Trường Thiếu Sinh Quân FPT (cho trẻ mồ côi) và nguyên tắc quản trị quốc tế

Nguyễn Quốc Toàn

22-9-2021

Chắc là tôi sẽ bị nhận gạch đá – khi “ngứa mồm” viết post này. Phải khẳng định trước là tôi hoàn toàn ủng hộ anh Trương Gia Bình ở góc độ đóng góp xã hội. Với tư cách là một doanh nhân, tôi luôn làm các trách nhiệm xã hội mà mỗi doanh nghiệp và doanh nhân cần làm và muốn làm.

Tôi cũng luôn thần tượng anh Bình và các chị, các anh ở FPT vì đã xây được một công ty có uy tín và văn hoá rất tốt. Tôi luôn mong ước và học hỏi để công ty mình sẽ có được văn hoá gần giống như FPT (bình đẳng, dân chủ, cởi mở. Rất nhiều cộng sự của tôi cũng từ FPT ra đều biết rõ điều này).

Hôm vừa rồi, trả lời phỏng vấn báo chí, anh Bình có nói, ý tưởng thành lập ngôi trường thiếu sinh quân dạy trẻ mồ côi của FPT được hình thành chỉ 24 giờ trước đó. Đó là một câu chuyện truyền cảm hứng tuyệt vời, là một nỗ lực tốt đẹp của anh Trương Gia Bình (và FPT). Chỉ cần hình dung 1000 trẻ mồ côi không may mắn mất gia đình trong đại dịch sẽ được nhận một cam kết lâu dài từ một tập đoàn lớn cũng đủ làm lòng người ấm áp.

Nhưng cũng không phải là không có điểm khiến tôi lấn cấn. Cái tôi trăn trở là lại là vấn đề quản trị doanh nghiệp. Vì ở góc độ chuẩn mực quốc tế, quyết định của anh Trương Gia Bình về mặt quản trị chưa thực sự đã ổn.

Cần phải xác định hai điều:

– Điều thứ nhất, FPT là một doanh nghiệp.

– Điều thứ hai, FPT là một doanh nghiệp đại chúng với nhiều cổ đông, bao gồm cả các tổ chức đầu tư nước ngoài, chứ không phải công ty gia đình hay công ty một thành viên.

Anh Trương Gia Bình là người sáng lập của FPT (founder), nhưng hiện giờ chỉ sở hữu 6,11% cổ phần của FPT (theo CafeF).

Mục tiêu tối thượng của một doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận chứ không phải làm từ thiện, đặc biệt là đối với công ty niêm yết đại chúng.

Nên khi một doanh nghiệp đại chúng muốn làm từ thiện thì họ phải lập ra một quỹ/ ngân sách từ thiện riêng. Mọi hoạt động và ngân sách của quỹ này cần được sự phê chuẩn của Đại hội Cổ đông và/hoặc HĐQT. Vì mỗi đồng tiền mà doanh nghiệp tiêu vào hoạt động từ thiện đều là lấy từ lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông.

Tính một cách rất thô thiển, định giá của FPT thời điểm này được tính bằng lợi nhuận hàng năm nhân với 22,16 lần (theo CafeF). Nếu đúng như anh Bình ước tính, kinh phí mỗi năm để nuôi dạy 1.000 trẻ mồ côi là 80 tỷ đồng, thì nghĩa là mỗi năm, quyết định của anh Bình đã khiến FPT, một công ty đại chúng, mất đi 1772,8 tỷ đồng về mặt giá trị. Hiện giờ giá cổ phiếu chưa thể hiện việc này, nhưng năm sau khi thị trường quên đi câu chuyện từ thiện này, trên bảng báo cáo lãi lỗ sẽ hụt đi 80 tỷ đồng. (Thực ra thì từ lúc tuyên bố đến giờ, cổ phiếu FPT đã giảm, từ ngày 17/9/2021 lên được 1 ngày, còn sau đó là giảm. Tất nhiên có lẽ chưa liên quan nhiều đến quyết định này).

Nếu việc này đã được HĐQT của FPT phê chuẩn thì quá tốt, đó sẽ là một việc vô cùng tốt không chỉ cho 1.000 trẻ mồ côi được họ bảo trợ, mà còn tốt cho xã hội nữa.

Nhưng tôi không dám tin rằng trong 24 giờ từ lúc nảy ra ý tưởng đến lúc tuyên bố với báo chí, anh Trương Gia Bình đã kịp triệu tập một cuộc họp HĐQT và nhận được sự phê chuẩn của HĐQT cho quyết định này, trừ khi HĐQT FPT đã có sẵn một ngân sách cho việc đó gọi là quỹ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nếu đây là một quyết định đường đột, chưa thông qua HĐQT thì sẽ dễ tạo một hình ảnh không tốt về câu chuyện quản trị của FPT.

(Mà thực ra, đây nên là quyết định của Tổng Giám Đốc (CEO), thay vì là quyết định của Chủ tịch HĐQT. Tuy nhiên, HĐQT có thể uỷ quyền cho Chủ tịch HĐQT quyết việc này, nếu có. Còn không, nó lại là một chuyện lạm quyền nhân danh người sáng lập. Xin lỗi anh Bình)

Nên dù quyết định này của anh Trương Gia Bình có ý nghĩa với xã hội thế nào đi nữa, dù hình ảnh của FPT có tích cực bao nhiêu đi chăng nữa nhờ quyết định này, thì nó vẫn có một sự bất ổn, khi nguyên tắc quản trị hiện đại quốc tế không được tôn trọng ở đây.

Nghĩ đến việc đó, rồi lại nghĩ thêm ở Việt Nam, có không ít TGĐ và Chủ tịch sáng lập hành động như vậy. Đó quả không phải một tiền lệ tốt cho thị trường tài chính Việt Nam, cũng không phải một thói quen tốt mà một doanh nghiệp lớn nên có, vì về nguyên tắc, các cổ đông có thể yêu cầu Chủ tịch HĐQT giải trình về quyết định này, thậm chí có thể khiếu kiện, trong trường hợp họ cho rằng việc này làm thất thoát tài sản công ty.

Nên ở góc độ quản trị doanh nghiệp, quyết định của anh Trương Gia Bình có lẽ không phải là một quyết định sáng suốt.

Các tỷ phú thế giới làm từ thiện rất nhiều, nhưng họ chủ yếu làm từ thiện với tư cách cá nhân chứ không làm từ thiện dưới danh nghĩa công ty mà họ sáng lập ra, điều đó rất rành mạch. Nếu công ty của họ có các hoạt động từ thiện, thì tôi tin rằng các hoạt động đó đều đã được HĐQT cho phép, còn khi làm từ thiện với tư cách cá nhân, họ có thể dùng cổ phiếu mà họ sở hữu để quyên góp.

Tỷ phú Bill Gates đã dùng tài sản cá nhân để lập quỹ Bill & Melinda. Cụ Warren Buffett đã đóng góp cho các tổ chức từ thiện 2,9 tỷ USD bằng chính cổ phiếu của Berkshire mà cá nhân ông sở hữu trong năm 2020. Tỷ phú Ấn Độ Azim Premji vào năm 2019 đã cam kết chuyển 7,5 tỷ USD cổ phiếu mà ông sở hữu cho quỹ mà ông sáng lập.

Tôi không hề nghi ngờ thiện tâm của anh Trương Gia Bình – người thầy, người anh và là thần tượng của bao lãnh đạo trẻ doanh nghiệp Việt Nam, người sáng lập và lãnh đạo FPT suốt 33 năm qua. Nhưng nếu anh Bình học cách mà các tỷ phú trên thế giới đã và đang làm thì chính là toàn vẹn nhất.

Với 55 triệu cổ phiếu của FPT, anh Bình hiện nắm giữ khối tài sản khoảng hơn 5.100 tỷ. Anh Bình có thể bán đi một phần cổ phiếu mình đang sở hữu, đồng thời kêu gọi các cổ đông khác, hoặc nhân viên của FPT cùng làm việc đó, rồi đưa vào một quỹ tín thác để dành cho việc chăm sóc 1.000 trẻ mồ côi kia. Nếu thực hiện theo cách này, thì chắc chắn không ai bắt bẻ được gì.

Còn nếu đã đại diện cho FPT, thì việc chậm lại một thời gian để được HĐQT phê duyệt là điều cần làm để thể hiện sự tôn trọng với cổ đông và các tiêu chuẩn về quản trị doanh nghiệp toàn cầu.

Cách làm này không chỉ minh bạch, mà còn tránh việc nhiều lãnh đạo doanh nghiệp dùng tiền công để giải quyết những cam kết từ thiện hoặc những phút “bốc đồng” của mình.

Tôi chia sẻ điều này không phải để chê thần tượng của mình, mà để góp một góc nhìn khác về quản trị và điều hành. Và đặc biệt cảnh tỉnh các lãnh đạo tránh việc làm từ thiện, tuyên bố các hoạt động “phi lợi nhuận” nhân danh công ty, việc đang xảy ra ở rất nhiều doanh nghiệp đại chúng ở Việt Nam.

Đồ thị vẽ và thông tin chỉ số P/E của FPT, tỷ lệ sở hữu của ông Trương Gia Bình. Ảnh: CafeF

PS: Quyết định từ thiện này chưa được Công bố thông tin (CBTT) theo yêu cầu CBTT của công ty đại chúng nên có thể giả định là HĐQT chưa duyệt hoặc không cần duyệt, hoặc không biết duyệt thế nào.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN


  1. Thân gởi Anh Trương Gia Bình + Tất cả Chị Anh FPT thân mến !

    Cho tôi được dùng những chữ thân quen dù chúng ta hoàn toàn không biết nhau để thân gởi sáng kiến chân thành của riêng tôi Nhân danh hàng triệu các Cháu Gái trai bên Quê Nhà, để gởi tới các Chị Anh sáng lập viên và Tất cả Chị Anh từng là kỹ sư nhà quản trị xây dựng thành công FPT

    Tôi xin được đi thẳng ngay vào vấn đề là chúng ta nên vận dụng Tấm lòng thao thức trăn trở mong sao Đất Nước hưng thịnh cùng giúp ích con cháu, tôi nghĩ chúng ta có thể cùng nhau mỗi người một đóng góp nhỏ để hình thành Trung – Đại học trực tuyến từ xa giúp ích hàng chục triệu cháu trong Thời Đại dịch và Hậu dịch như tôi từng trình bày chi tiết mà các Chị anh có thể tham khảo theo các liên kết dưới
    Dù làm việc chung về Khoa học Kỹ thuật là một sân chơi phóng khoáng cho tất cả khác biệt xã hội chính trị, nhưng lần này tôi xin bổ sung vài sáng kiến mới :
    Đó là việc thiện nguyện có tổ chức khoa học và hiệu quả kinh tế tài chánh được kiểm tra minh bạch qua Pháp luật Pháp để chúng ta may mắn ra còn đi lâu dài hơn với nhau tránh những hiểu lầm ngay cả khi không hẳn có chuyện tham nhũng tiền bạc. Cụ thể là chúng ta trong và ngoài Nước có thể hoạt động dưới dạng Fondation được Tướng De Gaulle đề xướng là mọi hoạt động đều thiện nguyện và vốn quyên góp được từ các nhà từ thiện khác (chẳng hạn người Pháp hay gốc Việt tặng được giảm thuế 60 % ..) để chi trả cho những thành viên đóng góp (chẳng hạn như quý vị giáo sư, chuyên gia góp phần vào các video giải bài tập, hướng dẫn thực tập hay các giải thưởng ..) hoặc đóng góp vào quỹ bảo dưỡng VIỆN MỒ CÔI của các cháu bé cha mẹ mất trong Đại dịch ….
    Vấn đề MINH BẠCH vô cùng quan trọng để có thể điều hành Dự án đầy tham vọng này trước mắt nếu vận hành tốt chúng ta đã có thể có công quỹ khẩn cấp nuôi các cháu và trung hạn cũng như dài hạn đầu tư công sức cung cấp mỗi cháu MỖI CẦN CÂU để sao cho các cháu chừn hơn 10 năm sau nữa có thể TỰ THÂN có ích cho đời cho mình cho gia đình, xã hội và Đất Nước
    Ban điều hành Fondation không có chuyện lãnh lương và tình nguyện tự nguyện và theo Pháp luật Pháp có thể hoạt động tại các nước khác dưới dạng Chi Hội và tuân thủ theo luật nước Pháp
    Lúc đầu tôi còn nghĩ đến Cơ chế Hiệp hội 1901 nhưng vẫn không minh bạch 100% như Fondation …
    Tóm lược là về cơ sở vật chất tin học chúng ta đã có ba trang web đã sẵn sàng từ tháng 02 năm 2018, các giáo trình lừng danh của các đại học Mỹ luôn vì Quyền lực Mềm và khai phóng Khoa học sẵn sàng cho chúng ta sử dụng. Chỉ còn 10% là những video hướng dẫn bài tập, thực hành, thực tập, tôi đề nghị Anh Trương Gia Bình kêu gọi các cựu Chiến binh và tân binh FPT đóng góp Chất xám để chúng ta cùng tay xây dựng Đại học này (tên gọi xin để chúng ta bầu phiếu đặt tên theo gợi ý Đại học Tân Thăng Long, Đại học Phan Châu Trinh …)
    Theo vận động hàng lang là NẾU chúng ta cùng nhau làm tốt hợp tác tốt chắc chắc có sự giúp đỡ Tinh thần và vật chất của UNESCO, Khối Pháp ngữ và ngay cả Khối Thịnh vượng Anh cũng như từ phía Toà Đại sứ ở Hà Nội cũng như các đại học Mỹ NHƯNG phải có một Đại học pilot khả quan trước mắt

    Nhân đây tôi với tư cách Tổng thư ký (tự từ nhiệm vì chức phận vô thực !) kêu gọi cùng Anh Chủ tịch Trần Huy Hoàn các Chị anh từng trong Hội Tin học người Việt Nam tại Pháp cùng Anh Trần Hà Nam và Trần Thành Trai trong Nước đóng góp ý kiến cố vấn cũng như các Anh Hồ Tú Bảo, Phan Dương Hiệu, Nguyễn Phong Quang ….

    Thú thật không còn trẻ nữa cùng VỐN THỜI GIAN sắp tới hạn nhưng vừa đọc bài Anh Nguyên Ngọc “LÊN THUYỀN” Nguyên Ngọc http://vanviet.info/van-de-hom-nay/ln-thuyen/ viết về một cuộc di tản giáo dục lớn như Dòng nước ngầm xoáy động trong mỗi gia đình bên Quê Nhà … biết đâu dự án của chúng ta có thể là CON ĐẬP LỚN ngăn cản sự đổ vỡ đáng thương tiếc đó

    Trân trọng thân chào Anh Trương Gia Bình cùng Tất cả Chị Anh FPT và các Chị anh khác

    Nguyễn Hữu Viện

    https://baotiengdan.com/2021/04/08/can-mot-ban-tay-sat/#comment-125320

    https://baotiengdan.com/2020/09/12/thu-cua-ong-chu-dinh-xuong-goi-bch-trung-uong-dang-cong-san-viet-nam/?unapproved=114697&moderation-hash=2cec69093aae4c6b3fdaa08bb686a1ce#comment-114697

    https://baotiengdan.com/2020/10/09/nhin-lai-gia-tri-nhan-ban-dan-toc-khai-phong/?unapproved=116028&moderation-hash=578fd193c2ce9dd5e5601ebac6f36ef9#comment-116028

    https://baotiengdan.com/2020/10/03/chiec-bap-benh-cua-lich-su/?unapproved=115607&moderation-hash=9989e4bb9845fb28fa1bdb405fa9f455#comment-115607

    https://baotiengdan.com/2020/10/12/ti-nan-giao-duc/?unapproved=116125&moderation-hash=8dceabbc1f66011a3cf416becb426c83#comment-116125


  2. Anh Trương Gia Bình muốn làm thiện nguyện mở ra VIỆN MỒ CÔI dành cho các cháu mồ côi sau Đại dịch siêu vi trun..g c..uốc LÀ ĐIỀU HAY nhưng hay hơn nữa với tư cách một trong những sáng lập viên ra FPT anh nên nghĩ vận động các cựu chiên binh FTP nghỉ hưu vào đề án ĐẠI HỌC Phan Châu Trinh TRỰC TUYẾN mà tôi sẽ viết gởi toàn Chị Anh FPT

    TẠI SAO Nam Hàn LẠI CÓ THỂ CẠNH TRANH TOÀN CẦU mạnh như vậy ??? Chỉ vì Nam Hàn nhấn mạnh vèo nền Kinh tế Tri thức

    https://www.youtube.com/watch?v=r9sRP9LwnVw
    BẤM VÀO liên kết trên XEM VIDEO Giáo sư PHÁP tóm tắt ngiên cứu gần đây của ông

    Các quốc gia đổi mới nhất thế giới, năm 2021

    INSEAD là HARVARD châu Âu tại PHÁP

    Bruno Lanvin, thành viên xuất sắc tại INSEAD | 20 tháng 9 năm 2021
    https://knowledge.insead.edu/entrepreneurship/the-worlds-most-innovative-countries-2021-17401
    BẤM VÀO liên kết trên ĐỌC BÀI VIẾT
    Theo dõi sự đổi mới trên toàn cầu khi đối mặt với cuộc khủng hoảng Covid-19.

    Theo nhiều cách, sự đổi mới đã phát triển mạnh mẽ trong 19 tháng qua. Đối mặt với Covid-19, những nỗ lực chuyển đổi nền kinh tế quốc gia theo hướng tiếp cận có trách nhiệm hơn về mặt sinh thái và xã hội, đồng thời tận dụng các công cụ kỹ thuật số mới nhất, không hề chậm lại. Ngược lại, chuyển đổi kỹ thuật số đã tăng tốc, vì nó trở thành nhu cầu thiết yếu đối với các công ty trên toàn cầu, và việc giảm đột ngột các hoạt động của con người cho thấy cả cơ hội và nguy cơ của một quá trình chuyển đổi nhanh chóng sang một nền kinh tế không có carbon. Ví dụ, Barcelona, ​​Milan và Paris đã đổi mới sự phát triển đô thị của họ, vượt qua sự gia tăng không thể tưởng tượng được trước đây của các làn đường dành cho xe đạp khi việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng giảm mạnh vào năm 2020.

    Thật yên tâm khi thấy rằng các gói phục hồi được nhiều nền kinh tế trên thế giới áp dụng đã bao gồm nhiều dư địa cho sự đổi mới, đặc biệt là trong các lĩnh vực kỹ thuật số và bền vững, cùng với các khoản đầu tư đã quá hạn dài vào cơ sở hạ tầng.

    Trong “Theo dõi đổi mới thông qua cuộc khủng hoảng Covid-19”, Chỉ số đổi mới toàn cầu (GII) của năm nay nhận thấy rằng đầu tư vào đổi mới đã cho thấy khả năng phục hồi lớn trong đại dịch, thường đạt đến những đỉnh cao mới, nhưng nó khác nhau giữa các ngành và khu vực. Vẫn còn quá sớm để nói những thay đổi về hành vi kinh tế, xã hội và chính trị nào sẽ còn tồn tại trong thời gian dài. Tuy nhiên, trong hai năm qua, đổi mới đã được coi là yếu tố then chốt giúp tập thể chúng ta có khả năng đối mặt với những thách thức chưa từng có và xây dựng các tổ chức và xã hội bền vững hơn.

    Là sự hợp tác giữa Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), Viện Portulans và các đối tác doanh nghiệp, GII đo lường hiệu suất đổi mới của một quốc gia dựa trên các yếu tố đầu vào đổi mới (chẳng hạn như chi tiêu nghiên cứu và phát triển quốc gia, giáo dục đại học, môi trường pháp lý và cơ sở hạ tầng) và đầu ra đổi mới (như sở hữu trí tuệ).

    GII hiện bao gồm một ‘trình theo dõi đổi mới’, là một bảng tổng hợp một số khía cạnh chính của đổi mới, từ khối lượng đầu tư đến tiến bộ kỹ thuật đến tác động kinh tế xã hội. Hợp phần mới này sẽ cải thiện khả năng đọc và khả năng ứng dụng của báo cáo, cả ở cấp địa phương và quốc tế.

    Vai trò phản chu kỳ của đổi mới

    Dữ liệu và phân tích được huy động cho ấn bản này của GII chỉ ra rằng tác động của Covid đối với sự đổi mới là rất phức tạp và đôi khi gây ngạc nhiên. Mặt khác, nguồn tài chính dành cho R&D vẫn không hề giảm sút. Điều này khẳng định một thông điệp chính từ các phiên bản trước của GII, đó là đổi mới có vai trò phản chu kỳ trong các nền kinh tế hiện đại: Đối mặt với sự suy thoái mạnh mẽ trong hoạt động kinh tế, các chính phủ đã nhanh chóng phá vỡ các quy tắc bất khả xâm phạm trước đây về cân đối ngân sách của họ và hỗ trợ tài chính lớn cho các ngành thất bại và các lĩnh vực ưu tiên. Sự đổi mới nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của công chúng, đặc biệt là trong các lĩnh vực như y tế và y học.

    Nhưng nguồn tài chính tư nhân cho đổi mới cũng vẫn năng động, kể cả từ phía VC. Các công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nằm trong số những người hưởng lợi từ xu hướng đó, đặc biệt là trong các lĩnh vực như healthtech và medtech, mà còn xoay quanh các công cụ làm việc từ xa. Sự gia tăng ngoạn mục về giá trị vốn hóa thị trường của các công ty như Zoom hay công ty thương mại điện tử Pinduoduo là bằng chứng rõ ràng cho hiện tượng này.

    Tuy nhiên, những phát triển đó không đồng đều giữa các khu vực khác nhau trên thế giới. Các nền kinh tế lớn và trưởng thành đã có thể tạo ra các nguồn lực cần thiết vì mức độ tín nhiệm của họ vẫn cao trên thị trường vốn quốc tế. Nói cách khác, họ có thể xử lý nợ công tăng đột biến. Đối với hầu hết các nền kinh tế khác, đại dịch đã đẩy sự đổi mới đến mức thấp nhất. Phần lớn tài chính sẵn có đã được sử dụng cho các trường hợp khẩn cấp tức thời, đặc biệt là sức khỏe cộng đồng.

    Đối với nhiều nền kinh tế mới nổi, sự sụt giảm đột ngột trong các hoạt động chính như du lịch, xuất khẩu hàng hóa hoặc lao động nhập cư đồng nghĩa với sự phụ thuộc gần như hoàn toàn vào các đổi mới từ nước ngoài, khi nguồn vốn đổi mới trong nước cạn kiệt. Trong GII năm ngoái, có những dấu hiệu cho thấy sự đổi mới ở toàn bộ khu vực Mỹ Latinh đang trì trệ. Covid đã làm trầm trọng thêm tình trạng đó ở nhiều khía cạnh. Ở châu Phi, những chiến thắng gần đây đối với đói nghèo và các bệnh truyền nhiễm đã phần nào bị đại dịch xóa bỏ.

    Top 10 và hơn thế nữa

    Thụy Sĩ (1), Thụy Điển (2), Hoa Kỳ (3) và Vương quốc Anh (4) đều đứng trong top 5 trong ba năm qua, trong khi Hàn Quốc (5) tăng năm bậc so với năm ngoái. . Ngoại trừ Singapore (8), phần lớn trong số 10 nền kinh tế đổi mới nhất GII tiếp tục đến từ châu Âu: Hà Lan (6), Phần Lan (7), Đan Mạch (9) và Đức (10). Pháp (11) tiếp tục tiến vào top 10.

    VƯỢT BẬC vẫn là NAM HÀN nhảy 5 bậc xếp hạng TRONG KHI Pháp vị trí thứ 11
    CÒN Việt Nam (44), Nga (45), Ấn Độ (46) và Philippines (51).

    Trung Quốc cũng vậy (12), tăng hai bậc so với năm ngoái.

    Ngoài Trung Quốc, một số ít các nền kinh tế có thu nhập trung bình đang thay đổi bối cảnh đổi mới; họ bao gồm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (33), Thổ Nhĩ Kỳ (41), Thái Lan (43), Việt Nam (44), Nga (45), Ấn Độ (46) và Philippines (51).

    Ngay cả ở những khu vực vẫn đang gặp khó khăn trong việc bắt kịp đổi mới, các nhà lãnh đạo địa phương đã cho thấy những kết quả đáng khích lệ. Ở Mỹ Latinh, Chile (53), Mexico (55) và Costa Rica (56) tiếp tục dẫn đầu. Ở châu Phi, thành tích của Nam Phi (61), Kenya (85) và Tanzania (90) là đáng khích lệ.

    Những đổi mới liên quan đến sinh động

    Kinh nghiệm đại dịch toàn cầu của chúng tôi đã dạy cho chúng tôi một số sự thật quan trọng. Quan trọng nhất, chúng tôi học được rằng, khi được ưu tiên, đổi mới có thể được tăng tốc. Mặc dù sự hỗ trợ do trí tuệ nhân tạo mang lại ít mang lại lợi ích hơn mong đợi, đặc biệt là về mặt xác định các tổ hợp vắc xin hiệu quả, nhưng những đột phá về công nghệ có thể thay thế hoặc thay đổi toàn bộ lĩnh vực đã diễn ra. Một trong những điều sâu sắc nhất là sự phát triển của làm việc từ xa và làm việc theo nhóm trực tuyến. Hậu quả về kinh tế, xã hội và tổ chức của hai năm ‘thử nghiệm thời gian thực’ mới chỉ bắt đầu hiển thị. Chúng sẽ không chỉ ảnh hưởng đến cách chúng ta làm việc, mà còn cả cách chúng ta sử dụng không gian trong các tòa nhà, cách chúng ta tổ chức các thành phố trong tương lai, cách thức và lý do chúng ta đi du lịch, cũng như cách chúng ta được giáo dục.

    Tiến bộ nhanh chóng đạt được trong sản xuất vắc-xin COVID (đặc biệt là trong lĩnh vực sửa đổi RNA) có thể sớm chuyển thành sản xuất thương mại các sản phẩm tương tự để chống lại HIV-AIDS và một số dạng ung thư.

    Tất nhiên, chi tiêu cho đổi mới khác nhau giữa các lĩnh vực. Trong khi các lĩnh vực như ICT, phần mềm và dược phẩm đã tăng chi tiêu cho R&D vào năm 2020, các lĩnh vực khác như khách sạn và ô tô lại giảm so với cùng kỳ.

    Vẫn còn nhiều việc phải làm để giảm bớt sự bất bình đẳng trên toàn thế giới, vì nhiều sự chênh lệch đã được củng cố bởi đại dịch. Cộng đồng quốc tế liên tục thất bại trong việc cung cấp vắc-xin cho các nước nghèo hơn mà họ cần. Hy vọng rằng, hướng tới tư duy đổi mới, không chỉ đổi mới, có thể tạo ra sự khác biệt.

    GII này được tạo ra bởi Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) và Viện Portulans với các đối tác doanh nghiệp và học thuật, bao gồm cả INSEAD. Nó bao gồm 132 nền kinh tế trên khắp thế giới và sử dụng các chỉ số trên nhiều chủ đề. Báo cáo đầy đủ với bảng xếp hạng hoàn chỉnh có sẵn tại đây.

    Bruno Lanvin là một thành viên xuất sắc tại INSEAD. Ông là đồng biên tập của Chỉ số Đổi mới Toàn cầu.

  3. Tác giả phân tích vấn đề quá chính xác.Thật ra sự lạm dụng quyền lực ở VN đã trở thành thói quen “tự nhiên” qua nhiều giai đoạn lịch sử.Đừng ngạc nhiên khi rất nhiều lãnh đạo đi tặng quà cho mọi người, món quà luôn ghi dòng chữ “ô…chức vụ …tặng …”trên thực tế thì món quà kia chính là tiền bạc của nhân dân chứ ông quan nọ có tốn một đồng xu cắt bạc nào đâu !Nếu minh bạch sòng phẳng thì chỉ ghi chức vụ người tặng là hợp lý nhất.

  4. Its not a bad idea. Những đứa trẻ mồ côi được huấn luyện theo mô hình quân đội, khi lớn lên sẽ trở thành những chiến sĩ đặc nhiệm . Liên Sô ngày xưa có 1 trường như vậy, around 85% khi lớn lên, làm việc cho KGB hay các cơ quan tương tự, hoạt động cả trong lẫn ngoài nước . Mẫu James Bond xuất phát từ 1 nghiên kíu của MI-6 về đào tạo nhân viên đặc nhiệm, aka trẻ mồ côi được huấn luyện trong môi trường quân đội hoặc bán quân đội . Vì mồ côi, trẻ học được những self-reliant habits & trở thành resourceful, 2 đức tính rất cần thiết cho các công tác đặc nhiệm .

    Có thỉa đây sẽ là trường đào tạo những điệp viên 00 thấy đầu tiên của Việt Nam xã hội chủ nghĩa các bác . Theo cuốn sách về giới tư bản đỏ, đồng chí tiến sĩ Nguyễn Quang A đáng kính của các bác có cổ phần trong FPT. Kỳ vừa rồi với đám apps loại xị bát nháo chống dịch như đóng kịch, chắc ts Nguyễn Quang A got quite a handsome revenue out of that. Đốm sáng trong màn đêm, ngay cả trong dịch bệnh, some still luckier than others.

Leave a Reply to Nguyễn Nhẫn Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây