Báo lố: Thay lời muốn… ói!

Mai Bá Kiếm

15-10-2021

Ảnh: Báo LĐ

Mục Sự Kiện Bình Luận trên Báo Lao Động có tựa bài bằng từ ngữ rất tượng thanh và thô thiển trong văn hóa ẩm thực của dân thủ đô ngàn năm văn hiến: “Thực khách Hà Nội xì xụp bát phở, dân Sài Gòn … “thèm”.

“Xì xụp” là trạng từ – mô phỏng tiếng như tiếng húp mạnh liên tiếp, bổ nghĩa cho động từ “húp”, nhưng tác giả dùng nó như động từ, khiến người đọc hình dung “thực khách Hà Nội húp nước phở rột rột, dân Sài Gòn nghe chảy nước miếng”!

Tác giả có lẽ thỏa mãn với cách “chơi chữ” của mình nên bỏ ba dấu chấm trước chữ … “thèm” – nằm trong ngoặc kép. Không ngờ, tác giả bị chữ chơi lại, tựa bài trở thành phép “quy đồng sở thích ăn phở” của người Hà Nội cho dân Sài Gòn. Nói theo nhà báo Cù Mai Công “MANG MÓN VÙNG NÀY NHẤN VÔ MIỆNG MIỀN KHÁC LÀ “DZÔ DZIÊN”“.

Sau khi bị mạng xã hội chửi, báo Lao Động sửa lại tựa có tính “áp đặt ước mơ” và “cưỡng chế ăn uống” đối với dân Sài Gòn: “Người Sài Gòn mong được ăn phở tại quán như người Hà Nội”, trong khi tác giả không trích lời của một người Sài Gòn nào!

Sau đó, VTCNEWS “đạp cứt” Lao Động viết bài có tựa “Bún – phở ‘tới công chuyện’ với hội mê ăn ở Hà Nội, anh em Sài Gòn chỉ biết ước!”. Tại sao hai nhà báo này đều giỏi chơi chữ và bỏ dấu như vậy?

Ảnh chụp màn hình báo VTC

Bún và phở mắc mớ gì xài gạch nối? “Tới công chuyện” nằm trong ngoặc kép để hàm ý gì? “Tới công chuyện” hiểu nôm na là “có việc gì tới thì mình phải làm thôi”. Nhưng, với cộng đồng mạng, “tới công chuyện” ám chỉ: “sắp có biến”, “không ổn rồi”, “có chuyện không ổn tới nơi rồi”. Tựa phải hiểu là: “sắp có chuyện với hội mê ăn ở Hà Nội, anh em Sài Gòn chỉ biết ước”.

Ban tuyên giáo đã suy nghĩ dùm mọi chuyện cho người dân, “báo lố” lại “cưỡng chế ước mơ, mà không đền bù” cho dân Sài Gòn là sao?

Rồi, VTC tả chân: “Suốt mấy tháng vừa rồi, hẳn bạn đã thèm lắm một bát phở bò nóng hổi với quẩy giòn tan, thêm quả trứng chần húp cái rột. Có thể nói, phở là phải ăn nóng ngay tại bàn, mua mang về thì nguội mà tự nấu thì cứ thiếu thiếu đi cái gì đó”.

Hóa ra, báo Lao Động và VTC muốn nói chính quyền TP.HCM không cho các quán phở bán ăn tại chỗ như Hà Nội, mà bán mang về thì nó nguội không húp cái rột đã miệng! Hai bài báo đều dùng “phở” đại diện cho tất cả món ăn Hà Nội. Giống như nói “Honda ôm” là nói thay cho tất cả nhãn hiệu xe máy chở khách!

Báo chí đang làm tăm tối tiếng Việt!

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Không cưỡng chiếm Miền Nam thì Miền Bắc giờ chắc là chỉ ăn rễ cây, sau 1975 thì hàng ngàn chuyến công voa dài thườn thượt từ Nam xuôi Bắc, chiều tối dọc hai bên quốc lộ 1 dân ra đường xem bọn cướp của tải hàng. Món bắc nào mà ngon hơn món người miền tây ? Hãy xem người miền tây tái chế lại món bún riêu cua ra sao, phở mà nói người miền bắc nấu ngon ư ?
    Bọn bạn học của tôi ở Châu Âu kể là ghé chợ Đồng Xuân bên Bá Linh một lần mà sợ, chúng nói món ăn của người bắc ở đó nấu dợ như c*c và không mấy vệ sinh, khách vào chưa ăn mà nổ như pháo đến lúc mang ra thì toàn món nhái người miền nam nhưng thua xa. Từ đồ ăn đến đồ nhậu nên học người miền tây nhé. Tôi vốn dòng giõi gốc bắc di cư 54 nè, không ngoa ngôn.

  2. Đúng là phóng viên HN vô duyên quá cỡ!
    và chúng ta cần phải nhặt ‘ sạn’!
    Xong đây là giờ khắc nào mà cứ chăm chăm vào phở với bún ?
    Trong cơn đại dịch còn những chuyện hữu sự đáng nói hơn nhiều!!!

  3. Có một nhóm “người” chỉ biết so hơn kém trên đời qua một miếng ăn, qua một bát phở!
    Họ coi việc được phát ra tiếng động khi nuốt miếng ăn ngon, trong khi “đồng bào” của họ ăn bờ ngủ bụi vất vưởng như những bóng ma trên mọi nẻo đường đất nước, là một niềm tự hào văn hoá, một thành đạt của địa phương họ để khoe khoang.

    Rất may, tôi được đọc ở bản tin khác những y tá bác sĩ Hà nội mất ăn mất ngủ, nghẹn ngào vì đau thương mất mát của người Sài gòn và được người Sài gòn mời một tô phở như biểu tượng của sự tri ân. Biểu tượng thôi chứ có những ân tình người ta chỉ nhận và ghi nhớ chứ không đền đáp được. Tôi không biết những y tá bác sĩ này có khen ngon chê dở không nhưng có đọc thấy họ hẹn ngày quay lại. Có những lúc cùng đau thương làm người ta gắn bó nhau hơn.

    Tôi người Sài gòn. Tôi tự hào có những người Hà nội như vầy!

Leave a Reply to Ngọc Giao Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây