Đại dịch covid-19: Cơ hội để thay thế cán bộ yếu kém và điều chỉnh công tác lựa chọn cán bộ

Phạm Trung Bắc

14-9-2021

Đại dịch covid-19 đã làm lộ rõ rất nhiều bất cập, yếu kém trong mọi mặt đời sống chính trị xã hội của đất nước, mà một trong những điểm bất cập đó là trình độ, năng lực và đạo đức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo cấp địa phương, từ tỉnh tới xã.

Từ đầu đại dịch đến giờ, Thủ tướng Phạm Minh Chính hẳn là người thấm nhất trình độ, năng lực và đạo đức của cán bộ các cấp từ tỉnh tới xã.

Hôm qua, trong buổi làm việc với lãnh đạo hai tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang, lãnh đạo hai tỉnh này đã ấp úng như gà mắc tóc, không trả lời được các câu hỏi vốn không hề khó của Thủ tướng.

Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình thì ấp a ấp úng, khi đươc hỏi có bao nhiêu ca lây nhiễm trong cộng đồng, và ở đâu (dạ, để coi lại, không nhớ nổi ạ). Rồi liếc mắt, khả năng là xin nhắc bài, và cấp dưới của ông liền nhắc, không ngờ bị Thủ tướng phát hiện và chấn chỉnh “ông nào mà nắm được thì ra mà báo cáo chứ việc gì cứ phải nhắc thế?”

Trời ạ, cứ tưởng chỉ có học sinh mới cần dùng phao để quay cóp bài, ai ngờ đến chủ tịch tỉnh cũng dùng phao, khổ thay nhiều phao quá, không biết để chỗ nào nên không tìm được.

Qua TV, mới thấy Thủ tướng dù đã hết sức kìm chế nhưng vẫn lộ rõ vẻ bức xúc. Không bức xúc sao được khi Thủ tướng đặt câu rất đơn giản mà không có câu trả lời.

“Tỉnh anh từ chỗ xanh rờn mà bây giờ nó thành đỏ quạch”, Thủ tướng ngao ngán, rồi nhấn mạnh thêm, anh Bình ạ, tôi đã gọi điện và nhắc anh rất nhiều lần rồi.

Làm việc với Tỉnh Tiền Giang, Thủ tướng- người nắm rất chắc số liệu đại bàn hành chính cấp xã của Tiền Giang hỏi: “Tiền Giang có 37 xã, phường, thị trấn nguy cơ cao và rất cao, tỉnh đã triển khai trạm y tế lưu động tại các địa bàn này chưa?”

Chủ tịch Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh lại trả lợi trật lấc câu hỏi: Dạ, Tiền Giang đã có 2 xã triển khai điều trị F0 tại nhà.

Điều trị tại nhà và lập trạm y tế lưu động là 2 việc khác nhau, Thủ tướng lộ vẻ bức xúc.

Ông Vĩnh – sinh năm 1967 có bằng Thạc sĩ Luật học năm 1996, vậy mà Thủ tướng hỏi 1 đằng, trả lời 1 nẻo. Đúng là “ông hỏi gà bà đáp vịt”.

Còn nhiều câu hỏi khác mà lãnh đạo 2 tỉnh trả lời ấp a ấp úng, chán ghê.

Còn trước đó không lâu, vào chiều tối 31/8, sau khi đến kiểm tra đột xuất công tác phòng, chống dịch tại một số khu vực của phường Thanh Xuân Trung Hà Nội, thì chủ tịch Phường không nắm được những vấn đề cơ bản trong phòng chống dịch hiện nay, lại còn xuyên tạc khẩu hiệu chống dịch của Chính phủ “mỗi xã phường, thị trấn làm một lô cốt – thay vì mỗi xã phường thị trấn là 1 pháo đài”. Phường cũng không có Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.

Đáng buồn thay là mặc dù trước đó chúng ta đã chứng kiến cảnh điều hành chống dịch của nhiều địa phương rối như tơ vò, ở nhiều địa phương như Sài Gòn, Hà Nội, nhưng lãnh đạo các địa phương khác vẫn không rút ra được bài học. Như vậy rõ ràng nếu họ không yếu kém về trình độ, năng lực, thì cũng có vấn đề về đạo đức – đó là sự thờ ơ, lãnh cảm với công tác phòng chống dịch, mà như lời thủ tướng nói là “lơ tơ mơ”.

Rõ ràng, Thủ tướng kiểm tra đến đâu, thì thấy lộ bất cập yếu kém ở đó, nên không thể nói đó chỉ là thiểu số được.

Nhìn hình ảnh Thủ tướng, mồ hôi nhễ nhại, lăn lộn từng địa phương, “vừa thương nhưng cũng lại vừa buồn”. Một tướng tốt phải có quân tài, chứ với tình trạng trên nóng dưới lạnh như hiện nay, thì cái giá phải trả là không hề nhỏ, vì giá đắt nhất là cái giá phải trả bằng sinh mạng của con người, mà hiện nay đã lên đến gần 16.000 người. Một mình Thủ tướng thì có đến 3 đầu 6 tay cũng không thể thay đổi được hiện trạng.

Theo các bạn, đã đến lúc áp dụng kinh nghiệm lựa chọn lãnh đạo đất nước theo mô hình của các quốc gia có nền quản trị quản trị tốt chưa?

Bình Luận từ Facebook

9 BÌNH LUẬN

  1. Ngưu tâm ngưu chớ có gì lạ.
    – xem ông Diên từ Thái bình lên tuyên giáo ,nịnh ông Trọng thì được làm bộ trưởng CÔNG thương
    – ông Cường bị tố đạo văn,dám cho người từ trên rừng về thành phố bắt người tố cáo ,cũng được về giũ vai trò quan trọng của Quốc hội .
    – ông Tô Lâm chủ động BÀN bạc với bộ trưởng Son+ Tuân ,với bộ KẾ hoạch + bộ tài chính cùng Môbifone và CÔNG ty AVG dựng ra vụ mua BÁN để lấy cả chục ngàn tỉ chia nhau mà vẫn vào bộ chính tri,lên ĐẠI tướng
    -* BẢN thân ông Nguyễn PHÚ Trọng vì phạm điêu LỆ Đảng,tuổi cao,sức yếu vẫn giữ ghế TBT nhiệm kỳ 3 ! trong khi dân tình khốn đốn vì dịch mà hôm tháng 7-2021 ông nói cả nước vui mừng phấn khơi,hôm tháng 8 ông nói tiền nhiều để làm gì trong khi dân đói RẢ họng vì không làm ra tiền do bị phong tỏa .
    => cả hệ thống chính quyên ,Đảng cả năm trước ĐẠI hội 13 – trong khi thế giới lo phòng CHỐNG dịch thì các ông chỉ lo mỗi việc ĐẠI hội Đảng từ cơ sở lên trung ƯƠNG và đại hội toàn quốc ! ĐẠI hội chia ghế xong thì liên tục họp trung ương 1,2,3 ,rồi họp Quốc hôi,họp Mặt trận, tổ chức HỌC nghị quyết ! Bao ngàn tỉ chi ra cho họp hành chớ có dành cho mua vaccine để tiêm phòng cho dân đâu? .Thậm chí thế giới chi viên vaccine cho VN thì các ông dành tiêm cho lãnh đạo và con cháu các ông chớ có lo cho người già yếu bệnh tật đâu nên khi họ bị dịch là dễ chết .Đã thế đầu TƯ cho y tế không bằng 1/10 CÔNG an, trang bị vũ khí ,phương tiện hiện ĐẠI để bảo vệ Đảng chớ xem dân ra gì đâu. Nhà dột từ nóc chớ đâu phải tại bên dưới?

  2. Thằng nào lên thì cũng rứa thôi. Chúng cùng một lò, một thầy
    Nếu cơ hội là cơ hội đạp và đội cho băng nhóm thôi
    Ăn gì ngu vãi. Chết đến đít vẫn chưa sáng mắt sáng lòng.

  3. Bình thường nguyên thủ quốc gia chỉ nên lãnh đạo ở tầng vĩ mô, có kiểm tra thực tế ở các đơn vị, địa phương có tính chất điểm, chứ xem tin tức thấy Thủ tướng Việt Nam trổ tài „chỉ đạo tới xã“ thì tôi hiểu lại thêm 1 cái không giống ai – vì quốc gia nào làm chuyện này?! Họ không làm được, đơn giản như nhiều nước họ (cả chính quyền các địa phương cũng tương tự xuống đến dưới) không có bộ máy phó khủng như Việt Nam, và họ chỉ huy trực tiếp dựa trên dàn bộ trưởng, cấp thấp hơn là giám đốc Sở … Vì thế ca ngợi Thủ tướng VN thì cũng cần hiểu nguyên nhân làm sao Ông ta bỏ bễ các lĩnh vực khác mà công việc „vẫn chạy“ – chưa kể còn bộ máy SONG TRÙNG LÃNH ĐẠO của Đảng bên cạnh! Vì thế mạn phép hỏi tác giả là bộ máy như thế đã theo mô hình quản trị tối ưu hay như thế là thực sự tốt so thế giới chưa?

  4. Lãnh đạo vc đi lên từ giai cấp ” công nhận” (có dấu nặng) và học chuyên tu tại chức, bằng thì có nhiều nhưng cái đầu u mê lắm, không được đào tạo cơ bản từ phổ thông! Đát nước sẽ về đâu?

Leave a Reply to Pham bon Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây