ trích. Để có bằng chứng về điều đó, chúng ta chỉ cần nhìn vào sự trừng phạt kinh tế của Trung Quốc đối với Na Uy và Úc, các đồng minh của chúng ta, vì họ đã dám công kích Trung Quốc về vấn đề nhân quyền. Một chiến lược ba chiều sẽ công nhận và đáp ứng được thực tế là những hành động này của Trung Quốc sẽ tạo cơ hội cho chúng ta thực hiện các bước hỗ trợ, từ đó sẽ tăng ảnh hưởng của chúng ta. Các hiệp định về thương mại sẽ giúp ích, cũng giống như thỏa thuận về xuất khẩu công nghệ tàu ngầm hạt nhân gần đây của chúng ta sang Úc.

Chúng ta đang bị khoá chặt trong “sự cạnh tranh hợp tác” với Trung Quốc làm cho tốt hơn và xấu hơn, nó đòi hỏi một chiến lược có thể thực hiện hai điều trái ngược, cạnh tranh và hợp tác trong cùng một lúc.

Ở trong nước, Hoa Kỳ phải củng cố các lợi thế công nghệ bằng cách tăng cường hỗ trợ cho các công trình nghiên cứu và phát triển. Về mặt quân sự, điều này có nghĩa là tái cấu trúc các lực lượng truyền thống để kết hợp các công nghệ mới và củng cố các liên minh nói trên.

Về mặt kinh tế, việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương để lại lỗ hổng trong lĩnh vực quan trọng về thương mại. Và về các vấn đề xuyên quốc gia, chúng ta cần củng cố và phát triển các thể chế và các hiệp ước quốc tế, chẳng hạn như Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp định về Khí hậu tại Paris, để đối phó với các vấn đề sức khỏe và khí hậu.

Những người bi quan nhìn vào quy mô dân số và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và tin rằng họ sẽ chiếm ưu thế. Nhưng nếu chúng ta coi các đồng minh của mình như tài sản, thì sức mạnh quân sự tổng hợp và sự giàu có về kinh tế của các nền dân chủ liên kết với phương Tây, Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, sẽ vượt xa Trung Quốc trong thế kỷ này.

Tổng thống Biden hợp lý khi cho rằng, cuộc thảo luận về Chiến tranh Lạnh có nhiều tác động tiêu cực hơn là tích cực. Nhưng ông cũng cần bảo đảm rằng chiến lược đối với Trung Quốc của mình là phù hợp với trò chơi ba chiều.

***

Joseph S. Nye là Giáo sư Đại học Harvard, là người đặt ra thuật ngữ “quyền lực mềm” vào năm 1989 và là cựu quan chức quốc phòng cấp cao. Tác phẩm mới nhất của ông là “Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy From FDR to Trump.”

____

Ghi chú: Tựa đề do người dịch đặt

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Các giới chức quân sự Mỷ đều có cùng một nhận định chung là triển vọng Trung Quốc thôn tính Đài Loan là hiện thực, nhưng không ai tiên đoán chính xác là chừng nào sẽ xảy ra. Đài Loan, dù quân lực hùng mạnh, nhưng cũng không thể chống trả trước các cuộc tấn công áp đảo chớp nhoáng của Trung Quốc.
    Taiwan Relation Act, căn bản pháp lý của Mỷ để bảo vệ Dài Loan đã có, nhưng Joe Biden áp dụng như thé nào là một vấn đề khác. Đảng Cộng Hoà không để yên cho Joe Biden tự do hành động. Dân chúng Mỹ phân hoá trầm trọng nên Joe Biden cũng không thể kêu gọi toàn dân nên có tinh thấn hy sinh để bảo vệ cho Đài Loan đến hơi thở cuối cùng. Hạn chế về ngân sách, nhân sự ngoại giao trong việc Mỹ hợp tác AUKUS là một thí dụ chính mới nhất.
    Trung Quốc chiếm Đài Loan là dể, nhưng giử gìn trong lâu dài là khó. Nhật và Hàn quốc bị anh hưởng trực tiếp. Mỹ và Nhật có khả năng phong toả Đài Loan rất cao, gây nhiều trở ngại. Tăng cường hợp tác Mỹ, Nhật và Hàn trong để chống Trung Quốc trong tình hình tương lai là chuyện khó tiên đoán. Giống như trước khi Đệ Nhất Thế Chiền, khả năng tổn thương nhân mạng của Mỹ trong diễn tiến tranh chấp Đài Loan sẽ là yếu tố Mỹ tham chiến.


  2. Thử nhìn từ Thủ đô Ngoại giao Thế giới Cận-Hiện đại : Chiến tranh Lạnh thứ Hai vừa mở màn Việt Nam ơi !!!!
    ****************************************

    Chiến tranh Lạnh thứ Hai vừa hình thành:
    Khối AUKUS Anh ngữ Ngọn cờ Đấu tranh
    Chọn lựa đúng rõ ràng trân trọng Nước Úc
    Thế giới Nhị nguyên như Vũ trụ số hóa song hành
    Bàn cờ Quốc tế đang điểm Giờ Phân cực
    Như sau Thế chiến Hai vừa ngừng Chiến tranh
    Âu châu Lục địa già Văn minh Dân chủ
    Nên bản chất đối thoại dẫn đến phân hóa nhanh
    Con đường thứ Ba trung dung đành yếu thế
    Trước sức trỗi dậy Hoà bình ngụy trang Chiến chinh
    Truyền thống Pháp lập ngôn khẩu chiến Ý hệ
    Nên không thực dụng như Mỹ trước Thế giới hiện tình
    Chính Macron bảo NATO đã chết tiệt Óc não
    Điện não đồ đường biểu diễn sóng hóa thẳng tinh
    Pháp còn khúc ruột ngàn dặm Tân Caladonie Đảo
    Nằm trong Vùng AUKUS phủ sóng thanh bình
    Trưng cầu Dân ý lần tới chớ dại như Dân Việt
    Đánh Pháp chống Mỹ cứu …. Tàu giờ điêu linh
    Nước Việt nghèo hèn thuộc địa kinh tế ảo Tàu cộng
    Luẩn quẩn trầm luân trong quỹ đạo bát quái Bắc Kinh

    Mùa Chiến tranh Lạnh thứ Hai vừa khai mở
    Khối AUKUS theo bước Bộ Tứ đã đăng trình
    Cùng Ngũ Nhãn thành ba Liên minh Chiến lược
    Đối đầu trực diện Đế cuốc Mới từ Bắc Kinh
    Chọn lựa đúng rõ ràng trân trọng Nước Úc
    Thế giới Nhị nguyên như Vũ trụ số hóa song hành
    Bàn cờ Quốc tế đang điểm Giờ Phân cực
    Như sau Thế chiến Hai vừa ngừng Chiến tranh
    Âu châu Lục địa già Văn minh Nhân văn Dân chủ
    Như bậc Mẹ Cha già một điều nhịn chín điều lành
    Trước sói lang ngoại giao hải tặc Đại Hán quyết đoán
    Biến con cháu thành cừu non trước mõm khủng long
    Nhân chứng ba mươi năm hơn triệu chú thoòng ả xẩm
    Di dân ‘nằm vùng’ gián điệp đội quân thứ năm âm binh
    Họa da Vàng nay Paris không còn Tiểu thuyết Giả tưởng
    Giới chính trị Tây phương không nghe lời dạy Nã Phá Luân
    Hán gian lợi dụng Nhân quyền cùng Toàn cầu hóa
    Làm khiên cho chúng thâm nhập di dân cả chục triệu quân
    Qua châu Phi bóc lột qua Mỹ-Âu gián điệp công nghệ
    Phố Tàu mọc lên như ngàn nấm độc sau cơn mưa Xuân !

    Mùa Chiến tranh Lạnh thứ Hai vừa khai mở
    Khối AUKUS theo bước Bộ Tứ đã đăng trình
    Cùng Ngũ Nhãn thành ba Liên minh Chiến lược
    Đối đầu trực diện Đế cuốc Mới từ Bắc Kinh
    Chọn lựa đúng rõ ràng trân trọng Nước Úc
    Thế giới Nhị nguyên như Vũ trụ số hóa song hành
    Bàn cờ Quốc tế đang điểm Giờ Phân cực
    Như sau Thế chiến Hai vừa ngừng Chiến tranh

    Chiến tranh Lạnh thứ Hai vô cùng thảm khốc trầm trọng
    Chiến tranh kinh tế phá toang Thế giới Văn minh tinh anh
    Người thất nghiệp chính là tù binh giữa gia đình xã hội
    Đáng thương hơn thành kẻ tiêu thụ mất nhân phẩm dần

    Chiến tranh Lạnh thứ Hai vô cùng trầm trọng thảm khốc
    Chiến tranh siêu vi trùng phá toang Nhân loại có Em và Anh
    Học thầy Pháp từ A đến Z cả xây Viện siêu vi Vũ Hán
    Bọn mụ ‘người dơi cái’ vừa cố ý làm xổng chuồng Liêu Trai xanh
    Thừa nước đục thả câu bán khẩu trang máy thở hàng cóp dỏm
    Vắc xin SinoVac + SinoPharm chép từ Gia Nã Đại kiếm lời nhanh

    Chiến tranh Lạnh thứ Hai vô cùng trầm trọng thảm khốc
    Chiến tranh Văn hóa từ Viện Khổng Tử đầy Chết chóc học hành
    Giá trị Nhân bản Âu châu Nhân quyền Nhân vị Nhân văn Nhân bản
    Hóa mùi tương Tàu tạp pí lù chạp phô bát cháo món tiết canh

    Từ Thủ đô Ngoại giao Thế giới, Hồn ta vẫn hướng về Hà Nội :
    Việt Nam ơi vươn mình lên quyết chọn thật Lý tình chóng vanh
    Thoát Hán..g thoát Trun..g thoát Lời nguyền Giao Chỉ-Tây Tạng
    Hà Nội cần chiêm nghiệm Bài học Canberra trước Ngã ba đường Đấu tranh !

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  3. “Mỹ cần hợp tác với Nhật, Ấn, Úc và châu Âu để chống Trung Quốc”

    Rất đúng . Đừng quên Hàn & Đài . Và Mỹ nên từ bỏ ý định dụ Việt Nam vào âm miu nham hiểm diệt Cộng qua Trung Quốc . Unless them want another Phạm Xuân Ẩn, The Spy who love us but still Phúc us anyway.

Leave a Reply to TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây