Chuyện lư hương Đức Thánh Trần: Đi tìm sự chân thành

Tuấn Khanh

20-9-2021

Nước Úc có một ngày lễ gây tranh cãi suốt nhiều thập niên, đó là ngày 26/1, tên gọi của ngày lễ này được cũng được đặt lại với nhiều ý nghĩa khác nhau.

Khởi đầu, ngày này được gọi chung là ngày lễ Quốc Khánh của Úc, vì đó là ngày đánh dấu sự kiện năm 1788, thuyền trưởng Arthur Phillip đã dựng cờ Anh và tuyên bố đây là vùng đất thuộc sở hữu của đế quốc Anh ở Port Jackson (ngày nay là Sydney Cove).

Nhưng dĩ nhiên, đó cũng là một lời khẳng định về sự xâm lược của nước Anh đối với một vùng đất mà thổ dân Úc đã sinh sống từ bao đời. Những cuộc xung đột xảy ra, và khát vọng “giải phóng” của người Anh cũng đã mở ra một thảm cảnh về việc cách ly hàng ngàn trẻ em thổ dân với cha mẹ và làng quê, để giáo dục văn minh tách biệt, nhằm tạo một nước Úc có văn hóa nền của Châu Âu. Câu chuyện thật dài, đầy máu và nước mắt, là một góc của lịch sử nhân loại ở những thế kỷ trước.

Những cộng đồng thổ dân ở Úc phát triển và hội nhập vào cuộc sống chung hôm nay, kể cả người Úc da trắng, vẫn luôn chất vấn về ý nghĩa của ngày Quốc Khánh Úc 26/1. Ngày lễ 26/1 này từng được vận động gọi tên là Ngày Xâm Lược, Ngày Thương Khóc… Sai lầm từ lịch sử, vẫn luôn được người dân kêu đòi phải có sự nhìn nhận đúng, gọi tên đúng và phải có người hôm nay chịu trách nhiệm.

Ở một quốc gia văn minh, quyền được lên tiếng và thậm chí phủ nhận luôn cả ngày Quốc khánh, vẫn không bị coi là tội, cũng không ai bị khép vào cái nhìn là âm mưu lật đổ chế độ hay tuyên truyền chống nhà nước. Bởi một nhà nước văn minh đích thực và vì dân, họ biết rằng mọi hành động chủ trương bảo vệ mình, chống lại nhân dân, chỉ biến họ trở thành loại đồ tể với nhân quyền và dân chủ.

Tháng 2/2008, Thủ tướng Úc là Kevin Rudd đã chính thức đưa ra lời xin lỗi trước toàn quốc gia, gửi tới những người dân bản địa của Úc, đặc biệt là những thế hệ bị đánh cắp mà cuộc sống của họ đã bị tàn phá bởi các chính sách cưỡng bức trẻ em và đồng hóa bản địa trong quá khứ rất xa của nước này.

Lời xin lỗi của ông Kevin Rudd, được tạm dịch một phần như sau: ”Chúng tôi xin lỗi vì luật pháp và chính sách của các quốc hội và các đời chính phủ đã gây ra đau thương, đau khổ và mất mát sâu sắc cho những người Úc trên quê hương chúng ta. Chúng tôi đặc biệt xin lỗi vì đã loại bỏ trẻ em thổ dân và Cư dân trên eo biển Torres khỏi gia đình, cộng đồng và đất nước của họ”.

Rất nhiều bài báo, hình ảnh, video của cả thế giới ghi lại những giờ phút đó. Rất nhiều người đã khóc, nhiều người ôm chặt lấy nhau. Sự xúc động không chỉ vì nhân phẩm và giá trị nguyên bản của con người được nhìn nhận đúng trong thế giới văn minh và khát vọng hòa giải, mà họ còn khóc vì thấy mình may mắn sống trong một thể chế biết yêu tương lai của đất nước và con người hơn là gánh nặng của lý tưởng chính trị.

Câu chuyện cũ của xứ xa được viết lại dài dòng, chỉ để nhắc rằng bài báo tha thiết kêu gọi trả lại lư hương của của Đức Thánh Trần tại tượng đài ở Bến Bạch Đằng mới đây, được đăng trên báo Người Đô Thị, không phải là tiếng kêu đơn lẻ. Nó là sự đau đớn của cả một dân tộc về sự báng bổ một hình tượng vĩ đại trong lịch sử người Việt. Sự báng bổ chưa bao giờ xảy ra trong mọi triều đại Việt đối kháng nhau, mà xưa nay chỉ có thể nằm trong tưởng tượng về bọn ngoại bang xâm lược hay vong quốc.

Bài báo ấy có tên “Nhân giỗ Đức Thánh Trần: cần đặt lại lư hương và tôn tạo tượng đài Trần Hưng Đạo” của tác giả Phúc Tiến, xuất hiện trên trang nhà Người Đô Thị vào ngày 17-9-2021, được vài tiếng đồng hồ, đã bất ngờ bị ẩn đi. Đó là một bài viết thật sự hiếm hoi đặt vấn đề về một giá trị dân tộc tổn thương từ sự cường quyền, nhưng rồi cũng chịu chung số phận với mọi lời ngay thẳng trước lưỡi gươm kiểm duyệt, hoặc bởi sỉ diện của một cá nhân nào đó.

Nhưng với nhân dân, tiếng kêu phẫn uất về hình tượng trang nghiêm của một tượng đài lịch sử bị xúc phạm, vẫn không ngừng vang lên kể từ ngày 17-2-2019 – ngày mà mọi người Việt khắp nơi trên địa cầu đều sững sờ thấy những chiếc xe rác bao vây tượng đài Đức Thánh Trần, và xe cẩu kéo chiếc lư hương yên vị hơn nửa thế kỷ về một nơi ẩn khuất, lấy cớ là để sửa chữa và tôn tạo khu vực.

Cho tới giờ phút này, mọi sự giải thích của chính quyền về hành động cẩu lư hương của Đức Thánh Trần luôn mập mờ và vô nghĩa. Ông Nguyễn Thiện Nhân, bí thư thành phố, người chịu trách nhiệm chính về sự kiện này thì luôn né tránh. Còn bà Trần Kim Yến – bí thư Quận ủy quận 1 thì tuyên bố một cách vô đạo, vô luân thường, rằng lư hương Trần Hưng Đạo được dời về đền thờ trên đường Võ Thị Sáu vì “Công viên không phải là nơi thờ phụng, mà việc thờ phụng này nên được đặt ở đình, đền, chùa sẽ đúng hơn. Đó là việc hết sức bình thường. Mình đưa việc thờ phụng về đúng vị trí”.

Trong một bài viết phản ứng từ lúc ấy, có tên “Đỉnh lư hương và thói dối trá”, Giáo sư Hoàng Dũng đã viết rằng “Không lẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh thì được phép có lư hương (ở công viên), mà Đức Trần Hưng Đạo lại không?”. Dối trá là cách mỗi người Việt Nam gọi tên hành động và lý lẽ của những kẻ có quyền đã múa lưỡi, nhưng tận cùng, đó là sự vong bản nhục nhã khôn xiết trước tổ tiên mình.

Từ năm 2019, rộ lên tin đồn về chuyện chính quyền hiện nay muốn thủ tiêu các tượng đài, miếu đền… do chế độ cũ dựng nên, bởi muốn dứt điểm quá khứ. Chuyện dời lư hương và bỏ mặc như vậy, chỉ là nằm trong chuỗi hành động. Thật khó tin đó là chuyện có thật, nhất là với một chế độ trong thời đại văn minh.

Tổ tiên Việt Nam chưa bao giờ phân biệt đứa con nào thờ phụng mình. Trả lại lư hương, là cách chứng minh những lời đồn tồi tệ đó không có thật, và cũng để chứng minh rằng trong chế độ hôm nay, không có chuyện quyền lực cá nhân hay sỉ diện của một quan chức có thể ngồi xổm trên linh hồn tổ tiên, và của một cộng đồng dân cư đã sống với giá trị tâm linh đó suốt bao nhiêu năm nay.

Quả bóng đang ở chân những người có trách nhiệm hôm nay. Những sai lầm hôm qua, không có nghĩa là thứ nhất định hôm nay buộc mọi người phải cùng chia nhau vuốt mặt.

Những người da trắng và thổ dân ở nước Úc đã cho nhau cơ hội, cầm tay nhau để gọi tên quê hương là của chung, quốc gia chân thành sám hối trước sai lầm của hàng trăm năm, để cùng đi tới một giá trị chung.

Nhưng ở Việt Nam, nếu vẫn có những người vẫn im lặng trá ngụy, ôm chặt sự hủy diệt những điều thiêng liêng nhất trong lòng dân tộc, bất chấp tiếng kêu gào tức giận không thôi của dân chúng, thì tư cách nào để chúng ta gọi nhau là đồng bào?

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN


  1. Trăng Trung thu Hà L..ội – Sài Gòn hết tròn nay méo nghĩ mà sót thương
    ****************************

    https://www.youtube.com/watch?v=gEiCEpykEe4
    Trần Thái Hòa – Đêm Nhớ Trăng Sàigòn (Thơ: Du Tử Lê, Nhạc: Phạm Đình Chương)

    Hà L..ội Trăng Trung thu sót thương
    Tử Cấm thành vọng Tử trường đâu đây !
    Liêu Trai gầy guộc vai gầy
    Siêu vi trun..g c..uốc năm nay mất Rằm
    Cửa Ô run rẩy Hương nhang
    Hồ Gươm Trăng huyết lệ tràn Ly tan
    Đại dịch Vũ Hán phá toang
    Bao vạn Em bé bao ngàn mồ côi ?
    Chơ vơ ngay phút chào đời
    Trăng đêm Phố Cổ Luân hồi khóc than
    Trăng ve vuốt bé thoát Tử thần
    Trăng xin đa tạ Ân nhân cứu người
    Trăng Sài Gòn vắng bóng im hơi !
    Trăng châu thổ khóc ngàn lời bi ai
    Trăng Chương Dương tưởng niệm Ngài
    Lư Hương giặc nội giặc ngoài giam đâu ?
    Tượng đài Hưng Đạo nhiệm mầu
    Tay Người chỉ Bắc ngàn sau Tử thù
    Truyền kiếp phá toang trùng tu
    Sài Gòn phong toả mây u ám về
    Hơn hai tháng ác mộng hôn mê
    Rằm tháng Bảy không Chị Hằng chẳng Trăng
    Rằm tháng Tám Sài Gòn mưa rằm
    Thành phong phong thành không Trăng nữa rồi
    Vươn mình lên Sài Gòn thương ơi !
    Phố Tự Do vùng dậy hát Lời Bao dung
    Lư Hương Trần Hưng Đạo Anh hùng
    Sài Gòn yêu dấu Ngàn trùng cách xa ….

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. “Từ năm 2019, rộ lên tin đồn về chuyện chính quyền hiện nay muốn thủ tiêu các tượng đài, miếu đền… do chế độ cũ dựng nên, bởi muốn dứt điểm quá khứ.”

    *Tôi nhận thấy quí vị trí thức ưu thời mẫn thế nhưng tâm tưởng bay bỗng đâu đâu…
    Giờ này CSVN đâu còn quan tâm cái bóng ma VNCH nữa mà sợ quá khứ, còn “muốn dứt điểm quá khứ” dù chỉ là một lư hương!

    Hồ Con Rùa sản phẩm của chính chế độ VNCH, không mang biểu tượng lịch sử xa xưa nào cả ngoài là một tác phẩm kiến trúc lãng mạn ghi dấu ấn văn hoá sáng tạo ngẫu hứng phóng khoáng tự do đặc trưng văn hoá chế độ đương thời,
    chần dầng giữa một bồn binh mênh mông dẫn ra Vương cung Thánh đường…
    còn chưa làm họ xốn mắt; họ còn đang có kế hoạch mở rộng hoành tráng gấp nhiều lần để tạo điểm giải trí, thương xá, phố đi bộ…
    thì sá gì một chiếc lư hương nhỏ bằng nửa thùng phi 200 lít, mất hút giữa bồn binh mênh mông !
    Chiếc lư hương nhỏ, nhưng vĩ đại đúng như các vị mô tả, không hề làm nhột, xốn VC, nhưng lại đang nằm trong một chiến dịch rộng lớn nhằm triệt hạ anh linh tổ quốc VN, anh hùng liệt sĩ chống xâm lăng phương Bắc…TRẦN HƯNG ĐẠO, NGUYỄN HUỆ…và còn ai nữa?

    Thế ra quí vị có đọc nhưng không hề xốn xang gì với bài “Đọc lại: Hoàng đế Quang Trung ra Bắc” của Nguyễn Duy Chính đăng trên bbc tiếng Việt, song kiếm hợp bích cùng bài “Trần Quang Đức: Tranh chân dung ‘Quang Trung’ gần ‘sử thực’ hơn cả”…và vài ba bài mang tên Nguyễn hữu Liêm bôi bát dân tộc VN tan mồ nát mã trên bbc tiếng Viêt, trên đàn chim việt…
    Quí vị có xốn xang, phản ứng gì đâu?!

    Vụ “dẹp lư hương” nầy cũng nằm trong chiến dịch đó.
    “Vị trí thức” Bùi Hiền trước và sau đó lai rai một dạo thêm vài tên nữa…nổ lực phá phách chữ quốc ngữ
    cũng đều là những “hiện tượng cùng bản chất” TRIỆT PHÁ ANH LINH VIỆT NAM.

    Sao quí vị chỉ lo cạnh khoé thằng bồi…mà không hề động bút, không hề một tiếng về thằng sếp sai nó làm?

    Một bức tranh lãnh đạm không nhìn ra mặt quân thù, hay đúng hơn, tê liệt trước nó:
    Chỉ cách đây vài hôm, một status có tên “Điểm sách “Con đường tơ lụa mới: Hiện tại và Tương lai của thế giới” tác giả Nguyễn Thế Phương, Nghiên cứu Việt – Mỹ, đăng 16/9/2021” với ý đồ lộ liễu mời gọi thiên hạ quay đầu về đại quốc phương Đông ở Bắc Á, giăng hoa kết tụi lên Con đường tơ lụa…
    Một quảng cáo 100% cho đại cuộc của Tập.

    Thế mà duy nhất chỉ có một người phản ứng bằng một bình luận dài hơn nghìn chữ, một cách cô đơn suốt tuần lễ, và status cùng sự phẫn nộ chìm vào quá khứ.
    Dân Việt đang thích Tàu, nếu không phải là thờ ơ mặc kệ Tàu, và chỉ nổ lực, châu đầu vào chửi bới trách móc thằng đầy tớ của NÓ !!!

    Thua…

    “Quả bóng đang ở chân những người có trách nhiệm hôm nay. Những sai lầm hôm qua, không có nghĩa là thứ nhất định hôm nay buộc mọi người phải cùng chia nhau vuốt mặt.”

    *Tội nghiệp ông Mãi. Không dám đâu!
    Anh cả làm gì em làm theo thôi, cho xin 2 chữ bình an đi…

    “Nhưng ở Việt Nam, nếu vẫn có những người vẫn im lặng trá ngụy, ôm chặt sự hủy diệt những điều thiêng liêng nhất trong lòng dân tộc, bất chấp tiếng kêu gào tức giận không thôi của dân chúng, thì tư cách nào để chúng ta gọi nhau là đồng bào?”

    *Họ không ôm gì hết. Họ chỉ biết lo miếng ăn, hết tiền hết gạo.
    Kẻ dư ăn dư để thì đang chờ đấu với trung quốc đâu đó chưa biết.
    Không đồng bào thì đồng địa cầu vậy. Huhuhu…

  3. “Không lẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh thì được phép có lư hương (ở công viên), mà Đức Trần Hưng Đạo lại không?”

    Tại sao phải hỏi những câu ngớ ngẩn như vậy được ? Oh, trí thức xã hội chủ nghĩa, WTF you expect.

    “nhất là với một chế độ trong thời đại văn minh”

    Thời đại & chế độ là 2 thứ khác hẳn nhau . ISIS vẫn hành xử như ISIS, bất kể thời đại “ngày hôm nay”.

    “Những sai lầm hôm qua, không có nghĩa là thứ nhất định hôm nay buộc mọi người phải cùng chia nhau vuốt mặt”

    Hổng hiểu câu này . Ai vuốt mặt, dân ? Well, nếu dân muốn vuốt mặt thì … chính quyền này tại dân là đúng quá gòi .

    “tư cách nào để chúng ta gọi nhau là đồng bào?”

    Cùng thờ Tổ tiên mới .

  4. Đồng bào ta đã bị các đồng chí cướp mất quyền làm chủ cuộc sống, làm chủ đất nước của mình.

    Các đồng chí giờ đây chỉ biết đến Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Anh, Phùng Quang Thanh chứ đâu còn tưởng đến cội nguồn, đến các anh hùng dựng nước và giữ nước.

    Sự báng bổ tiền nhân sẽ phải trả giá.

  5. THI SĨ BÙI CHÍ VINH

    Chuyện không đơn giản là cái lư hương
    Một cái lư hương bằng đồng thì ở đâu cũng có
    Một cái lư hương dành để cắm nhang thì kiếm càng không khó
    Nhưng một cái lư hương chứa sự bất khuất của cha ông thì không đúc lại được bao giờ

    Trong cái lư hương của Đức Thánh Trần không chỉ có YẾU LƯỢC BINH THƠ
    Không chỉ có HỊCH TƯỚNG SĨ máu tuôn trên đầu ngọn giáo
    Máu chảy từ thời nhà Trần đến thời nhà Hậu Lê qua BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO
    Mà có cả bóng dáng con voi chiến của Hưng Đạo Đại Vương rơi nước mắt lúc sa lầy

    Đức Thánh Trần đã chỉ xuống dòng sông khi binh mã qua đây
    Rằng không thắng giặc Nguyên Mông không trở về cố quốc
    Cái lư hương dưới chân tượng đài của Ngài bần bật rung lên lời thề nguyền non nước
    Rằng không thắng giặc Tàu Cộng hôm nay thì nhang khói chẳng ích gì

    Chẳng ích gì thuở xả tắc lâm nguy
    Bọn cõng rắn cắn gà nhà tưởng cẩu lư hương là yên lòng quân giặc
    Bọn bán nước tay sai tưởng không cho dân Đại Việt thắp nhang là Đức Thánh Trần biến mất
    Là Giao Chỉ lại ngàn năm nô lê giặc Tàu

    Bể xanh rồi cũng hóa ruộng dâu
    Nhưng tội ác ngàn sau còn bia miệng
    Khôn hồn thì trả lại cái lư hương để cái tên thiện nhân còn lương thiện
    Bằng không thì cả một lũ vong nô bị nguyền rủa đời đời…

    Nguồn mạng

Leave a Reply to TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây