Giáo dục trong đại dịch và ít nhất 1,5 triệu học sinh bị bỏ lại phía sau

Blog VOA

Trân Văn

21-9-2021

Sau Hà Tĩnh (1), tới lượt Cà Mau quyết định tạm dừng dạy và học qua Internet đối với học sinh bậc tiểu học (2).

Giống như Hà Tĩnh, Cà Mau đưa ra quyết định như vừa kể vì nhiều phụ huynh không sắm được thiết bị, hiệu quả thực tế không cao.

Chưa biết sắp tới còn những địa phương nào quyết định như Hà Tĩnh, Cà Mau nhưng có thể khẳng định, Bộ Giáo dục – Đào tạo (GDĐT) lại tiếp tục thất bại về chủ trương.

Chẳng riêng các chuyên gia, ngay cả dân chúng cũng có rất nhiều người lên tiếng can gián Bộ GDĐT, đừng cố gắng khai giảng niên khóa mới giữa đại dịch cho… đúng hạn. Dạy và học trực tuyến khó khả thi vì cả giáo viên lẫn học sinh phụ thuộc hoàn toàn vào thiết bị, vào Internet, trong khi thiết bị thì thiếu, Internet không ổn định. Đó là chưa kể hạ tầng – những phần mềm hỗ trợ dạy và học – chẳng có bao nhiêu, nếu có thì chưa hợp lý, cả thầy lẫn trò đều chưa quen dùng,… chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.

Không phải tự nhiên mà cuối niên khóa trước (2020 – 2021), tỉnh Hà Nam quyết định tạm dừng dạy và học, kể cả dạy và học trực tuyến đối với học sinh từ lớp 1 đến lớp 11. Vào thời điểm đó (5/2021), Giám đốc Sở GDĐT Hà Nam giải thích, sau hai tuần thử nghiệm dạy và học trực tuyến, vì nhiều lý do, không nơi nào đạt 100% học sinh tham gia thường xuyên, đặc biệt là khu vực nông thôn nên tỉnh này quyết định tạm dừng dạy và học trực tuyến để không bỏ học sinh nào rơi lại phía sau (3)…

Chắc chắn lãnh đạo Bộ GDĐT – cơ quan thay mặt chính phủ tổ chức, quản trị và điều hành hoạt động giáo dục trên phạm vi toàn quốc – phải thấy điều mà từ chuyên gia đến dân chúng cùng thấy nếu áp dụng dạy và học trực tuyến cho cả trẻ con ở bậc tiểu học và chắc chắn họ phải biết lý do dẫn tới những quyết định như quyết định của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở tỉnh Hà Nam. Thế thì tại sao họ vẫn quyết định khai giảng niên khóa mới (2021 – 2022) vào hạ tuần tháng 8, vẫn thay mặt chính phủ ra lệnh “tạm dừng đến trường nhưng không tạm dừng việc học” (4)?..

Chủ trương “tạm dừng đến trường nhưng không tạm dừng việc học” đã tạo ra vô số chuyện dở khóc, dở cười và có lẽ không thể tìm thấy những câu chuyện tương tự ở bất kỳ đâu trên hành tinh này dù nhân loại trên toàn cầu cũng đang chật vật đối phó với đại dịch COVID-19. Chẳng hạn ở Hà Nội, do bị đặt trong tình trạng phong tỏa nghiêm ngặt, phụ huynh phải lén lút đi tìm, mua sắm sách vở cho con, cháu (5). Chẳng hạn ông bà phải dẫn cháu lên đồi, tìm sóng điện thoại, dựng lều cho cháu có thể… học trực tuyến (6)…

Đáng ngạc nhiên là giữa tuần vừa qua, dẫu Bộ GDĐT – cơ quan thay mặt chính phủ tổ chức, quản trị và điều hành hoạt động giáo dục trên phạm vi toàn quốc – nhận ra: Khảo sát tại 26 tỉnh, thành phố đang thực hiện dạy và học trực tuyến do dịch COVID-19, có tới 1,5 triệu học sinh chưa có thiết bị để học tập (7) nhưng ngoài việc thông báo ráo hoảnh như thế, cơ quan này nói riêng và chính phủ nói chung không làm gì cả cho dù điều đó đồng nghĩa sẽ có ít nhất… 1,5 triệu học sinh bị bỏ lại phía sau.

***

Vì nhiều lý do, rất nhiều phụ huynh Việt Nam không biết Khan Academy (8). Khan Academy là sáng kiến của Salman Amin Khan (một người Mỹ gốc Bangladesh), thường được gọi tắt là Sal Khan. Sal Khan sinh năm 1976. Năm 30 tuổi, từ việc phải dạy kèm toán cho một người em họ sống ở xa, Sal Khan bắt đầu dựng các video clip ngắn để giảng bài và post những video clip này lên You Tube. Năm 2009, Khan bỏ việc để dành toàn bộ thời gian, công sức cho Khan Academy.

Khan Academy là một trang web miễn phí – nơi không chỉ có các bài giảng ngắn, dễ hiểu về rất nhiều môn học. Khan Academy còn cung cấp bài tập cho người học tự rèn luyện và người dạy có thể dựa vào đó để yêu cầu học sinh của mình thực hành, chấm điểm. Giờ, Khan Academy đã mở rộng phạm vi hoạt động, bày ra những video clip để cung cấp thêm thông tin, tri thức cho những người tốt nghiệp đại học, đang muốn tích lũy các kỹ năng cần thiết để tìm việc làm.

Nhiều, rất nhiều trường học các cấp ở cả Mỹ lẫn châu Mỹ, châu Âu, châu Á, châu Phi đã cũng như đang khai thác các công cụ hết sức đa dạng trên Khan Academy để hỗ trợ công cuộc giáo dục của mình. Nhiều, rất nhiều học sinh trên thế giới cũng đang sử dụng Khan Academy để mở mang tri thức, rèn luyện kỹ năng. Từ khi đại dịch COVID-19 bùng lên, lan rộng, Khan Academy trở thành một phương tiện không thể thiếu trong dạy – học trực tuyến, cho dù nhiều trường học vẫn còn sử dụng các phương tiện hỗ trợ khác.

Không ai phải trả đồng nào dù cần ôn luyện những môn bình thường hay cần luyện thi SAT (kiểm tra năng lực trí tuệ để bổ sung hồ sơ xin xét tuyển vào đại học tại Mỹ), MCAT (kiểm tra năng lực trí tuệ để bổ sung hồ sơ xin xét tuyển vào các trường y tại Mỹ), LSAT (kiểm tra năng lực trí tuệ để bổ sung hồ sơ xin xét tuyển vào các trường luật tại Mỹ)…

Khan Academy tồn tại và phát triển nhờ sự đóng góp của công chúng trên toàn thế giới – những người quan tâm đến giáo dục, hoặc cảm kích vì sự giúp đỡ vô vụ lợi của Khan Academy và nhờ sự giúp đỡ của một số quỹ phát triển giáo dục phi chính phủ như The Bill & Melinda Gates Foundation, Musk foundation,… tập đoàn như Google, AT&T,…

Các bài giảng, công cụ hỗ trợ dạy và học trực tuyến của Khan Academy đã được dịch từ tiếng Anh ra 27 ngôn ngữ khác (9). Do tình cờ mà kẻ viết bài này biết một nhóm đang hỗ trợ chuyển ngữ các bài học, công cụ hỗ trợ dạy và học trực tuyến của Khan Academy sang tiếng Việt, trong đó có một số đứa trẻ vẫn còn chưa tốt nghiệp trung học. Một phần của Khan Academy tiếng Việt hiện đã ra mắt và hoạt động.

Hãy tìm hiểu về Khan Academy. Cứ đặt website và những thông tin liên quan đến Khan Academy bên cạnh chủ trương “tạm dừng đến trường nhưng không tạm dừng việc học” cũng như thực trạng dạy và học trực tuyến tại Việt Nam, chắc chắn sẽ phải tự hỏi mục tiêu thực của giáo dục – đào tạo ở Việt Nam là gì? Vì ai? Tại sao? Đồng thời cũng sẽ thấy, việc các viên chức lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền bi bô về… công nghệ 4.0, về chuyển đổi số, kể cả chuyển đổi số trong giáo dục (10) bịp bợm như thế nào!

Chú thích

(1) https://dangcongsan.vn/giao-duc/ha-tinh-tam-dung-phuong-an-hoc-truc-tuyen-doi-voi-cap-tieu-hoc-589805.html

(2) https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/sau-mot-tuan-hoc-truc-tuyen-ca-mau-hoa-toc-tam-dung-o-cap-tieu-hoc-20210917173202591.htm

(3) https://www.baohanam.com.vn/xa-hoi/giao-duc/tam-dung-day-va-hoc-truc-tuyenade-khong-hoc-sinh-nao-bi-bo-lai-phia-sau-trong-hoc-tap-49864.html

(4) https://tuoitre.vn/khai-giang-xong-phu-huynh-ha-noi-len-lut-mua-vo-do-dung-hoc-tap-20210906222842648.htm

(5) https://www.facebook.com/100002998783475/posts/4037039939739259/

(6) https://www.facebook.com/100004104848802/posts/2775604372586364/

(7) https://vtv.vn/giao-duc/cung-em-hoc-truc-tuyen-dung-toi-truong-nhung-khong-ngung-hoc-20210916010133035.htm

(8) https://www.khanacademy.org/

(9) https://en.wikipedia.org/wiki/Khan_Academy

(10) https://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/bo-truong-nguyen-manh-hung-noi-ve-chuyen-doi-so-giao-duc-770551.html

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Ông Béo, Thái Bá Tân.

    Trên cổng một trường nọ
    Ở Nam Phi, người ta
    Khắc câu nói nổi tiếng
    Của Nelson Mandela.

    “Muốn hủy diệt một nước,
    Không cần bom hạt nhân.
    Tên lửa và đại bác,
    Tàu chiến cũng không cần.

    Chỉ cần ngành giáo dục
    Của nước ấy suy đồi.
    Chuẩn thấp, chất lượng thấp
    Gian lận điểm và rồi

    Các bác sĩ nước ấy
    Sẽ giết chết bệnh nhân,
    Và các nhà chính trị
    Hoang phí tiền của dân.

    Mua bằng, gian lận điểm,
    Kỹ sư, nhà mới xây
    Nứt lún hoặc sụp đổ,
    Hoặc thẩm thấu suốt ngày.

    Cũng vì lý do ấy,
    Trong tay các quan tòa
    Công lý bị bóp méo,
    Gây hậu quả xót xa.

    Khi giáo dục xuống cấp,
    Trí thức thành lưu manh.
    Tôn giáo sẽ xung đột.
    Đất nước sẽ chiến tranh.

    Vì vậy, để sụp đổ
    Ngành giáo dục nước nhà,
    Tức là tự cho phép
    Sụp đổ một quốc gia.

    Nguồn Mạng.


  2. Thân gởi Anh Trương Gia Bình + Tất cả Chị Anh FPT thân mến !

    Cho tôi được dùng những chữ thân quen dù chúng ta hoàn toàn không biết nhau để thân gởi sáng kiến chân thành của riêng tôi Nhân danh hàng triệu các Cháu Gái trai bên Quê Nhà, để gởi tới các Chị Anh sáng lập viên và Tất cả Chị Anh từng là kỹ sư nhà quản trị xây dựng thành công FPT

    Tôi xin được đi thẳng ngay vào vấn đề là chúng ta nên vận dụng Tấm lòng thao thức trăn trở mong sao Đất Nước hưng thịnh cùng giúp ích con cháu, tôi nghĩ chúng ta có thể cùng nhau mỗi người một đóng góp nhỏ để hình thành Trung – Đại học trực tuyến từ xa giúp ích hàng chục triệu cháu trong Thời Đại dịch và Hậu dịch như tôi từng trình bày chi tiết mà các Chị anh có thể tham khảo theo các liên kết dưới
    Dù làm việc chung về Khoa học Kỹ thuật là một sân chơi phóng khoáng cho tất cả khác biệt xã hội chính trị, nhưng lần này tôi xin bổ sung vài sáng kiến mới :
    Đó là việc thiện nguyện có tổ chức khoa học và hiệu quả kinh tế tài chánh được kiểm tra minh bạch qua Pháp luật Pháp để chúng ta may mắn ra còn đi lâu dài hơn với nhau tránh những hiểu lầm ngay cả khi không hẳn có chuyện tham nhũng tiền bạc. Cụ thể là chúng ta trong và ngoài Nước có thể hoạt động dưới dạng Fondation được Tướng De Gaulle đề xướng là mọi hoạt động đều thiện nguyện và vốn quyên góp được từ các nhà từ thiện khác (chẳng hạn người Pháp hay gốc Việt tặng được giảm thuế 60 % ..) để chi trả cho những thành viên đóng góp (chẳng hạn như quý vị giáo sư, chuyên gia góp phần vào các video giải bài tập, hướng dẫn thực tập hay các giải thưởng ..) hoặc đóng góp vào quỹ bảo dưỡng VIỆN MỒ CÔI của các cháu bé cha mẹ mất trong Đại dịch ….
    Vấn đề MINH BẠCH vô cùng quan trọng để có thể điều hành Dự án đầy tham vọng này trước mắt nếu vận hành tốt chúng ta đã có thể có công quỹ khẩn cấp nuôi các cháu và trung hạn cũng như dài hạn đầu tư công sức cung cấp mỗi cháu MỖI CẦN CÂU để sao cho các cháu chừn hơn 10 năm sau nữa có thể TỰ THÂN có ích cho đời cho mình cho gia đình, xã hội và Đất Nước
    Ban điều hành Fondation không có chuyện lãnh lương và tình nguyện tự nguyện và theo Pháp luật Pháp có thể hoạt động tại các nước khác dưới dạng Chi Hội và tuân thủ theo luật nước Pháp
    Lúc đầu tôi còn nghĩ đến Cơ chế Hiệp hội 1901 nhưng vẫn không minh bạch 100% như Fondation …
    Tóm lược là về cơ sở vật chất tin học chúng ta đã có ba trang web đã sẵn sàng từ tháng 02 năm 2018, các giáo trình lừng danh của các đại học Mỹ luôn vì Quyền lực Mềm và khai phóng Khoa học sẵn sàng cho chúng ta sử dụng. Chỉ còn 10% là những video hướng dẫn bài tập, thực hành, thực tập, tôi đề nghị Anh Trương Gia Bình kêu gọi các cựu Chiến binh và tân binh FPT đóng góp Chất xám để chúng ta cùng tay xây dựng Đại học này (tên gọi xin để chúng ta bầu phiếu đặt tên theo gợi ý Đại học Tân Thăng Long, Đại học Phan Châu Trinh …)
    Theo vận động hàng lang là NẾU chúng ta cùng nhau làm tốt hợp tác tốt chắc chắc có sự giúp đỡ Tinh thần và vật chất của UNESCO, Khối Pháp ngữ và ngay cả Khối Thịnh vượng Anh cũng như từ phía Toà Đại sứ ở Hà Nội cũng như các đại học Mỹ NHƯNG phải có một Đại học pilot khả quan trước mắt

    Nhân đây tôi với tư cách Tổng thư ký (tự từ nhiệm vì chức phận vô thực !) kêu gọi cùng Anh Chủ tịch Trần Huy Hoàn các Chị anh từng trong Hội Tin học người Việt Nam tại Pháp cùng Anh Trần Hà Nam và Trần Thành Trai trong Nước đóng góp ý kiến cố vấn cũng như các Anh Hồ Tú Bảo, Phan Dương Hiệu, Nguyễn Phong Quang ….

    Thú thật không còn trẻ nữa cùng VỐN THỜI GIAN sắp tới hạn nhưng vừa đọc bài Anh Nguyên Ngọc “LÊN THUYỀN” Nguyên Ngọc http://vanviet.info/van-de-hom-nay/ln-thuyen/ viết về một cuộc di tản giáo dục lớn như Dòng nước ngầm xoáy động trong mỗi gia đình bên Quê Nhà … biết đâu dự án của chúng ta có thể là CON ĐẬP LỚN ngăn cản sự đổ vỡ đáng thương tiếc đó

    Trân trọng thân chào Anh Trương Gia Bình cùng Tất cả Chị Anh FPT và các Chị anh khác

    Nguyễn Hữu Viện

    https://baotiengdan.com/2021/04/08/can-mot-ban-tay-sat/#comment-125320

    https://baotiengdan.com/2020/09/12/thu-cua-ong-chu-dinh-xuong-goi-bch-trung-uong-dang-cong-san-viet-nam/?unapproved=114697&moderation-hash=2cec69093aae4c6b3fdaa08bb686a1ce#comment-114697

    https://baotiengdan.com/2020/10/09/nhin-lai-gia-tri-nhan-ban-dan-toc-khai-phong/?unapproved=116028&moderation-hash=578fd193c2ce9dd5e5601ebac6f36ef9#comment-116028

    https://baotiengdan.com/2020/10/03/chiec-bap-benh-cua-lich-su/?unapproved=115607&moderation-hash=9989e4bb9845fb28fa1bdb405fa9f455#comment-115607

    https://baotiengdan.com/2020/10/12/ti-nan-giao-duc/?unapproved=116125&moderation-hash=8dceabbc1f66011a3cf416becb426c83#comment-116125

  3. “dựng các video clip ngắn để giảng bài và post những video clip này lên You Tube”

    Dont think its a good idea. Nền giáo dục vừa bốn làn vừa căm thù giặc Mỹ mà đưa lên du túp cho thiên hạ nó bình phẩm … Phải nhớ, có những thứ ở nước ngoài làm được, đem áp dụng ở Việt Nam sẽ thành trò cười ngay tắp lự . Dân hải ngoại nói năng văng mạng, hổng có ôn hòa & có học như người trong nước . Bài giải về truyền thống chống Mỹ hào hùng của quân đội nhân dân Việt Nam rơi vào tay bọn hải ngoại cực đoan thì còn gì là giáo dục xã hội chủ nghĩa nữa . Tắt còm thì chúng nó viết bài tung lên mạng, bêu riếu nền giáo dục xã hội chủ nghĩa .

    Các trí thức vọng ngoại hoặc đi tây học mắc 1 sai lầm cơ bản, là thực tế VN hoàn toàn hổng giống tây . Có những thứ tây nó xài tốt, đem về nước mình gặp phèn banh càng hết. Fulbright trở thành Fulb-wrong vì cái lỗi cơ bản này đây .

  4. Tham lam, dốt nát, “tráo trở ” là bản chất không chỉ của riêng ngành giáo dục, mà là của cả bộ máy công quyền cộng sản Việt Nam rồi.

    Mà đã thấy nhà giáo nào nhễ nhại mồ hôi như thủ tướng Phạm Minh Chính chống giặc dịch đâu.

    Thu hoạch được sau nửa thế kỷ trồng người của đảng ta là thế.

Leave a Reply to TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây