From the People of China

Tạ Duy Anh

15-10-2021

(Nhân chuyện Tổng thầu Trung Quốc bất hợp tác)

Trên những con đường vay vốn ODA của Nhật Bản, ví dụ đường Vành đai 3, cầu Nhật Tân (đẹp long lanh) và đường lên sân bay Nội Bài… cách một vài cây lại thấy có dòng chữ FROM THE PEOPLE OF JAPAN.

Cầu Nhật Tân. Ảnh trên mạng

Tôi cũng thấy dòng chữ này trên những con đường cao tốc của một số nước châu Á, nơi tôi có dịp đến… và tự hiểu rằng, đó là thông lệ đối với những công trình tài trợ bằng vốn ODA (Official Development Assistance- Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức), dành cho những nước nghèo. Dòng chữ đó mang theo tinh thần tri ân với đất nước cấp vốn ODA, bởi tiền vay theo chương trình này có thời gian kéo dài, thường không phải trả lãi, hoặc lãi suất cực thấp. Người dân của đất nước cho vay, coi như phải hy sinh một phần lợi ích cho người dân của nước vay.

Tất nhiên, nước cho vay cũng được hưởng chút lợi ích từ công ăn việc làm, bán thiết bị, tạo uy tín với thế giới từ đó nhằm tới nhiều lợi ích dài hạn, nhận các ưu đãi khi đầu tư bình thường tại quốc gia vay, thậm chí cấp vốn ODA còn giúp giải phóng vốn ứ đọng. Nhưng cơ bản việc cho vay ODA là người cho vay làm “từ thiện” một phần với người vay.

Nhật Bản là nước cung cấp vốn ODA vào loại lớn của thế giới và đứng đầu danh sách những nước cho Việt Nam vay theo hình thức này.

Và nếu theo thông lệ này, thì tới đây, giả sử khi đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông đi vào vận hành (nói giả sử vì chưa biết đến bao giờ) và nếu theo thông lệ, thể nào cũng sẽ có dòng chữ FROM THE PEOPLE OF CHINA. Vì tôi được biết, con đường này cũng được ra đời bằng vốn ODA của Trung Quốc, mà nguồn gốc sâu xa để có vốn đó là xuất phát từ tình cảm gắn bó keo sơn giữa hai đảng cùng ý thức hệ. (có thể vì thế mà nó “chỉ” tăng gấp đôi cả vốn và thời gian thực hiện so với dự toán ban đầu).

Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông. Ảnh chụp màn hình

Tôi xin có hai đề xuất:

1- Đặt tên con đường là CON ĐƯỜNG CÙNG TIẾN LÊN CNXH. Xét từ mọi khía cạnh, cả nội dung và hình thức, nguồn gốc xuất thân của con đường, tình cảm của đối tác cấp vốn, cũng như thời hạn hoàn thành… thì cái tên này quá tuyệt vời.

2- Tạc tượng một vài nhân vật có công mang con đường đó về Hà Nội, đặt dòng chữ FROM THE PEOPLE OF CHINA lên trên đầu bức tượng, chia đều 13km thành 13 khoảng, mỗi km một bức (nhớ khoác đủ comple caravat cho tượng). Biết ơn người cấp vốn, cũng phải biết ơn cả người mang vốn về, là hợp với đạo lý dân tộc. Cái lợi lâu dài là lái tầu đỡ buồn ngủ còn hành khách thì bớt căng thẳng khi ngồi tưởng tượng họ đang bay lượn đến thiên đường.

Việc trả nợ thì thôi, xin để nhường nhân dân và con cháu họ. Tiền trong dân lúc nào chả nhiều như nước biển.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Nếu có dòng chữ “FROM THE PEOPLE OF CHINA”, ta nên đặt tên đường này là “Theo Chân Bác”, hoặc Bát, nếu là Đỗ Thành Nhân .

    Nhờ họ làm thêm bức tượng Bát Hồ ôm vai Bát Mao,

    https://www.youtube.com/watch?v=jEjVDfWM74o
    BẤM VÀO liên kết XEM thằng Hề HỒ tặc tặc NHƯ TRONG TUỒNG CHÈO Bắc Kinh

    Tình hữu nghị Việt Trung thảm thiết

    Bát Hồ ôm vai Bát Mao,
    Bát Hồ ôm vai Bát Mao và bOác HÙ CHÍ MEO dám 4 L..Ù bOác MAO XẾNH XÁNG
    Bát Hồ ôm vai Bát Mao,

  2. Nếu có dòng chữ “FROM THE PEOPLE OF CHINA”, ta nên đặt tên đường này là “Theo Chân Bác”, hoặc Bát, nếu là Đỗ Thành Nhân . Nhờ họ làm thêm bức tượng Bát Hồ ôm vai Bát Mao, trên con đường đó có mô hình trường quân sự đầu tiên thành lập tại Trung Quốc của “Quân đội nhân dân Việt Nam” nhà các bác .

    Chuyện tiêu chuẩn Trung Quốc, aka tiêu chuẩn Xã hội chủ nghĩa vs tiêu chuẩn tư bản, chúng ta đã thực hiện 1 trong những ước muốn của Bác/t Hồ là “đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào” có nghĩa chúng ta đã thẳng thắn & dõng dạc nói “không” với tiêu chuẩn tư bản . Cũng may Trung Quốc nó xem tiêu chuẩn xã hội chủ nghĩa là tiêu chuẩn Trung Quốc, chứ nó xây theo tiêu chuẩn Việt Nam mình, bất cần đúng sai thì có mà khóc ròng . Đường sắt cao tốc sẽ trở thành đường sắt lõi tre cao tốc, APAVE cũng phải lắc đầu luôn .

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây