Bình luận của báo chí quốc tế về Hiệp định An ninh AUKUS

Đỗ Kim Thêm, tuyển dịch*

22-9-2021

Với những thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho Pháp, nhật báo Aargauer Zeitung từ Thụy Sĩ nhận ra những rạn nứt trầm trọng trong mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương:

Mỹ tuyệt nhiên không quan tâm đến Pháp, một thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), sẽ khiến cho NATO phải đặt mình trong thử thách

Tại Quốc hội Anh hôm thứ Năm, Johnson cho biết, mối quan hệ của Anh với Liên minh phòng thủ xuyên Đại Tây Dương là “không thể lay chuyển” và với Pháp là “vững chắc”.

Việc người Anh cảm thấy bị ràng buộc phải làm sáng tỏ vấn đề, cho thấy, tình trạng rạn nứt giữa NATO và Tây Âu đã trở nên trầm trọng. Biden không còn e dè gì nữa khi từ chối một cách tàn nhẫn đối với các đồng minh như Pháp, và Johnson đã hoàn toàn phụ thuộc vào ‘Nước Anh toàn cầu’ kể từ khi rời khối EU“.

Nhật báo Süddeutsche Zeitung của Đức khẳng định, đây là một khoảnh khắc đáng xấu hổ và thiệt hại nghiêm trọng đối với Liên minh xuyên Đại Tây Dương:

Như đã xảy ra ở Afghanistan, Washington không thông báo hoặc đàm phán. Đây không còn là điều tầm thường nữa. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là điều gì đáng để ngưỡng mộ hơn: Trong cuộc đối đầu không thể hòa giải với Trung Quốc, hiển nhiên Úc  sẵn sàng đứng về phía Mỹ – bất chấp mọi tác động kinh tế bất lợi; hoặc Mỹ vô liêm sỉ khi xa lánh Pháp như một đồng minh quan trọng ở châu Âu – ngay cả vào ngày công bố chiến lược EU-Thái Bình Dương, cho thấy, xem tham vọng chính sách đối ngoại của Brussels như một trò đùa trên cát. Đối với EU và Đức, đây là một khoảnh khắc đáng xấu hổ”.

Đối với nhật báo Lidové noviny của Tiệp thì Biden đã đi theo bước chân của Trump và thực tế là Biden đang đánh lừa Pháp để cho công luận thấy là học thuyết của Trump “Nước Mỹ trên hết” vẫn còn tiếp tục tồn tại đến mức độ nào: “Kể từ cuộc bầu cử Biden, người ta đã cho rằng nước Mỹ của Biden sẽ ngăn chặn mọi hoạt động của Trump.

Tuy nhiên, trên thực tế, Biden đang theo sát đường lối của Trump nhiều hơn là dự kiến. Ngoài sự nghiêm ngặt đối với việc nhập cư bất hợp pháp, điều này còn bao gồm cả chủ trương ‘Nước Mỹ trên hết’ và quan hệ đặc biệt với Vương quốc Anh. Nếu Trump đưa ra một sáng kiến như vậy, thành phần cấp tiến sẽ lên án ông. Chúng ta vẫn phải chờ phản ứng nơi Biden”.

Nhật báo Naftemporiki của Hy Lạp lo ngại cho một cuộc chạy đua vũ trang đầy nguy hiểm. Sau các thất bại trong cuộc chiến chống khủng bố, báo này tiên đoán là một kỷ nguyên còn nguy hiểm hơn đang bắt đầu trên chính trường quốc tế.

Thỏa thuận này là một cuộc tấn công trực tiếp vào Trung Quốc và có nguy cơ kéo khu vực châu Á – Thái Bình Dương vào cuộc chạy đua vũ trang và phổ biến vũ khí hạt nhân không thể kiểm soát

Vương quốc Anh muốn định hướng lại sau vụ Brexit, một lần nữa, tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Á, sau khi nước này đã rút lui 50 năm trước bằng cách dỡ bỏ các căn cứ của mình ở Đông Nam Á và Vịnh Ba Tư…

Với việc người Mỹ rút khỏi Afghanistan, giai đoạn của cuộc chiến chống khủng bố dường như đã kết thúc. Nhưng một giai đoạn còn nguy hiểm hơn bắt đầu: Đó là sự cạnh tranh giữa các cường quốc”.

Khi nước Úc đang vào cuộc, thì nhật báo Le Figaro của Pháp cũng nhận thấy sự phát triển này là thực sự đáng lo ngại:

Một quốc gia cho đến nay vẫn thận trọng giữ khoảng cách với công nghệ hạt nhân, mà khả năng đang được đưa vào sử dụng (ngay cả khi không phải về mặt quân sự theo nghĩa hẹp hơn). Điều đó thay đổi các luật chơi. Nó phơi bày cho khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương phải tái vũ trang nguy hiểm.

Canberra, có khả năng hạn chế bởi sự hung hăng của Trung Quốc, đang tham gia vào cuộc đọ sức giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ với nguy cơ phải tuân theo, trong trường hợp xung đột mở rộng.

Lời cảnh báo đối với Trung Quốc rất rõ ràng: Úc đang trở thành một nền tảng của Mỹ có thể sớm tiếp nhận tên lửa tầm xa và máy bay ném bom tàng hình của Mỹ. Nếu cần thiết, quốc gia này sẽ không mất nhiều thời gian để tự mình trở thành cường quốc hạt nhân”.

Nhật báo Avvenire của Ý phân tích, Liên minh ba bên trong AUKUS cũng đặt ra cho điện Kremlin những thách thức mới, đây cũng là một thông điệp cho Putin.

Với AUKUS, Mỹ đang gửi đi một tín hiệu về sức mạnh hùng hậu về chính trị và quân sự và ý chí kiên định nhằm duy trì uy thế toàn cầu và bảo vệ các đồng minh.

Họ chỉ ra cho Nga rằng: Liệu có thực sự đáng để tăng cường lại quan hệ với Trung Quốc? Đây có thực sự là đường lối đúng đắn để theo đuổi? Bởi vì Nga đang ở một vị thế bất thường. Rất khó hoặc không thể bỏ qua. Nhưng Nga không thực sự có thể cạnh tranh với Mỹ hoặc Trung Quốc.

Với AUKUS, Biden gợi ý với Putin rằng, có thể có lợi hơn nếu thu xếp được với Mỹ và các đồng minh của họ hơn là hợp tác với Tập Cận Bình”.

Nhật báo NZZ am Sonntag từ Thụy Sĩ giải thích: “Nước Pháp đang nổi cơn thịnh nộ. Rốt cuộc, hợp đồng tàu ngầm trị giá 40 tỷ đô la của Pháp với Úc không chỉ là về chuyện kinh doanh. Pháp cũng muốn mở rộng sự hiện diện quân sự ở Ấn Độ -Thái Bình Dương. Điều đó sẽ không xảy ra. Úc đã chọn một hiệp ước an ninh với Washington và London. Mỹ nhìn thấy đối thủ Trung Quốc, đối thủ mà họ phải đối đầu với các đối tác. Mặt khác, Pháp có nhiều ý kiến đa dạng hơn về Trung Quốc.

Bất chấp những cân nhắc chiến lược đúng đắn này, Washington lẽ ra phải thể hiện sự nhạy cảm hơn về mặt ngoại giao. Loại bỏ nước Pháp theo cách này và chỉ để thông báo cho Pháp vào thời điểm cuối cùng là sai lầm”.

Nhật báo Welt am Sonntag của Đức lưu ý rằng: “Lại một lần nữa, thật dễ dàng để nổi giận với nước Mỹ. Không có gì ngạc nhiên khi Paris hiện nay đang triệu hồi các đại sứ từ Hoa Kỳ và Úc về nước. Washington bí mật ký kết hiệp ước an ninh với Canberra, qua đó đánh bại Pháp sẽ trở thành nhà cung cấp tàu ngầm cho Úc.  Để chống lại Trung Quốc, chính phủ mới của Joe Biden muốn hành động hợp tác với châu Âu. Nhưng rõ ràng đúng là nơi cần thiết nhất, thì Mỹ chỉ đơn giản lại lừa chúng ta. Đối với một vài tỷ đô la!

Người châu Âu đồng thuận về sự phẫn nộ. Sự thật là nếu các đối tác thuộc khối Liên Âu thống nhất trong chính sách quốc phòng, như họ đang than vãn hiện nay, thì sự thảm bại của Úc có thể đã không xảy ra. Thiếu sót này đặc biệt ảnh hưởng đến nước Đức”.

Nhật báo Washington Post của Mỹ ghi nhận là: “Tổng thống Pháp Macron vốn dĩ đã rất tức giận khi được tham vấn tối thiểu trước khi Mỹ rút khỏi Afghanistan. Điều đó bây giờ đã tăng lên. Chính quyền Biden nên xem xét sự không hài lòng của Pháp một cách nghiêm túc.

Hoa Kỳ cần các đối tác xuyên Đại Tây Dương vì đang ngày càng tập trung chính sách đối ngoại vào cuộc cạnh tranh cường quốc với Trung Quốc. Và trong số này, Pháp được cho là có khả năng quân sự cao nhất.

Trong khi đó, ở châu Âu, đặc biệt là ở Paris, người ta nói về ‘quyền tự chủ chiến lược’. Trong khi chỉ bày tỏ thiện chí qua đầu môi chót lưỡi cho các vấn đề nhân quyền và an ninh, người châu Âu muốn tiếp tục giao thưong với Trung Quốc để hưởng lợi”.

______

*Tổng hợp từ các nguồn: Der tägliche Blick in Europas Presse Die internationale Pressschau

Bình Luận từ Facebook

8 BÌNH LUẬN


  1. Cứ hôn nhau đi rồi Bộ tứ có Năm mắt rồi thêm Sáu tai !
    ********************************

    Cứ hôn nhau đi Chớm Thu đang đến
    Cho Bộ tứ có Năm mắt rồi thêm
    Sáu tai dù Tôn Ngộ Không chú Chệt
    Cũng phải tức học máu khóc rống la rền
    Cho dù Một Đai một Đường triệu Bẫy
    Thầy Tàu hô phong hoán vũ chỉ là kên kên
    Nga Bắc Hàn chẳng phải đồng minh quân sự
    Chỉ đối tác làm ăn qua đường dễ hay quên
    Chú Sam cao bồi vao bẹt có Năm mắt
    Ngũ nhãn sắp tuyển Nhật-Hàn tăng thêm
    Chú Chệt từ nay mất ngủ vì NATO Châu Á
    Cứ hôn nhau đi mỗi Nụ hôn triệu mũi tên
    Mỹ-Úc-Anh căng dây cung Nỏ thần bắn
    Chiến thuật biển người chắc quỳ gối khóc rên !

    TỶ LƯƠNG DÂN
    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28

  2. Thành tựu liên minh quân sự AUKUS là hành động dũng cảm và thông minh hiếm hoi duy nhất của vị Tổng tư lệnh già nua bạc nhược tính cho đến nay, sau suốt hơn 8 tháng cầm quyền của một Biden luôn bị chế giễu!
    Cũng là một bước ngoặc lịch sử, là quyết tâm dũng cảm và dứt khoát của chính trị Úc – một khối đại lục đất rộng người thưa, to xác mà tầm thường, sau 120 năm lập quốc vẫn chưa đủ cơ bắp tự vệ trước dục vọng xâm lấn hiếp đáp và sự hiện diện đã rất hiển nhiên của Tàu bao lâu nay trên xứ Kangaroo nầy.
    Và nước Anh!
    Cũng bừng tỉnh đúng lúc để ngẫm lại mình ngày xưa- lực lượng từng bao trùm địa cầu,
    cũng vừa kịp buông bỏ một cộng đồng EU đồng sàng dị mộng đang chới với vì Brexit và cố giữ cho nội khối không tan rã.
    Cả 3 khối lực lượng tiên thiên bất túc hậu thiên thất nghi nầy đang trùng phùng trong hiệp ước quân sự đầu tiên sau NATO, bổ sung cho nhau và liên kết thành hòn núi cao ở Tây TBD, như một tai hoạ bất chợt cho mộng xâm lược của Tàu…

    Nhưng là niềm vui lớn của nhân loại nhược tiểu châu Á tây Thái bình dương, là đã rõ!

    Vậy thì người Châu Á, phi độc tài/nạn nhân độc tài bành trướng, phải phấn khởi lên chứ!
    Sao lại đi lượm rác khắp các tờ báo vốn có tâm sự manh mún thậm chí có thể đã bị mua chuộc để rền rỉ trù ẽo đàm tiếu một bình minh đang lên thế để làm gì!

    Nước Pháp vốn con cháu De Gaulle, vị anh hùng của Nền Đệ ngũ Cộng hoà nổi tiếng mang bịnh L’esprit de grandeur luôn bướng bỉnh kiêu căng thích nói ngược thiên hạ, thích dẫn dắt kể cả nắm mũi Mỹ nhưng không đủ “tuổi” (!), bao năm rồi đâu có ưa đồng sự cùng Mỹ.

    * Nước Pháp từ lâu đã không thấy quyền lợi của mình ở Hoa Đông, Đài Loan và Biển Đông, không hề mâu thuẫn với Trung Cộng! Đức quốc cũng thế;
    huỵch toẹt ra…cả EU cũng thế, thậm chí còn muốn ve vãn sờ mó hầu bao của Tàu.

    Sao Mỹ có thể bị bó tay vì họ, để rơi vào số phận mà Peter Navarro và Greg Autry đã cảnh báo!
    Mỹ phải hành động không có họ để không phải ‘đẽo cày giữa đường 3 ngày không xong”.

    Và nước Pháp cũng có truyền thống ghét Anh; vốn dĩ là bịnh gầm gừ nhau giữa 2 con cọp nằm sát nhau, cách có một cái eo Pas de Calais 30km.
    Người Pháp rất ghét đứa nào xổ tiếng Anh trong chuyện trò, và người Anh đối lại cũng phớt ăng lê tiếng Pháp.
    Tóm lại Pháp Anh và Pháp Mỹ xưa nay là “duyên con tiều”, đã thế lại phải xích chung với nhau cùng một lồng NATO chỉ vì bà đỡ CNCS!
    Anh – Mỹ là thai song sinh. Anh – Úc cũng “cùng” một mẹ. Ít ra có thể thấy ‘dấu bớp’ nhiều chéo đỏ trắng đồng tâm trên quốc kỳ của họ.

    Gặp nhau là Thiên thời Địa lợi Nhân hoà!
    Đàm tiếu là vô ích và vô duyên…
    chưa kể dịch như dịch covid.


  3. AUKUS : Ôi Nụ hôn bị đánh cắp từ Đôi môi Paris !
    ************************************

    AUKUS : Ôi Nụ hôn bị đánh cắp từ Đôi môi
    Paris ghen tuông cuồng điên mất Hồn rồi !
    Mỹ chơi phỗng tay trên vớ Người tình hờ Úc
    Đúng Cao bồi đâm lưỡi lê sau lưng chết thôi
    Tam quốc đối tác chiến lược Mỹ-Anh-Úc
    Pháp với Con đường thứ Ba vẫn chưa nguôi
    Thắng-thua chưa hẳn Kinh-tài-chính mà Ý hệ
    Siêu cường bậc Trung mà Tham vọng khó nuốt trôi
    AUKUS : Ôi Nụ hôn từ Paris như bị đánh cắp
    Như thoảng mùi hương ‘Baiser Volé’ từ Đôi môi
    Chẳng phải phân khúc phụ nữ Paris Tình lỡ
    Người Ba Lê còn hơn Hoạn Thư ghen cuồng lên thôi !
    AUKUS : Ôi Nụ hôn trộm từ Đôi môi bị đánh cắp
    Người đẹp Paris lên cơn ghen mất Trí cả rồi !
    Nàng vỡ mộng Viễn kiến ‘Giải pháp thứ Ba’ sụp đổ
    Từ đây Sắc đẹp rơi tự do chân không chào mi Buồn ơi !
    Hóa thân Siêu cường hạng Trung vào Thế kỷ 21
    Chú Sam – chú Chệt giành bá vương chém Trái đất làm đôi
    Pháp luôn chủ trương Hướng đi thứ Ba: Độc lập mọi mặt
    Tham vọng hoạch định chiến lược lâu dài Vùng biển xa xôi
    Pháp Cường quốc Biển thứ Hai về diện tích ngang bằng Mỹ
    Ấn Độ -Thái Bình Dương có hai triệu công dân Pháp cuối Chân trời
    Liên minh AUKUS như Cơn lốc thổi bay Sáng kiến ‘Đệ tam giải pháp’
    Con cháu Đại đế Nã Phá Luân giàu sáng tạo đành mất Cuộc chơi !
    Khủng hoảng tầu ngầm hạt nhân chỉ là hạt lựu hay Nụ hôn trộm
    Chỉ là phần nổi tảng băng trôi dạt Biển cả Ấn-Thái nơi tưởng chừng Xa xôi !

    TỶ LƯƠNG DÂN

    Baiser Volé = Nụ hôn bị đánh cắp là Tên loại nước hoa của Hãng mỹ phẩm Cartier
    Baisers volés = Những nụ hôn bị đánh cắp là Tựa phim của Nhà đạo diễn Pháp François Truffaut

    Hợp đồng đóng tầu ngầm cho Úc thuộc loại Hợp đồng Thế kỷ 21 với 56 tỉ Âu kim gần hơn 20 NĂM nhưng chỉ gần bằng số tiền khổng lồ HÀNG NĂM bọn vô loại ký sinh trùng ‘móc túi’ quỹ trợ cấp xã hội của Nước Pháp

    https://www.youtube.com/watch?v=1qoA69qlm0Q&t=1224s
    BẤM VÀO TRÊN XEM VIDEO ​Nhà báo André Bercoff phỏng vấn Charles Prats
    Có 530 002 người xem video này 17 sept. 2020

    Charles Prats : “50 milliards d’euros par an s’évaporent dans la fraude”
    Par La Rédaction
    jeudi 17 septembre 2020
    https://www.sudradio.fr/societe/charles-prats-50-milliards-deuros-par-an-sevaporent-dans-la-fraude/
    BẤM VÀO TRÊN ĐỌC bài báo

    Charles Prats, ancien magistrat au sein de la délégation nationale à la lutte contre la fraude (DNLF) au ministère du Budget (de 2008 à 2012), auteur de “Le Cartel des Fraudes” (éditions Ring), était l’invité d’André Bercoff, jeudi 17 septembre sur Sud Radio dans son rendez-vous du 12h-13h, “Bercoff dans tous ses états”.


    Cựu thẩm phán Pháp Charles Prats: “50 tỷ euro mỗi năm bốc hơi trong gian lận”
    ​Thứ năm, ngày 17 tháng 9 năm 2020
    https://www.sudradio.fr/societe/charles-prats-50-milliards-deuros-par-an-sevaporent-dans-la-fraude/
    BẤM VÀO TRÊN ĐỌC bài báo

    Charles Prats, cựu thẩm phán trong phái đoàn quốc gia đấu tranh chống gian lận (DNLF) tại Bộ Ngân sách (từ năm 2008 đến năm 2012), tác giả của “Le Cartel des Fraudes” (Phiên bản nhẫn), là khách mời của André Bercoff, Thứ năm ngày 17 tháng 9 trên Đài phát thanh Sud

    Charles Prats giải quyết vấn đề gian lận xã hội. Trong một cuốn sách mới phát hành, cựu thẩm phán tố cáo những hành vi lạm dụng và bất hợp pháp khiến người nộp thuế phải trả một số tiền đáng kinh ngạc mỗi năm.

    ​50 tỷ euro gian lận mỗi năm

    Theo tác giả của The Fraud Cartel, “mọi người đã nhận ra vấn đề” của việc trốn thuế. Ông nhấn mạnh: “Chi tiêu cho bảo trợ xã hội là 787 tỷ euro mỗi năm”, bao gồm cả thất nghiệp, bệnh tật, lương hưu và trợ cấp. Hay “một phần ba GDP”, Charles Prats khẳng định có một sự hụt hẫng nhất định: “50 tỷ euro mỗi năm bốc hơi trong gian lận”.

    “Tiếng nói của gian lận rất dễ xâm nhập trong hệ thống xã hội của chúng ta”, tác giả thích thú khi mô tả rằng có “nhiều cách để lừa đảo”. Ông tố cáo hành vi của “một số chuyên gia y tế đứng đầu gian lận”, với các hành vi hư cấu, chẳng hạn như ngừng việc, gian lận lợi ích hoặc không khai báo thu nhập, theo danh sách của Charles Prats.

  4. Mỹ thành lập AUKUS là một chiến lược đúng đắn để đối đầu với Tàu+. Phần Úc thì theo Mỹ là option có lợi nhất. Tuy nhiên khi Mỹ gạt Pháp qua một bên thì cũng như gạt cả liên minh châu Âu, và như vậy là đi ngược lại chiến lược tổng thể. Mỹ có thể làm khác đi, ví dụ mời Pháp vào liên minh AUKUS với hợp đồng thu nhỏ về đóng tàu ngầm cho Úc trong khi Mỹ và Anh vẫn chuyển giao công nghệ tàu ngầm nguyên tử cho Úc. Như vậy mọi bên đều vui vẻ và châu Âu sẽ cảm thấy gần gũi với hướng đi của Mỹ hơn.

    • Chuyện không đơn giản là vậy, tụi Pháp đã bắt chẹt Úc trong giao kèo lắp ráp, Úc đòi 90% lắp ráp nhưng Pháp chỉ đồng ý 60%, trễ nãi và chi phí nâng cao. Sau này TC cho tàu nguyên tử thường xuyên xâm nhập hải phận nên Úc đã đổi hướng khi Mỹ và Anh quyết định hỗ trợ tối đa chuyển giao công nghệ nguyên tử. Nên nhớ là công nghệ này trước đây Mỹ cũng chuyển giao cho Anh. Pháp thất bại là do chính họ mà thôi.

  5. Mấy nước ở Châu Âu ủng hộ Pháp cho có mà thôi, tắt đài từ hôm bữa đến giờ mới hùa nhau nói vài câu nịnh bợ. Thụy Sỹ là cái quái gì khi chỏ mỏ vào chuyện ở biển đông, bọn này làm giàu trên tiền bẩn của những tay độc tài và quỳ gối trước những lãnh tụ TC từ trước đến giờ, chỉ là đại sứ TC ở Bern hoặc Genève cũng đã đủ thẩm quyền chửi bới 7 bộ trưởng Thụy Sỹ, nhục ơi là nhục. Nếu tàu ngầm chạy bằng dầu của Úc bị ngầm nguyên tử của TC bắn chìm thì lúc đó ai sẽ chịu trách nhiệm. Chỉ biết cắn hùa như như lũ sói.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây